Ba năm xung đột Nga-Ukraine: Đã 'quá tải' đau thương, đến lúc cho hòa bình cơ hội

10:45 24/02/2025

Hôm nay, ngày 24/2 - đánh dấu tròn 3 năm kể từ khi xung đột nổ ra tại Ukraine, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sinh mạng và tài sản, đồng thời làm thay đổi cục diện chính trị toàn cầu.

Ba năm xung đột Nga-Ukraine: Đã 'quá tải' đau thương, đến lúc cho hòa bình cơ hội
Xung đột Nga-Ukraine đã kéo dài tròn 3 năm. (Nguồn: Business Day)

Ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine nhằm bảo vệ người dân nói tiếng Nga ở Donbass và đối phó việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng về phía Đông, mà Moscow coi là mối đe dọa an ninh.

Tin liên quan
3 năm xung đột Nga-Ukraine: Cánh cửa hòa bình đã rộng mở
3 năm xung đột Nga-Ukraine: Cánh cửa hòa bình đã rộng mở

Ba năm 'khói lửa'

Giai đoạn đầu cuộc xung đột (từ tháng 2 đến tháng 12/2022) chứng kiến chiến dịch quân sự đặc biệt ồ ạt của Nga vào Kiev, Kharkov, Mariupol. Tuy nhiên, lực lượng Ukraine đã phản kháng quyết liệt, buộc Moscow phải rút quân khỏi khu vực miền Bắc Ukraine vào tháng 4/2022.

Đến tháng 9/2022, Nga đã kiểm soát các khu vực quan trọng như Crimea, phần lớn Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson. Sau khi tổ chức trưng cầu dân ý ở các vùng lãnh thổ này, Nga chính thức tuyên bố sáp nhập các khu vực trên vào ngày 30/9/2022. Trong thời gian này, phương Tây áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt mạnh mẽ lên Moscow, đồng thời viện trợ quân sự cho Ukraine.

Bước sang năm 2023, Ukraine phát động chiến dịch phản công lớn vào mùa Hè, giành lại một số khu vực quan trọng, trong đó có Kherson. Giao tranh tại Bakhmut kéo dài nhiều tháng, trở thành một trong những trận đánh khốc liệt nhất của cuộc xung đột. Mặc dù Ukraine đạt được một số thắng lợi, nhưng chiến dịch phản công không mang lại đột phá lớn do phòng tuyến kiên cố của Nga.

Đến năm 2024-2025, tình hình rơi vào thế bế tắc với các cuộc giao tranh ác liệt kéo dài dọc chiến tuyến. Ukraine mở rộng các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga, bao gồm không kích và các hoạt động biệt kích tại các khu vực như Belgorod, Kursk và Bryansk.

Theo Bộ Quốc phòng Anh, các đợt tập kích của Ukraine vào cơ sở hạ tầng quân sự và hậu cần của Nga đã gia tăng đáng kể từ đầu năm 2024. Đáp lại, Moscow tăng cường phòng thủ biên giới, triển khai thêm lực lượng và củng cố các vị trí trọng yếu nhằm ngăn chặn các mối đe dọa từ phía Ukraine.

Sự can thiệp của các lực lượng quốc tế cũng góp phần làm gia tăng mức độ căng thẳng. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS), các nước phương Tây cung cấp vũ khí hiện đại như hệ thống phòng không Patriot, xe tăng Leopard và Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) cho Ukraine. Trong khi đó, Nga triển khai các loại vũ khí tiên tiến như tên lửa siêu thanh Oreshnik, Kinzhal, thiết bị bay không người lái (UAV) cảm tử Lancet và hệ thống tác chiến điện tử.

Hệ lụy nặng nề

Ba năm xung đột đã gây hậu quả nghiêm trọng. Đầu tháng 2, The Guardian dẫn lời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận hơn 45.000 binh sĩ nước này thiệt mạng, 390.000 người bị thương. Nga không công bố số liệu, nhưng ước tính của Ukraine là khoảng 834.670 quân nhân Nga thương vong từ ngày 24/2/2022 đến 29/1/2025.

Đối với dân thường, ngày 21/2, phái bộ giám sát nhân quyền Liên hợp quốc (HRMMU) xác nhận hơn 12.654 người thiệt mạng và gần 30.000 người bị thương, chủ yếu tại lãnh thổ do Ukraine kiểm soát. Hơn 10 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, gồm hơn 6 triệu người tị nạn ở châu Âu và khoảng 4 triệu người di tản trong nước.

Về kinh tế, Ukraine chịu tổn thất nặng nề với GDP sụt giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và cơ sở hạ tầng bị phá hủy.

Theo Ngân hàng thế giới, tổng thiệt hại của Ukraine vượt 500 tỷ USD, việc tái thiết có thể kéo dài hàng thập kỷ. Nga cũng chịu tác động từ các lệnh trừng phạt phương Tây. Theo Ngân hàng Trung ương Nga, GDP nước này giảm 2,1% năm 2022 và chỉ tăng 1,5% năm 2023, thấp hơn mức dự báo trước xung đột. Nhiều công ty công nghệ phương Tây đã rút khỏi Nga.

Thị trường năng lượng toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề. Giá dầu và khí đốt tăng vọt do châu Âu cắt giảm nhập khẩu từ Nga. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), xuất khẩu dầu của Nga sang EU giảm hơn 90% vào năm 2023, buộc Moscow phải tìm kiếm thị trường mới ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Giá lương thực cũng tăng cao do Ukraine, một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, gặp khó khăn trong sản xuất và vận chuyển. Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng tại nhiều khu vực phụ thuộc vào nguồn cung từ Ukraine.

Xung đột kéo dài làm gia tăng phân cực địa chính trị. Quan hệ Nga - phương Tây ngày càng căng thẳng, NATO mở rộng cho Phần Lan và Thụy Điển gia nhập, trong khi EU tăng cường đoàn kết và hợp tác quân sự. Nga tìm kiếm quan hệ chặt chẽ hơn với Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Nam bán cầu để đối phó sức ép từ phương Tây. Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) cũng mở rộng thành viên, thách thức vai trò của phương Tây trong các tổ chức kinh tế toàn cầu.

Triển vọng hòa bình?

Ba năm xung đột Nga-Ukraine: Đã 'quá tải' đau thương, đến lúc cho hòa bình cơ hội
Liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump có phải là người 'mở toang' cánh cửa đến hòa bình ở Ukrain? (Nguồn: Getty Images)

Mặc dù có những nỗ lực ngoại giao ngay từ đầu xung đột để tìm kiếm hòa bình, bao gồm các cuộc đàm phán trực tiếp Nga-Ukraine vào tháng 3/2022 tại Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ, song tất cả đều không mang lại kết quả, trong khi chiến sự tiếp diễn ác liệt.

Ukraine mong muốn các bảo đảm an ninh mạnh mẽ và lấy lại toàn bộ lãnh thổ đã mất qua đàm phán. Tổng thống Zelensky gần đây tuyên bố "sẵn sàng từ chức để đổi lấy hòa bình", song khẳng định gia nhập NATO là phương án bảo đảm tốt nhất cho Kiev.

Tuy nhiên, Nga coi đây là "giới hạn đỏ", nhấn mạnh Ukraine không được gia nhập NATO và phải công nhận quyền kiểm soát của Moscow đối với các vùng sáp nhập. Ngoài ra, Moscow yêu cầu Kiev duy trì trạng thái trung lập, phương Tây dỡ bỏ trừng phạt và bảo đảm an ninh cho cộng đồng nói tiếng Nga tại Ukraine.

Việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng từ ngày 20/1 với cam kết sớm chấm dứt xung đột đã thắp lên hy vọng về một giải pháp hòa bình. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump tuyên bố có thể giải quyết xung đột trong "24 giờ" nếu tái đắc cử, đồng thời chỉ trích việc viện trợ quá mức cho Ukraine. Ngày 12/2, ông Trump lần đầu tiên điện đàm với Tổng thống Putin để thảo luận về tình hình xung đột.

Ngày 18/2, Nga và Mỹ tổ chức đàm phán trực tiếp tại Saudi Arabia, cuộc gặp đầu tiên giữa hai nước kể từ khi xung đột bùng phát ở Ukraine. Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, hai bên đã nhất trí thành lập các nhóm làm việc để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Mặc dù chưa đạt được kết quả cụ thể, cuộc đàm phán này đánh dấu bước tiến quan trọng.

Đáng chú ý là, Ukraine cùng Liên minh châu Âu (EU) đều không được mời tham gia cuộc đàm phán tại Saudi Arabia. Trước nguy cơ bị gạt ra ngoài tiến trình đàm phán tìm giải pháp giải quyết xung đột, Kiev cùng đồng minh châu Âu đồng loạt lên tiếng mạnh mẽ đòi phải được tham gia từ đầu và có tiếng nói bình đẳng như Mỹ và Nga.

Gần đây, cả Nga và Ukraine đều thể hiện mong muốn đạt được hòa bình, mặc dù mỗi bên đều đặt ra các điều kiện riêng. Ngày 2/2, trong cuộc phỏng vấn với AP, Tổng thống Ukraine Zelensky bày tỏ mong muốn bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình với Nga, với sự tham gia của Mỹ và EU. Trong khi đó, ngày 5/2, Đại sứ tại Anh Andrey Kelin cho biết, Moscow sẵn sàng cho một cuộc đối thoại nghiêm túc về giải pháp hòa bình có tính đến "thực tế trên thực địa".

Dù vẫn tồn tại nhiều bất đồng, các nỗ lực ngoại giao gần đây cùng sự tham gia tích cực của cộng đồng quốc tế mang lại hy vọng về một giải pháp hòa bình bền vững. Tuy nhiên, để đạt được thỏa thuận thực sự, các bên cần thể hiện thiện chí, linh hoạt và đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu. Hành trình đến hòa bình còn nhiều thách thức, nhưng với quyết tâm và những bước đi đúng đắn, hy vọng về một tương lai không tiếng súng vẫn có thể thành hiện thực.

Có thể bạn quan tâm
Hezbollah tổ chức lễ tang cho hai cựu thủ lĩnh bị Israel hạ sát

Hezbollah tổ chức lễ tang cho hai cựu thủ lĩnh bị Israel hạ sát

13:00 24/02/2025

Nhóm vũ trang Hezbollah tổ chức lễ tang cho Nasrallah và Safieddine, hai cựu thủ lĩnh bị hạ sát năm ngoái, với sự tham dự của hàng trăm nghìn người.

Hai trẻ em Campuchia thiệt mạng do nổ lựu đạn cũ

Hai trẻ em Campuchia thiệt mạng do nổ lựu đạn cũ

12:45 24/02/2025

Hai đứa trẻ Campuchia đã thiệt mạng khi một quả lựu đạn chống tăng phát nổ gần nhà của các em tại tỉnh Siem Reap.

Ảnh ấn tượng: Nga nói thành công của đàm phán chấm dứt xung đột ở Ukraine phụ thuộc việc nâng cao độ tin cậy giữa Moscow và Washington

Ảnh ấn tượng: Nga nói thành công của đàm phán chấm dứt xung đột ở Ukraine phụ thuộc việc nâng cao độ tin cậy giữa Moscow và Washington

11:45 24/02/2025

Nga nói thành công của đàm phán chấm dứt xung đột ở Ukraine phụ thuộc vào việc nâng cao mức độ tin cậy giữa Moscow và Washington, châu Âu bàn khả năng triển khai quân đội tới Kiev và tăng chi tiêu quốc phòng, Ấn Độ-Qatar tăng cường quan hệ thương mại… là nội dung ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Bão tuyết hoành hành Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 2.000 tuyến đường bị phong tỏa

Bão tuyết hoành hành Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 2.000 tuyến đường bị phong tỏa

10:45 24/02/2025

Tuyết rơi dày, bão tuyết hoành hành khắp 18 tỉnh Thổ Nhĩ Kỳ, hàng nghìn tuyến đường bị phong tỏa, làm gián đoạn cuộc sống của người dân.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Tiếp tục hành trình kết nối các ý tưởng

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Tiếp tục hành trình kết nối các ý tưởng

10:45 24/02/2025

Đại sứ Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) khẳng định, cùng với nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, Việt Nam sẽ tiếp tục nối dài hành trình tham gia ASEAN bằng nhiều đóng góp ấn tượng hơn và sâu sắc hơn, mang “thương hiệu” của Việt Nam. Diễn đàn Tương lai ASEAN là một nỗ lực trong hành trình đó…

Bầu cử Đức 2025: Kết quả ngã ngũ, lãnh đạo phe chiến thắng lập tức thể hiện thái độ với Mỹ, Tổng thống Ukraine tranh thủ nhắn nhủ

Bầu cử Đức 2025: Kết quả ngã ngũ, lãnh đạo phe chiến thắng lập tức thể hiện thái độ với Mỹ, Tổng thống Ukraine tranh thủ nhắn nhủ

10:00 24/02/2025

Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đối lập đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn tại Đức, diễn ra ngày 23/2.

Houthi lần đầu phóng tên lửa nhằm vào tiêm kích Mỹ

Houthi lần đầu phóng tên lửa nhằm vào tiêm kích Mỹ

09:45 24/02/2025

Quan chức Mỹ cho biết tiêm kích nước này lần đầu bị lực lượng Houthi ở Yemen nhắm bắn bằng tên lửa phòng không, nhưng quả đạn không trúng đích

Không gian xoay xở của ASEAN

Không gian xoay xở của ASEAN

08:45 24/02/2025

ASEAN không chọn bên. Mỹ được chào đón ở mọi “ngóc ngách” của ASEAN. Châu Âu, Ấn Độ và Nhật Bản cũng vậy. Sự đa dạng hóa tạo cho chúng ta không gian để xoay xở.

Italy điều tiêm kích hộ tống máy bay Mỹ bị dọa đánh bom

Italy điều tiêm kích hộ tống máy bay Mỹ bị dọa đánh bom

08:45 24/02/2025

Không quân Italy điều biên đội tiêm kích hộ tống chuyến bay của American Airlines hạ cánh xuống Rome, sau khi phi cơ bị dọa đánh bom.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới