Hôm nay (25-3), ông Trịnh Văn Quyết được Tòa án nhân dân cấp cao đưa ra phiên tòa phúc thẩm xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ bản án sơ thẩm 21 năm tù và xem xét giảm số tiền bồi thường dân sự.
Hai em gái của ông Trịnh Văn Quyết (cựu chủ tịch Tập đoàn FLC) là Trịnh Thị Minh Huế (cán bộ ban kế toán Tập đoàn FLC) và Trịnh Thị Thúy Nga (phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán BOS) cùng 47 người khác cũng có đơn kháng cáo và được đưa ra xem xét trong phiên tòa phúc thẩm hôm nay (25-3).
Giống như anh trai, hai em gái của ông Trịnh Văn Quyết cũng kháng cáo xin giảm nhẹ mức án phạt tù và xin giảm trách nhiệm bồi thường dân sự.
Đầu tháng 8-2024, ông Trịnh Văn Quyết bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 3 năm tù về tội thao túng thị trường chứng khoán và 18 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tổng mức hình phạt tòa tuyên với ông Quyết là 21 năm tù.
Hai em gái ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế bị tuyên 14 năm tù và Trịnh Thị Thúy Nga bị phạt 8 năm tù.
Theo bản án sơ thẩm, ngoài trách nhiệm hình sự, tòa tuyên buộc cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết liên đới với em gái là Trịnh Thị Minh Huế bồi thường cho các nhà đầu tư hơn 1.700 tỉ đồng.
Trước phiên tòa phúc thẩm, thông tin từ luật sư cho biết anh em nhà ông Trịnh Văn Quyết đã nộp số tiền khá lớn để khắc phục hậu quả.
Ở giai đoạn sơ thẩm, ông Quyết được cơ quan tố tụng ghi nhận đã nộp hơn 254 tỉ đồng. Sau phiên tòa sơ thẩm, vợ ông Quyết đã nộp thêm 203 tỉ đồng để khắc phục hậu quả cho chồng.
Đến ngày 19-12-2024, vợ ông Quyết nộp tiếp 150 tỉ đồng. Tổng số tiền cựu chủ tịch FLC cùng gia đình đã nộp khắc phục hậu quả là hơn 600 tỉ đồng.
Trước phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga được gia đình nộp 86 tỉ đồng và em gái út, Trịnh Thị Minh Huế hơn 254 tỉ đồng.
Ngoài ra, cựu chủ tịch FLC đã nộp thêm 27 tỉ đồng.
Thông tin từ luật sư cho biết thêm trước phiên tòa phúc thẩm các bị cáo đã khắc phục toàn bộ hậu quả cho 133 bị hại là những người còn nắm giữ cổ phiếu họ FLC từ đầu.
Hai em gái ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga đã nộp tiền khắc phục toàn bộ và thừa phần trách nhiệm dân sự mà bản án sơ thẩm đã tuyên.
Như vậy, tổng số tiền anh em cựu chủ tịch FLC đã nộp tính từ khi xét xử sơ thẩm đến nay tổng hơn 970 tỉ đồng.
Ngoài anh em ông Trịnh Văn Quyết, có hai người kháng cáo toàn bộ bản án là Lê Văn Tuấn (kiểm toán viên Công ty CPA) và Đỗ Như Tuấn (cựu tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros - Công ty Faros).
45 người còn lại xin giảm nhẹ hình phạt, xin chuyển án tù sang án treo và miễn, giảm tiền bồi thường.
Cuối tháng 12 tòa án từng đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm nhưng phải hoãn vì ông Trịnh Văn Quyết và một số người vắng mặt.
Thời điểm đó cựu chủ tịch FLC gửi đơn xin hoãn xét xử và trình bày "sức khỏe đang không được tốt để có thể tới tham dự phiên tòa phúc thẩm".
Ông cho biết trong quá trình điều trị bệnh lao ác tính, do dị ứng thuốc nên bị ho ra máu, viêm gan, viêm dạ dày, suy thận cấp và đang phải điều trị tích cực.
Trong đơn gửi tòa, ông Quyết cũng đề đạt nguyện vọng sẽ huy động tiền từ người thân, bạn bè và xin được bán tài sản đang bị kê biên thì sẽ đủ để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án.
Vợ của cựu chủ tịch FLC cũng có đơn xin tòa căn cứ nghị quyết 164 (ngày 28-11-2024) của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng tài sản trong quá trình điều tra truy tố xét xử một số vụ việc vụ án hình sự để ra quyết định cho mua bán, chuyển nhượng toàn bộ tài sản đang bị kê biên nhằm khắc phục hậu quả.
Ông Quyết cho rằng nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, các tài sản đang bị kê biên đều có giấy tờ pháp lý nên nếu được cơ quan tố tụng cho phép thì "trong quý 1-2025 sẽ xử lý xong". Ông tự nguyện dùng tiền thu được từ việc xử lý tài sản đang bị kê biên để khắc phục hậu quả vụ án.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.