Bác Hồ với điện ảnh

14:30 12/03/2023
Vào dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam, ngày Bác Hồ ký sắc lệnh số 147/SL thành lập Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam (15.3.1953 - 15.3.2023), một bộ phim có ý nghĩa của Hãng phim Tài liệu và Khoa học TƯ ra mắt. Phim “Bác Hồ với điện ảnh” của đạo diễn NSƯT Trịnh Quang Tùng từ kịch bản “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Điện ảnh cách mạng Việt Nam” của đạo diễn, nhà biên kịch, NSƯT Nguyễn Sĩ Chung.

“Điện ảnh là nghệ thuật mang tính quần chúng nhất”

Đạo diễn, nhà biên kịch NSƯT Nguyễn Sĩ Chung trước đây đã từng làm 2 bộ phim “Một nét danh nhân” và “Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thái Lan” nên có nhiều kinh nghiệm làm phim về Bác. Tuy nhiên, với bản tính cẩn trọng và kỹ lưỡng, ông đã dành nhiều thời gian thu thập tư liệu để viết kịch bản “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Điện ảnh cách mạng Việt Nam”. Ông đã xem những phim truyện, phim tài liệu và phim thời sự về Bác, cùng những bài báo viết về Người và đã hoàn tất kịch bản tại trại sáng tác kịch bản ở Nha Trang.

Đạo diễn Nguyễn Sĩ Chung muốn khắc họa niềm đam mê và sự sáng tạo của các nhà làm phim khi thể hiện hình tượng Hồ Chí Minh trên màn bạc dựa trên cơ sở hiện thực và cơ sở sáng tạo. Vì mong ước của nhân dân cả nước đều muốn biết về cuộc đời của Bác.

Ông cho biết: Bác am hiểu khá tường tận công việc của ngành nghệ thuật trẻ tuổi này. Và bao giờ cũng với một thái độ rộng rãi, yêu thương. Bác khích lệ, động viên. Ai đã được nghe Bác nhận xét về tác phẩm của mình hay tác phẩm của người khác, đều thấy phải làm gì hơn nữa cho nhân dân, cho quần chúng.

Điều Bác quan tâm nhất là nghệ thuật nói gì? Nói cho ai? Và nói như thế nào cho quần chúng hiểu, quần chúng thích. “Xem một lần rồi còn muốn xem nữa”. Nghệ thuật thuộc về quần chúng. Điện ảnh là một nghệ thuật mang tính quần chúng nhất. Một trong những lý do Bác quan tâm đặc biệt đến điện ảnh là vì lẽ đó”.

Ảnh chụp lại từ cảnh phim “Thầu Chín ở Xiêm“.

Trong kịch bản, Nguyễn Sĩ Chung có nhắc đến lời của đạo diễn Phạm Văn Khoa - một trong những người đầu tiên xây dựng ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam: “Thời kỳ này khu điện ảnh nhộn nhịp hẳn lên, 65 chiếc nhà lá làm trên ba quả đồi ở rừng cọ Việt Bắc không ngày nào ngớt tiếng động cơ phát điện. Các bộ phận in tráng, thu thanh, máy chiếu, máy nổ không lúc nào ngớt công việc. Tất cả thi đua với nhau góp công, góp sức xây dựng ngành điện ảnh”.

Còn ông Phan Nghiêm, người đã có nhiều tìm tòi sáng tạo trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn để sản xuất phim có tiếng thời đó, cũng là một trong những quay phim đã ghi lại hình ảnh Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ Nhất, từng bộc bạch: “Mỗi chúng tôi như được chắp thêm cánh bay lên, một niềm tin phấn khởi, tin tưởng dạt dào dâng lên khắp đồi cọ... Những lời của Bác Hồ về tinh thần tự lực cánh sinh mà tôi may mắn nghe Bác nói trong Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ Nhất đã mang đến cho tôi niềm tin tưởng về quyết tâm vượt khó khăn, chế tạo được chiếc máy để sản xuất phim có tiếng mà toàn ngành đã mong đợi”.

Từ những thước phim tài liệu đầu tiên

Ngược dòng thời gian, tác giả muốn đưa người xem về những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, với lòng say mê sáng tạo nghệ thuật và trách nhiệm của người nghệ sĩ, các nhà làm phim ở miền Nam đã hình thành Điện ảnh khu 9, Điện ảnh khu 8, Điện ảnh khu 7. Có thể coi tác phẩm “Trận Mộc Hóa” là bộ phim tài liệu đầu tiên của Nam bộ, của Điện ảnh cách mạng Việt Nam. Đạo diễn, nhà quay phim Mai Lộc đã theo chân Tiểu đoàn 307, ghi lại hình ảnh bộ đội ta tiêu diệt giặc và bắt sống đồn trưởng Bertrant cùng hàng chục tù binh Pháp.

Tiếp đó là các bộ phim “Chiến dịch Bến Tre”, “Chiến dịch Trà Vinh”, “Chiến dịch Bến Cát, “Trận Trảng Bàng”, “Chiến khu Đ” và một số phim khoa học. Những hình ảnh trong phim và những bức ảnh chụp các đoàn làm phim ở chiến trường Nam bộ, cảnh chiếu phim cho đồng bào bằng đèn măng-sông, cùng các dụng cụ sáng chế để in tráng bằng guồng, lập buồng tối trên ghe xuồng, đã minh chứng lòng đam mê nghề nghiệp, tài năng và sự sáng tạo không ngừng của người nghệ sĩ, chiến sĩ điện ảnh Nam bộ...

Một cảnh quay cho bộ phim, nhân vật áo trắng là NSƯT Hồ Tây, Điện ảnh khu 8 còn người ngoài cùng bên phải là đạo diễn Trịnh Quang Tùng. Ảnh do đoàn phim cung cấp

Sự cống hiến của các nhà làm phim trong thời kỳ đầu ở Nam bộ như Mai Lộc, Lê Minh Hiền, Tô Cương, Khương Mễ, Cao Thành Nhơn, Nguyễn Thế Đoàn, Lý Cương, Nguyễn Đảnh, Thanh Trước, Hồ Tây... hay các họa sĩ Nguyễn Phi, Trần Kiềm... đã hình thành một thế hệ đặt nền móng cho sự phát triển của Điện ảnh Nam bộ trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và sau này là của Điện ảnh Việt Nam.

Đến những tác phẩm điện ảnh ấn tượng về Bác

Trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950, ông Phan Nghiêm, người được giao phụ trách Phòng Điện ảnh - Nhiếp ảnh trong Nha Tuyên truyền và Văn nghệ, bằng chiếc máy quay Payard-bolex 6mm đã theo bộ đội trong chiến dịch Biên giới và thực hiện bộ phim “Trận Đông Khê”, sau đó là phim “Trao trả tù binh tại Thất Khê”.

Đây là những bộ phim đầu tiên của Điện ảnh cách mạng Việt Nam ở Việt Bắc, cũng là những tư liệu hình ảnh cực kỳ quý giá về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân ta. Lần đầu tiên hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trên phim khi Người trực tiếp chỉ đạo chiến dịch Biên giới. Khi tiếp xúc với các tù hàng binh, Người đã cởi chiếc áo ấm đang mặc, khoác lên một tù binh Âu phi bị rét, Người cũng đã viết thư thăm hỏi tù hàng binh Pháp trong dịp Noel năm đó...

Năm 1952, đạo diễn Mai Lộc hoàn thành bộ phim “Chiến thắng Tây Bắc”. Đây là bộ phim tài liệu đầu tiên quay bằng phim 35mm, có độ dài 80 phút, có lời bình và âm nhạc hoàn chỉnh, khẳng định sự trưởng thành mạnh mẽ của Điện ảnh Việt Nam trong hoàn cảnh kháng chiến nhiều khó khăn, vật tư thiếu thốn, không đồng bộ.

Bộ phim đã được nhân dân và bộ đội đón nhận, cổ vũ tinh thần kháng chiến của quân dân cả nước, chuẩn bị cho trận quyết chiến Điện Biên Phủ. Cũng trong thời gian này, các nhà làm phim Nguyễn Thế Đoàn, Lê Minh Hiền từ Nam bộ ra Việt Bắc, đã trân trọng ghi lại hình ảnh sinh hoạt, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để gửi về miền Nam, thỏa lòng mong ước của người dân Nam bộ được thấy hình ảnh của Người đã dành cả cuộc đời cho độc lập, hòa bình, tự do và thống nhất đất nước, Người luôn đặt miền Nam trong trái tim mình.

Năm 1951, đồng chí Lê Minh Hiền, một cán bộ quay phim ở Nam bộ, ra chiến khu Việt Bắc. Anh vinh dự cũng là may mắn, được ở gần Bác ngay những ngày đầu đến chiến khu. Anh có cái máy quay nhỏ mang theo từ Nam bộ và tuy chỉ có mấy cuốn phim ít ỏi, các anh đã tận dụng hướng vào một số sinh hoạt của Bác để quay. Quay được cả những cảnh Bác dậy sớm đang tập thể dục buổi sáng, Bác ra suối ngồi câu cá buổi trưa, Bác vào vườn trong giờ tăng gia và đánh bóng chuyền với các anh em trong giờ nghỉ...

Bộ phim tài liệu đầu tiên về Chủ tịch Hồ Chí Minh có tựa đề “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh” do xưởng phim Thời sự tài liệu Việt Nam sản xuất năm 1960. Đạo diễn là Giám đốc xưởng phim Nguyễn Quang Huy...

Trong lịch sử Điện ảnh cách mạng Việt Nam, đạo diễn Quang Huy đã viết: “Bác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đồng chí quay phim làm việc. Điều kiện thiếu ánh sáng. Bác đồng ý cho dỡ hẳn một phần mái nhà, tại một cuộc họp trong rừng. Bộ Chính trị đang làm việc với Bác, quay phim cũng được phép mang máy tới. Bác gợi ý cho cả về chỗ đặt máy và lúc nào thì bấm máy để tạo hình cho đẹp nhất. Và có lần, để chiều theo ý chuyên môn, Bác đã miễn cưỡng mặc thêm áo kaki đứng trước ống kính cho thêm phần... long trọng. Hạnh phúc thay cho ngành ta, Bác Hồ đã từng là diễn viên và đã từng là đạo diễn”.

Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm sinh nhật Bác, đạo diễn Long Vân đã hoàn thành bộ phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn” theo kịch bản của nhà văn Sơn Tùng. Đây là bộ phim truyện đầu tiên về Chủ tịch Hồ Chí Minh của Điện ảnh Việt Nam...

Kịch bản của đạo diễn Nguyễn Sĩ Chung là sự đan xen giữa phim truyện và phim tài liệu. Phim tài liệu “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh” thể hiện thời gian Bác sống với gia đình ở Huế, học ở trường Quốc học Huế, tham gia biểu tình cùng nhân dân Huế đòi giảm sưu cao, thuế nặng và đấu tranh trực diện với quan khâm sứ Pháp, rồi vào Sài Gòn sống gần gũi với người lao động, tìm hiểu đời sống của giới bình dân và tri thức Sài Gòn, rồi tìm đến tàu Lalustrơvinhơ... và bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước với tên gọi Nguyễn Văn Ba...

NSND - đạo diễn Đào Trọng Khánh là một nhân vật được phỏng vấn cho phim. Ảnh do đoàn phim cung cấp

Phim dựng đan xen với những đoạn trong phim truyện “Hẹn gặp lại Sài Gòn” với nhân vật Nguyễn Tất Thành do NSND Tiến Hợi thể hiện. Hay trong nhiều bộ phim tài liệu “Một nét danh nhân”, “Bác Hồ ở Trung Quốc” đã thể hiện thời kỳ Bác sống, hoạt động, đào tạo cán bộ ở Trung Quốc. Những sự kiện đó đã được các nhà làm phim truyện cụ thể hóa bằng tình huống, nhân vật trong phim truyện “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”..

Rồi giai đoạn Bác hoạt động ở Thái Lan được thể hiện trong phim tài liệu “Một nét danh nhân” và phim truyện “Thầu Chín ở Xiêm”... Trong phim “Một nét danh nhân” có một đoạn ghi hình và lời nói của ông Tỉnh trưởng Nakhonphanom: “Điều đáng nhớ nhất là Cụ Hồ rất ham học hỏi, sống chan hòa, thân thiện với mọi người, thấu hiểu xã hội Thái Lan và răn dạy Việt kiều sống và làm việc cho phù hợp với truyền thống phong tục Thái Lan, tuân thủ chính sách và pháp luật Thái Lan, sống tốt với nhân dân Thái Lan và chăm chỉ làm ăn chân chính. Tôi rất trân trọng và kính phục những lời dạy của Cụ Hồ. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một tấm gương sáng, một điển hình tiêu biểu của nhân dân Việt Nam, mà cũng là tấm gương lãnh đạo của nhân dân thế giới”.

Một tác phẩm về thời khắc cam go của đất nước khi những quyết định của Bác ảnh hưởng đến vận mệnh của cả dân tộc là bộ phim truyện “Hà Nội mùa đông 1946” của đạo diễn NSND Đặng Nhật Minh, vai Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa do nghệ sĩ Tiến Hợi thể hiện...

Trong kịch bản phim có trích phỏng vấn các đạo diễn, nghệ sĩ, diễn viên làm phim về Bác, đóng phim về Bác, trong đó có các đạo diễn gạo cội như Long Vân, Phạm Kỳ Nam, An Sơn, Xuân Phượng, Bùi Đình Hạc, Đặng Nhật Minh...

Câu chuyện tình bạn của Bác với luật sư Francis Henry Loseby và đạo diễn phim tài liệu quốc tế Joris Ivens.... cũng được đưa vào kịch bản.

Cuối cùng, đạo diễn Nguyễn Sĩ Chung kết luận: “Những tác phẩm điện ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh thực sự là tài sản tư tưởng tinh thần không chỉ với Việt Nam mà của cả cộng đồng quốc tế. Từ cuộc đời của Bác, mỗi đất nước, mỗi dân tộc, mỗi con người đều như thấy được sự khích lệ, để xây dựng tình hữu nghị và sự hòa hợp giữa các quốc gia, các dân tộc trong một thế giới hòa bình, hạnh phúc cho tất cả mọi người”.

Vẫn còn nhiều mong ước

Phóng viên Lao Động cũng đã trò chuyện với đạo diễn, NSƯT Trịnh Quang Tùng về bộ phim. Khi được hỏi về những thuận lợi và khó khăn (trong đó có vấn đề hình ảnh tư liệu) khi làm phim “Bác Hồ với điện ảnh”, đạo diễn Trịnh Quang Tùng cho biết: Trong quá trình tìm và khai thác tư liệu làm phim vừa thuận lợi nhưng cũng có khó khăn, đó là đa phần những hình ảnh tư liệu về Bác Hồ đều có trong các cuốn phim nhựa 35mm lưu giữ trong kho của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương để phục vụ sản xuất. Bên cạnh hàng chục tác phẩm phim tài liệu thì hàng nghìn mét phim về Bác là những tài sản hình ảnh vô giá mà chúng ta đã có được trong suốt hơn 70 năm qua.

Về khó khăn cũng có đấy, những nhà Điện ảnh từ khu 8, rồi Đồi Cọ nhiều người đã mất, nếu còn thì cũng già yếu, điều này cũng phần nào hạn chế sự sinh động cho phim.

“Tuy là vậy nhưng với trách nhiệm của mình, một người sinh ra trong hoà bình, thế hệ rất xa của các bậc tiền nhân, tôi sẽ cố gắng đưa đến cho khán giả một bộ phim với mong muốn tri ân và tôn vinh những công lao to lớn của các thế hệ làm Điện ảnh Việt Nam” - đạo diễn Trịnh Quang Tùng nói.

Trước câu hỏi: “Anh có hài lòng về bộ phim với vị trí là đạo diễn và nếu là khán giả thì sao? Còn mong muốn nào mà anh chưa đủ điều kiện để thực hiện cho phim?”.

Đạo diễn Trịnh Quang Tùng đã trả lời thẳng thắn: Một bộ phim khó có thể nói hết được tất cả, với 70 năm ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam, một quãng thời gian dài với sứ mệnh lịch sử to lớn, tôi chỉ dám khai thác khía cạnh Bác Hồ với Điện ảnh. Một lần nữa hình ảnh Bác Hồ được hiện hữu trong những thước phim tài liệu đầy chân thực, hấp dẫn trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta, qua đó, thấy được tình cảm, sự quan tâm của Bác giành cho ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam để từ đó những nghệ sĩ không quản khó khăn, gian khổ đồng hành cùng lịch sử dân tộc.

Hình tượng về cuộc đời Bác được các nhà điện ảnh phim truyện tái hiện sinh động, hấp dẫn trên nhiều bộ phim điện ảnh đã để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc khi mỗi bộ phim là một quãng thời gian về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ được các tác giả chia sẻ về những câu chuyện trong quá trình sản xuất phim.

Cá nhân tôi hạnh phúc khi được gặp các đạo diễn, biên kịch, quay phim, diễn viên bởi họ đã cống hiến hết mình để có những tác phẩm gửi lại cho lịch sử, cho nhân dân, chỉ tiếc là họ đã nhiều tuổi, sức khoẻ cũng không được tốt. Còn có hài lòng với bộ phim không, với tôi thì chưa, vì còn quá nhiều điều mình chưa làm được...”.

Có thể bạn quan tâm
Giới trẻ Kon Tum đổ xô check-in nóc nhà phố núi Chư Hreng

Giới trẻ Kon Tum đổ xô check-in nóc nhà phố núi Chư Hreng

02:40 05/08/2024

Núi Chư Hreng như một bức bình phong ở phía Nam tỉnh Kon Tum. Vài năm trở lại đây, núi là nơi check-in, trải nghiệm du lịch thú vị của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

Những cô nàng yêu màu áo xanh, đam mê nghiên cứu khoa học

Những cô nàng yêu màu áo xanh, đam mê nghiên cứu khoa học

09:20 26/03/2024

Điểm chung của họ là vừa năng nổ tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, vừa say sưa nghiên cứu khoa học. Không chỉ sở hữu thành tích tốt trong học tập, các cô gái gen Z còn rinh về rất nhiều giải thưởng, chiến thắng các cuộc thi.

Lễ hội bánh mì đông khách, nhưng sức mua giảm

Lễ hội bánh mì đông khách, nhưng sức mua giảm

08:20 23/05/2024

Lễ hội bánh mì lần hai có lượng khách tăng 50% so với năm ngoái, nhưng sức mua tại nhiều tiệm lâu năm giảm một nửa.

Lần đầu trưng bày nhiều tác phẩm, hiện vật của họa sĩ Lê Bá Đảng đưa từ Pháp về

Lần đầu trưng bày nhiều tác phẩm, hiện vật của họa sĩ Lê Bá Đảng đưa từ Pháp về

00:00 19/06/2024

150 tác phẩm về đề tài chống chiến tranh, ước nguyện hoà bình, tình yêu quê hương, đất nước và các tư liệu của họa sĩ Lê Bá Đảng, trong đó nhiều tác phẩm lần đầu tiên được đưa từ Pháp về triển lãm tại quê nhà Quảng Trị.

Hải Phòng một ngày kêu gọi được 22 tỉ đồng cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ

Hải Phòng một ngày kêu gọi được 22 tỉ đồng cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ

15:50 26/04/2024

Chỉ trong ngày đầu tiên gặp mặt kêu gọi các doanh nghiệp tài trợ cho lễ hội Hoa Phượng Đỏ, UBND TP Hải Phòng đã nhận được 22 tỉ đồng. Ngân sách thành phố cho lễ hội là 15 tỉ đồng.

Tu bổ Chùa Cầu: Cần trả lại tiếng nói cho người dân Hội An

Tu bổ Chùa Cầu: Cần trả lại tiếng nói cho người dân Hội An

11:00 31/07/2024

KTS Trần Huy Ánh khẳng định, người dân Hội An mới là đối tượng có quyền lên tiếng trước tiên về việc tu bổ Chùa Cầu .

Vụ ngộ độc sau ăn bánh mì: Số người vào viện đã tăng lên trên 200

Vụ ngộ độc sau ăn bánh mì: Số người vào viện đã tăng lên trên 200

12:00 02/05/2024

Tính đến sáng 2-5, Bệnh viện đa khu vực Long Khánh, Đồng Nai đã tiếp nhận 209 người nhập viện sau khi ăn bánh mì.

Thượng úy công an huyện Mèo Vạc dũng cảm cứu người giữa dòng nước lũ

Thượng úy công an huyện Mèo Vạc dũng cảm cứu người giữa dòng nước lũ

23:50 10/06/2024

'Tôi không nghĩ mình đã làm được như thế, nếu chậm hơn, có lẽ sẽ không cứu được...', thượng uý Nguyễn Mạnh Tường (Đội Cảnh sát giao thông trật tự Công an huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) chia sẻ.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới