Từ những cảnh báo liên tục cho tới cuộc tập trận quy mô lớn mới nhất của Bắc Kinh, một bầu không khí căng thẳng đang bao trùm hai bờ eo biển Đài Loan.
Theo nhận định của nhà nghiên cứu Brian Hart - thành viên Dự án sức mạnh Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, Bắc Kinh đang "bình thường hóa" việc tiến hành các hoạt động quân sự quy mô lớn quanh Đài Loan dưới thời ông Lại Thanh Đức.
Cuộc tập trận "Liên hợp lợi kiếm - 2024B" đầu tuần này cho thấy Bắc Kinh không ngừng tăng sức ép quân sự lên Đài Loan.
Chưa dừng ở việc huy động tiêm kích, máy bay ném bom, tàu chiến..., tuần này Trung Quốc còn gửi những cảnh báo mạnh mẽ tới Đài Loan.
Theo Tân Hoa xã, hôm 16-10 người phát ngôn Văn phòng sự vụ Đài Loan của Chính phủ Trung Quốc, ông Trần Bân Hoa, đã "cảnh báo nghiêm khắc" lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức và Đảng Dân chủ tiến bộ rằng việc tìm kiếm độc lập cho Đài Loan thông qua sự hỗ trợ của Mỹ hoặc các phương tiện quân sự là ngõ cụt, chỉ dẫn đến sự hủy diệt với chính họ.
Ông Trần Bân Hoa nhấn mạnh Đài Loan là một phần của Trung Quốc và điều này sẽ không bao giờ thay đổi.
Các nhà phân tích nhận định Trung Quốc đã phản ứng với các phát ngôn về Đài Loan của ông Lại Thanh Đức mạnh hơn so với người tiền nhiệm Thái Anh Văn.
Kể từ khi ông Lại kế nhiệm bà Thái hồi tháng 5, Bắc Kinh đã tổ chức hai cuộc tập trận quân sự quy mô lớn quanh hòn đảo, gần nhất là hôm 14-10. Bắc Kinh gọi ông Lại là "kẻ ly khai" và cáo buộc ông làm gia tăng căng thẳng trên khắp eo biển Đài Loan.
Nhà nghiên cứu Wen-Ti Sung, thuộc Trung tâm Trung Quốc toàn cầu của Hội đồng Đại Tây Dương, nhận định: "Tôi nhớ rằng sau khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền, phải mất khoảng hai năm Bắc Kinh mới bắt đầu trực tiếp chỉ trích và nhắc đến tên bà. Nhưng lần này Bắc Kinh đã nhanh chóng chỉ đích danh ông Lại ngay từ đầu khi đưa ra những lời chỉ trích tương tự".
Theo báo New York Times, việc Trung Quốc siết chặt sức ép quân sự đối với Đài Loan đang tạo ra một "trạng thái bình thường mới": gây áp lực hằng ngày khiến lực lượng phòng thủ của Đài Loan kiệt sức và gia tăng sức ép khiến Đài Loan đầu hàng mà không chiến đấu.
Cuộc tập trận quy mô lớn mà Trung Quốc tổ chức đầu tuần này nhằm mục đích chứng minh khả năng của họ trong việc ngăn chặn Đài Loan tiếp cận lương thực và nhiên liệu, cũng như phong tỏa không phận và vùng biển mà Mỹ và các đồng minh có thể sẽ tiếp cận để bảo vệ hòn đảo.
Lãnh đạo Cơ quan Phòng vệ Đài Loan Cố Lập Hùng tháng trước cảnh báo các hoạt động ngày càng tăng của Bắc Kinh xung quanh vùng biển và vùng trời ở Đài Loan đang khiến việc đánh giá thời điểm Bắc Kinh chuyển từ tập trận sang chiến tranh trở nên khó khăn hơn.
Từ lâu Đài Loan đã cảnh báo về mối đe dọa từ "hoạt động vùng xám" của Trung Quốc - những động thái dưới ngưỡng chiến tranh - gần hòn đảo này. Các cuộc diễn tập trên không của quân đội Trung Quốc đã tăng vọt từ dưới 20 lần xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan vào năm 2019 lên ít nhất 2.459 lần trong năm nay.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần tuyên bố Washington sẽ giúp Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công hòn đảo. Tuy nhiên, hiện nay Washington lại hạn chế quy mô các thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan, chỉ giới hạn ở những loại đạn dược và vũ khí quan trọng để chống lại một cuộc tấn công. Đây là chính sách mà giới chức Đài Loan nhận định đang làm suy yếu khả năng của họ trong việc đẩy lùi chiến dịch gây sức ép hiện tại của quân đội Trung Quốc.
Cơ quan Phòng vệ Đài Loan phát hiện tổng cộng 153 máy bay quân sự Trung Quốc tham gia tập trận quanh hòn đảo trong một ngày hồi đầu tuần, mức cao chưa từng thấy, cùng với đó là 36 tàu hải quân và hải cảnh. Có 25 trong số 36 tàu này đã di chuyển đến phạm vi 24 hải lý ngoài khơi bờ biển Đài Loan, ranh giới mà Đài Loan coi là quan trọng để chống lại các cuộc tấn công.
Mối đe dọa đã trở nên trầm trọng hơn khi Bắc Kinh tuyên bố họ tập trận phong tỏa các cảng và căn cứ quân sự quan trọng của Đài Loan. Với những nội dung như vậy, các quan chức Đài Loan nhận định cuộc tập trận "Liên hợp lợi kiếm - 2024B" của Trung Quốc là sự nâng cấp độ mới so với cuộc tập trận chưa từng có mà Bắc Kinh tổ chức hồi tháng 8-2022 để "trừng phạt" Đài Loan vì đã tiếp đón chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Cuộc tập trận đầu tuần này cho thấy Trung Quốc đang cải thiện khả năng phối hợp các hoạt động phức tạp có sự tham gia của nhiều lực lượng quân sự, hải cảnh và tên lửa. Điểm đáng chú ý nhất của cuộc tập trận này là sự tham gia của 18 tàu hải cảnh.
Theo các nhà phân tích, điều này cho thấy Trung Quốc sẽ dựa nhiều vào lực lượng thực thi pháp luật trên biển để áp lệnh phong tỏa quanh Đài Loan, giúp quân đội tập trung vào chiến đấu.
Tình báo Ukraine nói lực lượng nước này phá hủy hoặc gây hư hại nghiêm trọng 4 bệ phóng S-400 Nga khi tập kích sân bay Dzhankoy, Crimea, hôm 17/4.
Châu Âu ngày càng lo ngại về nguy cơ Mỹ ngày càng xa cách trong chính sách kinh tế, dù là ông Biden hay ông Trump thắng trong cuộc bầu cử sắp tới.
Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tạo đột phá, mở đường cho cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam với Arab Saudi và vùng Vịnh, theo Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
Cựu thủ tướng Imran Khan bị kết án 7 năm tù vì vi phạm luật hôn nhân, sau khi nhận 24 năm tù trong hai bản án tuyên trước đó.
Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro khẳng định, các nhân viên ngoại giao nước này sẽ không trở lại Ecuador cho đến khi luật pháp quốc tế “được khôi phục hoàn toàn”.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò đối tác, cùng LHQ đưa Cuba vượt qua các thách thức hiện nay, đạt được các tiến triển trong thực hiện Chương trình Nghị sự 2030.
Mỹ nói rằng nhóm vũ trang Hezbollah phải chấm dứt các cuộc tấn công vào Israel nếu muốn giảm căng thẳng trong khu vực.
Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa nhấn mạnh, cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cải tổ Liên hợp quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel cảnh báo thủ đô Beirut của Lebanon có thể chung số phận với Gaza, nếu lực lượng Hezbollah tấn công nước này.