Ngày 3-6, Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc cáo buộc Cục tình báo mật của Anh (còn gọi là MI6) đã biến 2 nhân viên của các cơ quan chính phủ Trung Quốc thành gián điệp phục vụ cho London.
Theo Hãng tin Reuters, Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc cho biết vụ việc liên quan tới 2 gián điệp nói trên (là vợ chồng) đang được điều tra thêm.
Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc thông tin nam điệp viên họ Wang đã học ở Anh vào năm 2015 theo một chương trình trao đổi và đã được mời đến dự các bữa tối cũng như các chuyến du lịch do MI6 sắp xếp trong thời gian đó.
Ông Wang được cho là người có "ham muốn tiền bạc". Các thành viên MI6 đã tiếp cận ông để mời làm việc cho chính phủ Anh với những hứa hẹn về tiền bạc cũng như đảm bảo an ninh. Wang đã đồng ý.
Sau khóa huấn luyện gián điệp, MI6 yêu cầu ông Wang trở về Trung Quốc để thu thập những thông tin quan trọng liên quan đến Chính phủ Trung Quốc.
Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc cho biết MI6 cũng thuyết phục Wang đưa vợ mình - người làm việc tại một "đơn vị cốt lõi của chính phủ" - vào phục vụ cho London. Người vợ họ Chu cuối cùng cũng đồng ý.
Nhiều tháng qua Trung Quốc và Anh tung ra các cáo buộc lẫn nhau về hoạt động gián điệp gây đe dọa đến an ninh quốc gia.
Hồi tháng 1, Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc tiết lộ một vụ việc, trong đó cáo buộc MI6 sử dụng nhân viên nước ngoài từ "một quốc gia thứ ba" để tham gia vào các hoạt động gián điệp chống lại Trung Quốc.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, trong những năm gần đây, không chỉ Mỹ tăng cường nỗ lực thu thập thông tin tình báo và tiến hành các hoạt động gián điệp nhắm vào Trung Quốc, mà Vương quốc Anh - một thành viên của liên minh "Ngũ nhãn" - cũng đã âm thầm tham gia vào các hoạt động gián điệp như vậy.
Ngay sau khi nắm giữ ghế Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) từ 1/7, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Ukraina chưa bao giờ gần hơn với tư cách thành viên NATO như bây giờ - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế. Cơ hội, thách thức và hàm ý cho Việt Nam' do TS. Vũ Lê Thái Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao) làm chủ biên vừa phát hành đã 'cháy hàng', không chỉ từ sự hấp dẫn ở tên gọi mà còn bởi tính công phu, tâm huyết của một công trình nghiên cứu. Cùng ngồi lại với chủ biên cuốn sách để hiểu thêm về những trăn trở của nhóm tác giả và quyết tâm khai phá 'vùng đất...
Mỹ không liên quan vụ tập kích tòa lãnh sự Iran ở Syria và cảnh báo Tehran không lấy sự việc làm cớ để leo thang căng thẳng khu vực.
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ ngày 25-31/3.
Giới chức Mỹ cho biết 4 giảng viên nước này tham gia đợt trao đổi giữa các trường đại học đã bị thương sau vụ đâm dao ở Cát Lâm.
Philippines cùng 4 nước diễn tập ở Biển Đông, NATO đưa vũ khí hạt nhân vào 'chế độ chờ', Ngoại trưởng Ukraine đề cập đàm phán với Nga, Mỹ 'đi sau' Trung Quốc tới 15 năm về phát triển năng lượng hạt nhân… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Hội nghị Quốc tế Ủy hội sông Mekong lần thứ 4 với chủ đề ' Đổi mới và hợp tác nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong' đã khai mạc tại Vientiane của Lào.
Armenia đã gửi thông báo chấm dứt hoạt động của lực lượng biên phòng thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) tại sân bay quốc tế Zvartnots ở thủ đô Yerevan của quốc gia Kavkaz.