Bào chữa cho cựu giảng viên trường luật Đặng Anh Quân, luật sư cho rằng thân chủ đã ăn năn, do trình bày không rõ ràng nên VKS mới nhận định "quanh co chối tội".
Chiều 4/4, phiên xem xét kháng cáo của ông Đặng Anh Quân (43 tuổi, cựu giảng viên Trường đại học Luật TP HCM) và 3 bị cáo là cựu nhân viên của bà Nguyễn Phương Hằng, 53 tuổi, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, diễn ra phần tranh luận.
Bào chữa cho bị cáo Quân, luật sư cho biết nội dung kháng cáo của thân chủ đã thể hiện việc nhận tội, chỉ xin giảm án và điều này là thể hiện sự ăn năn. Trong phiên làm việc buổi sáng, bị cáo trình bày không rõ ràng dẫn đến bị VKS nhận định là "quanh co chối tội". Luật sư đề nghị HDXX xem xét vấn đề này.
Theo luật sư, ông Quân "không cổ vũ, không giúp sức" bà Hằng. Trong một số livestream, khi bà chủ Đại Nam nói về nội dung không chuẩn mực, bị cáo đã hướng sang nội dung khác.
"Ông Quân thực hiện hành vi nhằm phản biện xã hội, tuyên truyền pháp luật, chỉ phân tích hành vi của nghệ sĩ Hoài Linh chứ không cáo buộc, xúc phạm ông Hoài Linh", luật sư đối đáp lại quan điểm cáo buộc của bản án sơ thẩm, đồng thời nêu hàng loạt tình tiết giảm nhẹ của bị cáo như nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng, đã khắc phục một phần hậu quả của vụ án... để xin tòa giảm nhẹ hình phạt đối với ông Quân.
Ông Quân bị xác định tham gia livestream cùng bà Hằng 11 buổi (từ tháng 10/2021 đến 3/2022). Khi bà Hằng phát ngôn xúc phạm người khác thì ông này "tương tác, hùa theo". Hồi tháng 9/2023, TAND TP HCM tuyên phạt bị cáo 2 năm 6 tháng tù về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt (tại phiên sơ thẩm nói không phạm tội).
Bào chữa cho Nguyễn Thị Mai Nhi, Huỳnh Công Tân, Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty Cổ phần Đại Nam), luật sư Hồ Nguyên Lễ cho rằng 3 bị cáo có vai trò đồng phạm giản đơn, có tổ chức nhưng quy mô nhỏ, sự liên kết thực hiện tội phạm không chặt chẽ. Mặt khác, các bị cáo không hiểu mình vi phạm pháp luật, đã khắc phục hoàn toàn hậu quả.
Ngoài việc xin HĐXX giảm nhẹ cho 3 bị cáo được hưởng án treo, luật sư cũng mong tòa phúc thẩm xem xét có thể giảm án cho bà Hằng, bởi bà cũng đã khắc phục hậu quả xong, đây có thể xem là tình tiết mới.
Được phát biểu, bà Hằng nói: "Xin tòa giảm án dù một tháng, một ngày cũng cảm thấy hạnh phúc. Đó là những gì tôi thực sự, thực tâm xin tòa. Hãy cho tôi một chút danh dự, một chút lòng tự trọng...". Tuy nhiên, chủ tọa ngắt lời, giải thích, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, bà không kháng cáo nên HĐXX không có cơ sở xem xét.
Nêu quan điểm giải quyết vụ án, VKS giữ nguyên quan điểm tòa cấp sơ thẩm đã xử đúng người, đúng tội, đề nghị HĐXX bác toàn bộ kháng cáo. Về việc bà Hằng xin giảm nhẹ hình phạt, VKS cũng dẫn quy định như HĐXX, tức bà này không kháng cáo nên không xem xét. Các tình tiết luật sư đưa ra như đã nộp tiền khắc phục và án phí sẽ được xem xét trong quá trình thi hành án.
Được nói lời sau cùng, bị cáo Quân cho rằng mình đã trình bày hết ở phần trước, chỉ mong được giảm án. Ba bị cáo còn lại nêu hoàn cảnh gia đình khó khăn, mong muốn được hưởng án treo để nuôi con nhỏ, mẹ già.
Tòa đang nghị án.
* Tiếp tục cập nhật
Bản án sơ thẩm xác định, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Hằng và 4 đồng phạm đã thực hiện 57 buổi livestream tại nhà riêng trên đường Nguyễn Thông (quận 3, TP HCM) và Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) với nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín của ca sĩ Vy Oanh, Đàm Vĩnh Hưng, nghệ sĩ Hoài Linh, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, nhà báo Hàn Ni, nhà báo Đức Hiển... Trong đó, bà Hằng đã mời tiến sĩ luật Đặng Anh Quân tham gia 11 buổi livestream với vai trò cố vấn pháp lý để tăng độ tin cậy cho những phát ngôn của mình.
Theo tòa, bị cáo Hằng có vai trò chủ mưu, khởi xướng; Nhi, Tân, Hà là đồng phạm giúp sức. Hành vi của các bị cáo vi phạm Luật An ninh mạng và Nghị định 72/2013/NĐ-CP; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Ngoài mức án, các bị cáo phải liên đới bồi thường cho nhà báo Hàn Ni, bà Đinh Thị Lan 18 triệu đồng.
Quốc Thắng
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.