Cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ chỉ trích Tổng thống Biden, cho rằng đảng Dân chủ sẽ đạt kết quả tốt hơn nếu ông sớm rời cuộc đua Nhà Trắng.
Trong cuộc phỏng vấn podcast ngày 8/11, cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho rằng thất bại của Phó tổng thống Kamala Harris trong cuộc bầu cử là do Tổng thống Joe Biden đã rút khỏi chiến dịch tranh cử quá muộn, khiến đảng Dân chủ không thể chọn ứng viên mới thông qua bầu cử sơ bộ.
"Kamala có thể sẽ tham gia, tôi nghĩ bà ấy làm tốt việc đó và mạnh mẽ hơn. Nhưng chúng ta không thể biết điều đó, nó đã không xảy ra. Chúng ta phải sống với những gì đã xảy ra. Tổng thống đã tán thành bà Kamala Harris ngay lập tức, khiến tổ chức cuộc bầu cử sơ bộ vào thời điểm đó gần như là bất khả thi. Mọi chuyện đã khác nếu điều này diễn ra sớm hơn", bà nói.
Tổng thống Biden chưa bình luận về những phát biểu này.
Ông chủ Nhà Trắng kết thúc nỗ lực tái tranh cử hồi tháng 7 và ủng hộ Phó tổng thống Harris làm người thay thế vị trí ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, sau màn tranh luận kém ấn tượng trước ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ được cho là người dẫn đầu những nỗ lực hậu trường nhằm gây áp lực, buộc Tổng thống Biden từ bỏ chiến dịch chạy đua, dù bà hồi tháng 11/2022 khẳng định ông nên tái tranh cử. "Ông Biden là Tổng thống vĩ đại của đất nước chúng ta. Ông ấy đã đạt được nhiều thành tựu", bà Pelosi nói trong cuộc phỏng vấn của kênh ABC News khi đó.
Sau thất bại trong ngày bầu cử 5/11, một số trợ lý của Phó tổng thống Harris cũng bắt đầu đổ lỗi cho Tổng thống Biden, cho rằng ông nên từ bỏ cuộc đua sớm hơn. "Chúng tôi đã thực hiện chiến dịch tốt nhất có thể. Joe Biden là lý do duy nhất khiến Kamala Harris và đảng Dân chủ thất bại", một trợ lý giấu tên nói với báo Politico.
Tuy nhiên, một cựu trợ lý của Tổng thống Biden nói với trang tin chính trị Axios rằng bà Harris mới là người cần đưa ra lời xin lỗi. "Bằng cách nào mà quý vị chi một tỷ USD nhưng lại không thể chiến thắng", người này nói.
Phát biểu tại Nhà Trắng hôm 7/11 với các thành viên nội các và trợ lý hàng đầu, ông Biden kêu gọi "đừng quên những gì chúng ta đã đạt được". "Đó là nhiệm kỳ tổng thống mang tính lịch sử, không phải vì tôi là Tổng thống, mà bởi những gì chúng ta đã làm được", ông nói, đồng thời ca ngợi bà Harris đã tiến hành chiến dịch tranh cử "mang tính lịch sử trong hoàn cảnh đặc biệt".
Vũ Hoàng (Theo BBC, ABC News, Reuters)
Các quan chức ngoại giao và quốc phòng Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ tổ chức các cuộc đối thoại 2+2 vào ngày 18/6 tại Seoul.
Theo yêu cầu của chính quyền quần đảo Solomon, Australia đã gia hạn sự hiện diện cho Lực lượng hỗ trợ quốc tế Solomons (SIAF) đến tháng 6/2024.
Bà Elise Stefanik được ông Trump ca ngợi là 'ngôi sao của Đảng Cộng hòa', một chiến binh kiên cường, mạnh mẽ và thông minh.
Những đòn đáp trả qua lại giữa Israel và nhóm Hezbollah ngày càng gia tăng, làm dấy lên lo ngại những cuộc đụng độ nhỏ lẻ leo thang thành xung đột toàn diện.
Lãnh đạo cực hữu Bardella nói sẽ từ chối trở thành thủ tướng Pháp nếu cử tri không trao cho đảng RN thế đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử quốc hội.
Phát hiện pháo phản lực hạng nặng M270 Ukraine khai hỏa tại tỉnh Sumy, UAV Nga chỉ điểm cho tên lửa Iskander tập kích bệ phóng tại nơi trú ẩn.
Nói chuyện với báo giới hôm 31/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, các bên tham gia đàm phán ngừng bắn ở Gaza đã đi đến sự nhất trí cơ bản cho một thỏa thuận khả thi.
Cục Cải huấn Thái Lan đề nghị người dân không gọi ông Thaksin là tù nhân, bởi ông đang thụ án trong bệnh viện, không phải nhà tù.
Ngày 21/7, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) tuyên bố tiến hành các chương trình phát thanh tuyên truyền toàn diện để đáp trả chiến dịch thả bóng bay của Triều Tiên.