Thu tiền cao gấp 3 lần, phó giám đốc Công ty CP đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Thái Bình bị cáo buộc nhận hối lộ để giả chữ ký hoặc ký biên bản nghiệm thu an toàn khi không kiểm tra xe.
Vụ án được TAND tỉnh Thái Bình xét xử sáng nay, 24/1. Ba bị cáo gồm Lưu Minh Hải, 49 tuổi, Chủ tịch kiêm giám đốc Công ty CP đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Thái Bình, cấp phó Bùi Ngọc Diệp và đăng kiểm viên Tô Hồng Dương.
Trong 114 vụ án trong lĩnh vực đăng kiểm, hơn 800 người bị khởi tố về lĩnh vực đăng kiểm tại 49 địa phương, đây là vụ án thứ ba bị xét xử.
Ở vụ án đầu tiên xét xử vào tháng 9/2023, 4 cựu phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm tại Hải Dương bị tuyên 3 năm 6 tháng đến 4 năm tù, cùng tội Nhận hối lộ. Hai tháng sau, TAND tỉnh Phú Yên xét xử vụ án thứ hai, tuyên cựu giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 4 năm 6 tháng tù về tội Nhận hối lộ và 6 người tội Đưa hối lộ, 6 tháng đến 3 năm tù.
Sau hơn một năm điều tra sai phạm trên diện rộng về lĩnh vực đăng kiểm, nhà chức trách xác định điểm chung của các vụ án này là việc ăn chia "có tổ chức, kéo dài nhiều năm, liên tục, nhiều cấp độ". Tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, hai nguyên cục trưởng đang bị điều tra nhận hối lộ là ông Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà.
Trong vụ án đang xét xử tại Thái Bình hôm nay, cơ quan công tố xác định Hải được Diệp báo cáo về việc bộ phận nghiệm thu xe cải tạo thường liên hệ dẫn khách về công ty và thỏa thuận thu tiền nhiều hơn định để bỏ qua trình tự, thủ tục hoặc làm nhanh giấy chứng nhận cải tạo phương tiện theo yêu cầu của chủ phương tiện. Giám đốc Hải đồng ý, yêu cầu khoản thu theo quy định phải hạch toán vào sổ kế toán. Còn khoản tiền thu thêm góp vào làm quỹ để cuối năm "chia cho anh em trong công ty".
Với xe cải tạo yêu cầu phải có thiết kế, bị cáo Hải đồng ý cho Diệp tự liên hệ với đơn vị thiết kế ở Hà Nội làm dịch vụ. Khi giám định tai nạn và kiểm tra xe cơ giới, Diệp đề xuất thu gấp 3 lần mức tối thiểu theo quy định. Giám đốc Hải chấp thuận, yêu cầu chỉ hạch toán viết hóa đơn giá trị một phần ba; hai phần ba còn lại, góp quỹ cùng khoản thu thêm từ nghiệm thu xe cải tạo để cuối năm chia nhau.
Diệp sau đó phân công Dương trực tiếp liên hệ khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, thỏa thuận, thu tiền của chủ phương tiện đến nghiệm thu, đăng kiểm xe cải tạo và lập hồ sơ, lưu trữ hồ sơ. Những trường hợp quen biết thì Diệp sẽ trực tiếp thu tiền.
Nhận tiền để cấp chứng nhận ngay mà không kiểm tra phương tiện
Theo cáo buộc, trong vụ án này có một cách thức nhận tiền chung, được áp dụng xuyên suốt với 286 chủ phương tiện.
Với các xe cơ giới cải tạo đơn giản (lắp thêm nắp thùng hàng, mui gió trên nắp cabin, các bộ phận, hệ thống tổng thành khác giữ nguyên), Dương, Diệp giúp chủ xe rút ngắn thời gian làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo, sau đó tạo điều kiện đăng kiểm nhanh hơn. Với các biên bản kiểm tra nghiệm thu có hai chữ ký của Đăng kiểm viên, Dương sẽ ký và đưa ngay cho Diệp ký nốt mà không kiểm tra phương tiện.
Với các xe lắp thêm phanh phụ, hồ sơ nghiệm thu yêu cầu văn bản đề nghị nghiệm thu, biên bản nghiệm thu xuất xưởng của đơn vị thi công. Dương do đó liên hệ và nhờ cán bộ một công ty cơ khí ký 2 văn bản này, còn Dương giả chữ ký của cán bộ kỹ thuật.
Mỗi hồ sơ đăng kiểm, Dương yêu cầu chủ xe nộp 1,1-1,6 triệu đồng.
Với các xe cơ giới cải tạo phức tạp (hoán cải thùng, cải tạo xe 16 chỗ thành xe van, cải tạo xe 34 chỗ thành xe 29 chỗ...), hồ sơ sẽ yêu cầu có bản vẽ thiết kế được Cục đăng kiểm Việt Nam thẩm định. Sau khi có bản vẽ, chủ xe mới được thi công cải tạo tại đơn vị có chức năng này.
Diệp, Dương giúp các chủ xe mua sẵn bản vẽ, không phải làm các thủ tục lập và thẩm định hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công và không phải cải tạo tại đơn vị có chức năng mà "tự thi công ở bất kỳ gara nào".
Để hợp lý hóa hồ sơ thiết kế và thi công cải tạo này, Diệp để "khách" thi công tùy ý rồi nhờ một công ty thiết kế hợp thức hóa với giá 5 triệu đồng mỗi trường hợp. Nhờ đó, các chủ xe có được bản vẽ thiết kế, giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cải tạo... được đóng dấu của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Ngoài ra, khi hồ sơ nghiệm thu, biên bản kiểm tra nghiệm thu, Dương đưa cho các chủ xe ký khống vào phần đại diện cơ sở thi công hoặc chủ xe chưa ký thì Dương tự ký.
Suốt 3 năm 2020-2022, Diệp và Dương bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 340 triệu đồng để cấp giấy chứng nhận cho 286 chủ phương tiện.
Trong 286 trường hợp trên, hai người ngay sau đó đã làm đơn đề nghị xử lý vi phạm các đăng kiểm viên của trung tâm.
Phiên tòa đang tiếp tục làm việc.
Thanh Lam
Cà Mau - Chiều ngày 9.9, ông Trần Quốc Lâm, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho biết, đã nắm được vụ...
Chiều 7.10 (giờ địa phương), tại Điện Elysee, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp gỡ báo chí chung trước hội đàm.
Thái Bình - Theo báo cáo từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình, mức thưởng Tết bình quân của người lao động (NLĐ) năm...
Thành Điện Hải, trước là đài Điện Hải, được xây dựng vào năm 1813 (năm Gia Long thứ 12), ở bên tả ngạn, gần cửa sông Hàn, là nơi kiểm soát tàu thuyền ra vào, đồng thời là một trong các vị trí phòng thủ quan trọng của Đà Nẵng. Đến năm 1823 (năm Minh Mạng thứ 4), đài Điện Hải được dời vào trong (di tích thành Điện Hải hiện tại). Năm 1834 (năm Minh Mạng thứ 15) đài được đổi tên là thành Điện Hải. Năm 1847 (Thiệu Trị thứ 7), thành Điện Hải được mở...
Ngày 31/8, kết thúc phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh An Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hùng Cường (41 tuổi, trú xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) mức án tử hình về tội 'Giết người' và 3 năm tù về tội 'Cướp tài sản', tổng hợp hình phạt bị cáo Cường phải chấp hành là tử hình. Theo cáo trạng, khoảng giữa tháng 12/2022, Cường đến khu vực xã Thường Phước 1 (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) mua bán dừa và qua Campuchia chơi đánh bạc dẫn đến...
Như Báo Lao Động đã phản ánh, tình trạng săn bắt chim hoang dã diễn ra công khai tại nhiều địa phương trên địa bàn Thủ đô, đến mức, các...
Ngày 8-9/9, tại thành phố Pleiku và phuyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam do Trung tướng Nguyễn Đức Soát, Chủ tịch Hội dẫn đầu, đã trao tiền sinh kế cho nạn nhân bom mìn chiến tranh; tặng xe đạp, tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, khám bệnh và cấp thuốc miễn phí tại tỉnh Gia Lai.
Xuống biển múc nước ướp cá cho thương lái đi chợ bán, cụ bà 68 tuổi ở thôn Phước Thiện (xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) không may bị sẩy chân dẫn đến đuối nước tử vong.
Hai cây cầu với vốn đầu tư hàng trăm tỉ đồng ở huyện Núi Thành, Quảng Nam thi công nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa xong, người dân thì từng ngày ngóng trông, đặt tên là những cây cầu 'rùa bò', cầu 'treo'.