Bác sĩ Hoàng Phúc, 44 tuổi, Trạm cấp cứu khu vực Từ Liêm, nhận được cuộc gọi báo cháy ở Trung Kính lúc 0h50 ngày 24/5, liền đưa một kíp khẩn cấp chạy đến hiện trường.
Sau 5 phút di chuyển, xe cấp cứu của kíp bác sĩ Phúc đỗ trước ngõ 119 phố Trung Kính. Cách mặt phố khoảng 200 m, bên trong ngõ, khói lửa đang hừng hực bốc lên. Bụi, khói, nước, người chạy tới lui cứu hỏa cứu người, tiếng la hét khắp nơi.
"Khung cảnh quá hỗn loạn, e là nhiều người tử vong", bác sĩ Phúc nhớ lại cảm giác bàng hoàng ban đầu vào lúc ấy. Anh nhanh chóng lấy lại tinh thần, nhấc máy gọi về tổng đài 115 để yêu cầu điều thêm nhân lực đến ứng cứu. Bác sĩ cũng nhận được thông tin từ đội cứu hộ là thời điểm cháy trong nhà chủ có 7 người, nhà trọ có 17 người. Anh ước tính "như vậy khoảng hơn 24 nạn nhân vụ cháy".
Ngay lập tức, Trung tâm cấp cứu 115 điều động thêm 8 ê kíp nữa từ các trạm trung tâm, Đống Đa, Thanh Trì, Hà Đông, Tây Hồ, Đông Anh, đến hiện trường hỗ trợ. Tổng cộng có 9 kíp cấp cứu, gần 30 nhân viên y tế có mặt, sẵn sàng băng ca, thuốc để hỗ trợ nạn nhân. Lúc này, ngọn lửa đã lan sang hai ngôi nhà nằm đối diện nhau, bịt mất đường thoát nạn từ bên trong.
Theo bác sĩ Phúc, hai nạn nhân đầu tiên thoát ra ngoài tình trạng khá tỉnh táo, tự đi lại, tự thở, được bác sĩ hướng dẫn đi ra nơi thoáng khí. Anh bố trí một bác sĩ khác ở ngoài theo dõi hai bệnh nhân này, còn mình đi sâu vào gần đám cháy hơn để tiếp cận bệnh nhân gần nhất. Sau đó, cụ bà 84 tuổi được đưa ra ngoài, khó thở nhiều, mũi miệng đầy bụi than.
Kíp cấp cứu nhanh chóng đánh giá tình trạng đường thở, tim mạch của bà, vệ sinh mũi miệng bằng khăn ướt, cho thở oxy mask. Sau khi kiểm tra chấn thương, bác sĩ quyết định chuyển bệnh nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt. "Tình trạng bệnh nhân rất nặng, nếu chậm trễ bà có thể ngạt thở, tử vong nhanh chóng", bác sĩ Phúc kể lại, trưa 24/5.
Sau cụ bà, đội cứu hộ lần lượt đưa ra những nạn nhân khác, đều trên những chiếc cáng. "Không có thêm người sống sót", bác sĩ ngừng một chút, kể tiếp.
Lúc này, đã vài tiếng đồng hồ kể từ khi đám cháy bùng phát. Mùi nhựa cháy, bụi, khí thải, khói đèn ngùn ngụt, càng nặng hơn, xộc thẳng vào mũi. Tiếng còi cứu thương, cứu hỏa dồn dập hơn. Tiếng khóc, gọi tìm nhau của người dân khiến khung cảnh càng hỗn loạn.
"Thêm một người nữa", tiếng hét từ bên trong hiện trường vọng ra, anh Phúc và đồng nghiệp lại lao vào kiểm tra, nỗ lực hô hấp nhân tạo, sơ cứu, cho đến khi bất lực buông tay.
14 người đã ra đi. Trong đêm, 9 chiếc xe cấp cứu nối tiếp luân phiên, chiếc này vừa chuyển nạn nhân đi thì chiếc khác lập tức thay vị trí, đưa những người xấu số vào các bệnh viện. Đoàn xe tủa đi nhiều hướng, đến các bệnh viện gần nhất như Xanh Pôn, Giao thông Vận tải, Trung tâm Y tế Cầu Giấy, Y học cổ truyền, nhưng thay vì vào phòng cấp cứu thì đi thẳng đến nhà di thể.
Bác sĩ Trần Anh Thắng, Phó giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115, cho biết đây không phải lần đầu tiên đơn vị tổ chức cấp cứu hiện trường đám cháy, song tai nạn xảy ra vô cùng thương tâm, phải huy động nhiều lực lượng ứng cứu. Các bác sĩ cấp cứu ngoại viện thường xuyên đối diện với sự sống và cái chết mỗi ngày, nhưng khi chứng kiến các nạn nhân tử vong hàng loạt vẫn không tránh cảm xúc đau buồn.
"Nhìn nạn nhân nằm cáng, trùm kín chăn đẩy ra ngoài, chúng tôi phải động viên nhau nén đau thương để hoàn thành công việc", bác sĩ Phúc nói.
Kíp của bác sĩ Phúc là đội cấp cứu hiện trường "đến trước, về sau" trong vụ cháy ở Trung Kính. Anh nói rằng đã không đếm nổi đã cấp cứu bao nhiêu người, xe cứu thương phải ra vào bệnh viện bao nhiêu lần.
Đến khoảng 5h sáng, chiếc xe cấp cứu cuối cùng chở nạn nhân cuối cùng của vụ cháy rời khỏi hiện trường. Bác sĩ Phúc trở về Trung tâm cấp cứu 115, ngồi thẫn thờ mãi ở phòng họp, rồi cập nhật tình trạng các nạn nhân may mắn sống sót để xoa dịu chính mình.
Hiện tại, 14 người thiệt mạng trong hỏa hoạn, 6 người bị thương cấp cứu tại Bệnh viện Giao thông Vận tải. Trong đó, cụ bà 84 tuổi được bác sĩ Phúc sơ cứu tại hiện trường được xác định bỏng hô hấp nặng, tình trạng nguy kịch, tiên lượng khó khăn. 5 bệnh nhân còn lại qua nguy kịch, bỏng hô hấp nhẹ hơn, bị sốc tâm lý, đang được hỗ trợ tâm lý để ổn định điều trị.
Thùy An
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10), gia đình của nữ tướng Nguyễn Thị Định trao tặng bức tranh vẽ chân dung bà cho Quận ủy quận 4, TP.HCM.
Từ vùng đất hoang quanh năm ngập úng, nữ kỹ sư 31 tuổi đã xây dựng thành công mô hình nông trại xanh, kết hợp với du lịch trải nghiệm.
Đại diện cho trẻ em toàn thành phố, các đại biểu trẻ em Đà Nẵng gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng cũng như mong muốn tạo thêm nhiều diễn đàn, mô hình để trẻ em được lên tiếng, được đóng góp ý kiến vào các vấn đề quan trọng.
Viện KSND thị xã Hương Thủy (tỉnh TT-Huế) phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Công an thị xã Hương Thủy và Đoàn xã Thủy Phù tổ chức phiên tòa giả định xét xử vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Ngày 25-9, sức khỏe của anh Phan Minh Thắng (20 tuổi) đã tạm ổn sau khi được giải cứu và cấp cứu tại bệnh viện. Trước đó anh bị lũ cuốn và mắc kẹt giữa sông Ayun 9 ngày.
Lễ hội chùa Tây Phương ở Hà Nội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng nhằm truyền tải những giá trị di sản văn hóa đặc...
Đoàn thám hiểm của Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh (BCRA) đã đo vẽ được 5 hang động còn nguyên sơ với tổng chiều dài 3.349m và tất cả các hang đều thuộc dạng động ướt, một số hang có nhánh khô.
Sau ba tháng chị ở cùng ba mẹ, giờ nhà tôi rối tung lên, em trai chán nản đòi thuê nhà ở riêng, mẹ buồn bực gầy hẳn một vòng.
Lễ hội Thiếu nhi (Kids Fest) năm 2023 lần đầu tiên được TP.HCM tổ chức, dự kiến diễn ra từ ngày 2 đến 4-6 tại Nhà Thiếu nhi TP.HCM.