Bà mẹ lập kế hoạch du học cho con từ bé

04:40 07/01/2024

Lập kế hoạch học tập, ngoại khóa chi tiết cho con từ ngày học lớp 1, chị Hồng Liên ở Hà Nội, giúp con trúng tuyển 7 đại học ở Mỹ và Australia.

Chị Nguyễn Thị Hồng Liên, 40 tuổi, làm việc tại một trường liên cấp ở Hà Nội, chia sẻ chi tiết quá trình chuẩn bị kiến thức, hoạt động ngoại khóa cũng như định hướng nghề nghiệp cho con từ lớp 1 đến lớp 12:

1. Chuẩn bị năng lực và phẩm chất cho con (lớp 1-11)

Học tập

Con tôi học song song chương trình của Việt Nam và chương trình giáo dục phổ thông của Mỹ (qua online). Thông thường, các đại học ở nước ngoài quan tâm đến điểm trung bình học tập (GPA) của học sinh từ lớp 9. Do đó, tôi xác định giai đoạn này, con phải học hành nghiêm túc và đạt điểm GPA càng cao càng tốt, tối thiếu ở mức 8,5/10. Những môn liên quan đến ngành học mà con thích và dự định theo đuổi thì nên đạt tầm 9 điểm.

Với chứng chỉ IELTS, con nên đạt 7.5-8 ở hè lớp 11. Muốn vậy, lớp 9, con cần đặt mục tiêu IELTS 6-7. Ở các lớp thấp hơn, mục tiêu là đạt trình độ B1 hoặc B1+ vào năm lớp 7 hay A2 (Flyer) vào năm lớp 5. Thông thường, con học tiếng Anh từ 5-6 tuổi hoặc học chương trình Mỹ từ lớp 1 là có thể đạt được.

Để du học Mỹ, con cần có điểm SAT. Theo tôi, con nên được tầm 1100/1600 ở đầu lớp 10 để hai năm sau lên mức 1400-1500. Một số bạn có thể chọn học AP (lớp nâng cao, dạy trước một số kiến thức đại cương ở đại học Mỹ) hoặc chương trình khác.

Hồ sơ nghề nghiệp

Tôi chia những nội dung cần chuẩn bị cho con làm 4 giai đoạn:

- 7-12 tuổi: Tôi cho con đến các khu trải nghiệm nghề nghiệp, thăm quan làng nghề, làm thử sản phẩm, tham gia lớp học ngoại khóa củng cố kỹ năng nền cho nghề như dẫn chương trình, vẽ, nhảy, tin học, câu lạc bộ khoa học, thể thao bóng đá... Ngoài ra, tôi cùng con đọc các tài liệu về nghề nghiệp.

Trong các môn học của chương trình phổ thông Mỹ như Language Art, Science, Social Studies con theo học cũng có những thông tin này.

- 13-14 tuổi: Con được làm một số công việc đơn giản tại khách sạn, nhà hàng, siêu thị, quán ăn, trông trẻ em mùa hè để trải nghiệm, kết hợp tìm hiểu kỹ hơn về bản thân.

- 14-17 tuổi: Học các khóa học hướng nghiệp bài bản. Chương trình Mỹ có môn Career Planning dạy tìm hiểu bản thân, gia đình, thị trường lao động và đào tạo ngành nghề (đại học, cao đẳng). Môn học này giúp con có cái nhìn rộng hơn về nghề nghiệp, biết sử dụng các công cụ trong quá trình tìm hiểu, định hướng nghề cũng như kết nối với người đi trước.

- 17-18 tuổi: Con xây dựng hồ sơ nghề nghiệp bằng các dự án đang làm, minh chứng mình đã tìm hiểu về nghề thế nào. Với ngành nghệ thuật và thời trang, thiết kế, con có thể phải lập một trang web riêng, một bộ hồ sơ nghề điện tử để gửi các trường.

Hoạt động ngoại khóa

Với phần này, tôi chia quá trình chuẩn bị cho con thành hai giai đoạn:

- 7-12 tuổi: Tham gia các hoạt động ngoại khóa như học kỹ năng sinh tồn, các môn năng khiếu, các sự kiện văn nghệ của trường và hoạt động từ thiện với phụ huynh.

- 13-18 tuổi: Ban đầu con tổ chức một phần hoạt động ngoại khóa của lớp, cùng gây quỹ cho một hoạt động thiện nguyện, hay tham gia các chuyến trồng rừng, cuộc thi về bảo vệ môi trường, STEM, các giải đấu thể thao, âm nhạc...

Dần dần, con tổ chức hoạt động lớn hơn như cắm trại cho lớp hoặc sự kiện của khối, trường, lãnh đạo các câu lạc bộ trong và ngoài trường. Ở giai đoạn này, nếu con có chứng nhận cho các hoạt động thì càng tốt.

Gia đình tôi sắp xếp lộ trình này chi tiết để con có thể đạt mục tiêu một cách nhẹ nhàng và không bị gấp gáp.

2. Tích lũy tài chính

Bên cạnh đưa ra lộ trình để phát triển năng lực và phẩm chất, tôi còn có kế hoạch tích lũy tài chính cho con. Tôi tính toán khoản tiền cần cho con học từ 300 triệu đồng, 500 triệu đồng và 1 tỷ đồng. Để có được các khoản này, tôi chia lương thành các khoản chi tiêu cụ thể, làm sao tháng nào cũng phải có tích lũy.

- Với khoản 300 triệu đồng: Khi con hai tuổi, tôi bắt đầu mua bảo hiểm nhân thọ cho con. Lúc đó vì mới đi làm, tôi chỉ mua mức đóng 180 triệu đồng để nhận về 350 triệu đồng sau 18 năm. Mỗi tháng, tôi trích từ lương 800.000 đồng và một năm đóng tầm 10 triệu đồng. Sau 16 năm, tôi có khoảng 350 triệu đồng.

- Khoản 500 triệu đồng-1 tỷ đồng: Tôi tiết kiệm bằng cách hàng tháng để ra 2-4 triệu, tức mỗi năm khoảng 24-48 triệu đồng. Những khoản thưởng Tết, kiếm được từ dạy thêm tiếng Anh và những việc khác, tôi đều để vào đây. Đây cũng là khoản dự phòng khi ốm đau của con cái, gia đình. Sau khoảng 20 năm là tôi có được khoản này.

Tôi không cho con học trường tư và học thêm nhiều. Ở tiểu học, con tôi chỉ học thêm tiếng Anh, còn lên cấp 2 thêm môn Toán và Văn ở trường. Riêng môn tiếng Anh, tôi tự tổ chức lớp cho con hoặc tìm hiểu nơi uy tín nếu cho con học thêm.

3. Giúp con ra quyết định

Năm con hết lớp 10, tôi bàn bạc với chồng và bố mẹ trước về việc nên cho con du học hay không. Sau đó, tôi trao đổi với con về mong muốn tương lai.

Tôi cho con một tháng để liên hệ với bạn bè ở các nước định đi học, dạy con cách tìm kiếm thông tin cũng như liên hệ các đơn vị tư vấn. Tôi quán triệt việc du học hay học ở nhà là quyết định của con. Con phải tự chịu trách nhiệm, còn bố mẹ hỗ trợ tài chính, cung cấp thông tin.

Sau khi con khi quyết định, tôi cùng con và thầy cô đánh giá quá trình nộp đơn, ví dụ con cần gì và hồ sơ đã có những gì, nên bổ sung phần nào. Hết năm lớp 10, con đã hoàn thành khoảng 60% kế hoạch ngoại khóa và hồ sơ nghề nghiệp. Lớp 11, cháu học IELTS, SAT, hoàn thiện nốt hồ sơ nghề và hoạt động ngoại khóa.

Đầu năm lớp 12 con tôi đã hoàn thiện hồ sơ. Cháu lên danh mục các đại học mong muốn và phù hợp để ứng tuyển. Do được chuẩn bị kỹ và sớm nên quá trình này không quá vất vả.

Tính đến tháng 12, con đã được 7 đại học ở Australia và Mỹ chấp nhận. Trong thời gian chờ nhập học, tôi cho con học lái xe, học thêm nghề phụ để có thể đi làm tự nuôi bản thân. Tôi cũng dạy con cách tìm hiểu luật pháp nơi mình sinh sống, kết bạn với các sinh viên tại trường. Trước đó, từ năm con lớp 10, tôi cho con tập gym, học về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bản thân để tự lập khi du học.

Nguyễn Thị Hồng Liên

Có thể bạn quan tâm
Nam sinh lớp 11 trúng tuyển khóa nghiên cứu của MIT

Nam sinh lớp 11 trúng tuyển khóa nghiên cứu của MIT

09:10 02/03/2024

Duy Anh là một trong 100 học sinh trên thế giới được nhận vào chương trình nghiên cứu mùa hè danh tiếng của của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ.

Nhiều thí sinh đã trúng tuyển Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2023

Nhiều thí sinh đã trúng tuyển Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2023

18:40 06/07/2023

Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa thông báo danh sách trúng tuyển theo phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển năm 2023.

Người nông dân đưa hương vị nước mắm quê hương đến với bạn bè quốc tế

Người nông dân đưa hương vị nước mắm quê hương đến với bạn bè quốc tế

09:50 13/10/2023

Có lẽ vì sinh ra và lớn lên cùng mùi nước mắm làng Nam Ô, anh Bùi Thanh Phú đã quyết tâm mang sức trẻ, kiến thức của mình để góp phần phát triển nghề thủ công truyền thống của làng.

Xe cứu hỏa chạy điện giá 1,4 triệu USD

Xe cứu hỏa chạy điện giá 1,4 triệu USD

04:40 07/01/2024

Là xe chuyên dụng, hiệu quả của một chiếc xe cứu hỏa chạy điện được đo bằng khả năng phun nước thay vì quãng đường, giá 1,4 triệu USD.

Kỳ thi tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội 2023 và những điều sĩ tử cần lưu ý

Kỳ thi tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội 2023 và những điều sĩ tử cần lưu ý

09:30 19/04/2023

TS. Lê Đình Nam - Phó Trưởng phòng Tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội - đã đưa một vài lưu ý cho các thí sinh khi tham gia...

Nam sinh lớp 10 giết cha, đốt xác phi tang

Nam sinh lớp 10 giết cha, đốt xác phi tang

16:30 25/12/2023

Công an tỉnh Lâm Đồng vừa khởi tố, bắt tạm giam 1 nam sinh tại TP. Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) vì giết cha, đốt xác.

Nỗi lo mưa lũ ở Điện Biên khi kỳ thi tốt nghiệp THPT cận kề

Nỗi lo mưa lũ ở Điện Biên khi kỳ thi tốt nghiệp THPT cận kề

09:50 26/06/2023

Trong khi kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp diễn ra, trên địa bàn tỉnh Điện Biên liên tục xuất hiện mưa kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn...

Tranh cãi chuyện 'giỏi, chăm, ngoan' ngày nay

Tranh cãi chuyện 'giỏi, chăm, ngoan' ngày nay

09:30 17/04/2023

Từ phát biểu của TS Nguyễn Minh, hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), nhiều nhà giáo và phụ huynh đề nghị phải định nghĩa lại khái niệm 'học sinh giỏi, chăm, ngoan'.

Nam Australia dừng nhận học sinh ba tỉnh của Việt Nam

Nam Australia dừng nhận học sinh ba tỉnh của Việt Nam

16:50 05/02/2024

Sở Giáo dục Nam Australia tạm dừng nhận đơn đăng ký của học sinh phổ thông ở ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Co loi xay ra
Co loi xay ra