Trung Quốc dường như không nao núng trước áp lực thương mại từ Mỹ, tiếp tục củng cố lập trường cứng rắn trong cuộc chiến thương mại có thể còn kéo dài.
![]() |
Kết cục cọ xát Mỹ-Trung Quốc phụ thuộc vào bên nào chịu đựng được lâu hơn trong cuộc chiến kinh tế hao mòn. (Nguồn: Trendsresearch.org) |
Những ngày này, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc tiếp tục leo thang, không chỉ gây ra nguy cơ đứt gãy quan hệ kinh tế, mà còn gia tăng đối đầu địa chính trị giữa hai siêu cường. Giới phân tích thậm chí cho rằng, cuộc chiến thương mại toàn cầu mang tính bước ngoặt lịch sử do Washington phát động, vốn nhằm vào nhiều quốc gia, giờ đây tạm thu hẹp vào mục tiêu duy nhất là Trung Quốc.
Trưởng nhóm Thương mại toàn cầu Nick Marro tại Economist Intelligence Unit (EIU) cảnh báo, đây có thể là tín hiệu rõ ràng nhất của xu hướng “tách rời hoàn toàn” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - kịch bản có thể gây cú sốc lớn cho cả Trung Quốc, Mỹ và toàn bộ hệ thống thương mại toàn cầu.
Giới chuyên gia quốc tế nhận định, dường như Bắc Kinh đã chuẩn bị cho cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ. Cả hai bên hiện bị cuốn vào một cuộc chiến thương mại hao mòn, có thể phá vỡ mối quan hệ thương mại trị giá khoảng 500 tỷ USD vốn gắn bó chặt chẽ nhiều thập kỷ qua.
CNN trích dẫn một số tính toán cho hay, việc Tổng thống Donald Trump nâng thuế lên hơn 125% có thể khiến xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm hơn một nửa trong vài năm tới, đẩy giá hàng hóa tiêu dùng tại nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng mạnh. Theo JP Morgan, người tiêu dùng Mỹ có thể phải gánh thêm chi phí lên tới 860 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp Trung Quốc đối mặt nguy cơ phá sản hàng loạt và thất nghiệp quy mô lớn.
Trên thực tế, cuộc đối đầu thương mại vẫn leo thang, Trung Quốc không chỉ phản ứng mạnh mẽ mà còn đẩy mạnh tuyên truyền trong nước, coi việc chống lại áp lực từ bên ngoài là để bảo vệ “quyền phát triển chính đáng”.
Khi Tổng thống Trump “bắn tin” rằng, Trung Quốc muốn đàm phán nhưng không biết cách, Bắc Kinh lại nhìn nhận tình hình theo hướng hoàn toàn khác. Chủ tịch Tập Cận Bình kiên quyết không khuất phục trước điều mà ông gọi là “sự bắt nạt đơn phương”. Theo nhận định của ông Nick Marro, lúc này chủ nghĩa dân tộc được huy động như một lực lượng gắn kết nội bộ, biến đối thủ thành “kẻ thù bên ngoài” để tăng cường sự ủng hộ trong nước.
Việc ông Trump hoãn áp thuế với nhiều quốc gia, trừ Trung Quốc được Bắc Kinh xem là tín hiệu “bật đèn xanh” cho khả năng đàm phán, nhưng họ không còn nhiều niềm tin sau đòn thuế quan liên hoàn. Họ đã đáp lại bằng phản ứng cứng rắn, củng cố hình ảnh về một Trung Quốc có nội lực và kiên định, thậm chí gia tăng chỉ trích Mỹ, khẳng định sự thay đổi từ lập trường thận trọng sang đối đầu công khai.
Bắc Kinh tin tưởng vào các kế hoạch ứng phó đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. “Đối với thuế quan Mỹ, chúng tôi đã chuẩn bị và sẵn sàng chiến lược. Chúng tôi tích lũy nhiều kinh nghiệm trong cuộc chiến thương mại với Mỹ suốt tám năm qua”, bài xã luận trên trang nhất trên Nhân dân Nhật báo viết. Bài báo cũng khẳng định, Bắc Kinh có thể thực hiện “những nỗ lực phi thường” để thúc đẩy tiêu dùng trong nước - vốn yếu kém - và triển khai nhiều biện pháp chính sách khác.
Nhà kinh tế học Cai Tongjuan từ Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận định: “Kết cục phụ thuộc vào bên nào chịu đựng được lâu hơn trong cuộc chiến kinh tế hao mòn, và Trung Quốc có lợi thế về sức bền chiến lược”.
Trong một bài phân tích, tờ South China Morning Post chỉ ra, dù Tổng thống Mỹ tin, thặng dư thương mại khiến Trung Quốc dễ bị tổn thương, Bắc Kinh vẫn duy trì lập trường không lùi bước trước sức ép từ Washington với cách tiếp cận quyết đoán hơn. Trung Quốc không chỉ sẵn sàng phản kháng mà còn muốn tận dụng tình trạng hỗn loạn thương mại do ông Trump đẩy lên để củng cố vị thế.
Chuyên gia Marina Yue Zhang từ Đại học Công nghệ Sydney cho biết, mặc dù kinh tế Trung Quốc đang chịu sức ép - với chỉ số giá tiêu dùng quý I/2025 giảm 0,1% và chỉ số giá sản xuất giảm 2,3% so với cùng kỳ - Bắc Kinh vẫn thể hiện sự tự tin trong khả năng chịu đựng cuộc “tách rời” và xung đột thương mại kéo dài. Chiến lược của Tổng thống Trump đặt cược vào việc đánh vào điểm yếu của Trung Quốc qua thuế quan, nhưng thực tế cho thấy Bắc Kinh đang chuyển mình thích nghi với cục diện mới.
Một số yếu tố củng cố sự tự tin của Bắc Kinh có thể kể đến là: Trung Quốc là thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới và dự kiến vượt Mỹ vào năm 2030; là nhà sản xuất hàng đầu toàn cầu trong nhiều lĩnh vực công nghiệp; và đang kiểm soát phần lớn chuỗi cung ứng, ngay cả khi hàng hóa được gia công qua các nước thứ ba. Thống kê năm 2024 cho thấy, 86% máy chơi game và 73% điện thoại thông minh nhập khẩu của Mỹ đến từ Trung Quốc - minh chứng cho sự phụ thuộc chưa thể thay thế.
Từ rất sớm, Bắc Kinh đã bắt đầu chuẩn bị cho các va chạm thương mại với Mỹ. Theo đó, kể từ “cuộc tấn công thương mại” đầu tiên, trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông Trump và chiến dịch “hạ bệ” tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei – hồi chuông đã cảnh tỉnh Trung Quốc rằng, sự trỗi dậy của họ có thể bị cản trở bất cứ lúc nào nếu không sẵn sàng.
“Bắc Kinh chuẩn bị cho ngày này suốt sáu năm. Họ biết trước tình thế này”, Victor Shih, chuyên gia về chính sách kinh tế Trung Quốc tại Đại học California cho biết thêm rằng, Trung Quốc đã hỗ trợ các nước đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đồng thời tìm cách xử lý một số thách thức kinh tế nội địa, cùng nhiều nỗ lực khác để chuẩn bị cho tình hình mới.
Trong những tuần gần đây, Bắc Kinh tích cực đẩy mạnh đàm phán với các nước từ châu Âu đến Đông Nam Á nhằm mở rộng hợp tác thương mại – đồng thời qua mặt Washington bằng cách thu hút các đồng minh và đối tác của nền kinh tế lớn nhất thế giới, vốn đã mệt mỏi với cuộc chiến thương mại lúc nóng, lúc lạnh.
Giới chuyên gia đánh giá, Trung Quốc có vị thế tốt hơn nhiều so với trước đây để chống chịu một cuộc xung đột thương mại quy mô lớn. So với năm 2018, Trung Quốc đã mở rộng quan hệ thương mại với phần còn lại của thế giới, giảm tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ từ khoảng 20% tổng kim ngạch xuống dưới 15%.
Các nhà sản xuất Trung Quốc đã thiết lập hoạt động rộng khắp ở các nước thứ ba, một phần để tận dụng các mức thuế thấp hơn từ Mỹ.
Trung Quốc cũng xây dựng chuỗi cung ứng cho đất hiếm và khoáng sản chiến lược khác, nâng cấp công nghệ sản xuất với trí tuệ nhân tạo và robot, tăng tốc phát triển các công nghệ tiên tiến như bán dẫn... Kể từ năm ngoái, Bắc Kinh đã nỗ lực - dù chưa hoàn toàn thành công - để giải quyết các vấn đề trong nước như tiêu dùng yếu và nợ công địa phương cao…
Scott Kennedy, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận định, “Mỹ sẽ không thể đơn phương đẩy nền kinh tế Trung Quốc đến bờ vực sụp đổ. Dù Washington không muốn thừa nhận, nhưng khi Bắc Kinh khẳng định - không thể kiềm chế Trung Quốc về kinh tế, họ nói có lý”.
Mạng xã hội lan truyền thông tin thịt heo của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P không đảm bảo chất lượng đã khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang,...
Nhà sách Phương Nam thay mới dàn lãnh đạo cấp cao, trong đó có hai nhân sự là người của Thiên Long sau khi họ tuyên bố sáp nhập PNC.
Tiền Giang - Khu tái định cư dự án cầu Rạch Miễu 2 ở phía tỉnh Tiền Giang dự kiến khởi công ngày 3.6.2025.
Hà Nội - Trong bối cảnh nhu cầu tự xét nghiệm COVID-19 tăng cao, nhiều cửa hàng đã cháy hàng test nhanh hoặc không có hàng để bán.
Hãng taxi điện đứng vị trí số một với gần 40% thị phần, vượt các đối thủ về số chuyến, doanh thu bình quân và mức độ hài lòng khách hàng, theo Mordor Intelligence.
Ông Hồ Nhân - Tổng giám đốc, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen - vừa qua đời ở tuổi...
Với phương châm hành động “cán bộ chủ động, người dân hài lòng”, tỉnh Tây Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả và phục vụ. Năm 2024 đánh dấu sự chuyển mình rõ nét của địa phương này trong công cuộc cải cách hành chính (CCHC), đưa công dân trở thành trung tâm phục vụ và cải thiện mạnh mẽ niềm tin của người dân đối với bộ máy chính quyền. Quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt Ngay...
Trong bối cảnh Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050 tại COP26, việc hiện thực hóa mục tiêu đầy tham vọng này đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các ngành kinh tế, trong đó khu công nghiệp (KCN) giữ vai trò mũi nhọn.
Phía Vương quốc Anh khuyến nghị hạn ngạch không sử dụng hết không được chuyển sang quý tiếp theo; các nước được cấp hạn ngạch riêng sẽ không được sử dụng hạn ngạch còn dư trong quý cuối cùng.