Azerbaijan và Armenia có thể ký thỏa thuận hòa bình liên quan đến cuộc xung đột Nagorny-Karabakh khi lãnh đạo hai nước gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng chính trị châu Âu (EPC).
Ngày 26/5, Đại sứ Azerbaijan tại Pháp, bà Leyla Abdoullayeva cho biết Azerbaijan và Armenia có thể ký thỏa thuận hòa bình liên quan đến cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ về vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorny-Karabakh khi lãnh đạo hai nước gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng chính trị châu Âu (EPC) tại Chisinau (Moldova) vào ngày 1/6 tới.
Trao đổi với báo giới tại Paris (Pháp), Đại sứ Leyla Abdoullayeva cho biết :"Ngày 1/6 tại Chisinau, chúng tôi hy vọng cuối cùng một hiệp định hòa bình có thể được ký kết. Đây là thời điểm lịch sử và một cơ hội không thể bị bỏ lỡ."
Hội nghị thượng đỉnh EPC dự kiến có sự tham dự của 47 lãnh đạo nhà nước, chính phủ các nước châu Âu và các thể chế của Liên minh châu Âu (EU). EPC quy tụ tất cả các quốc gia thành viên EU và 17 nước châu Âu khác ngoài khối.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết bên lề hội nghị, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev dự kiến sẽ tiến hành hội đàm cấp cao với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Trước đó, ngày 25/5, sau các cuộc gặp tại Moskva (Liên bang Nga), Thủ tướng Armenia và Tổng thống Azerbaijan cho biết hai nước đang tiến tới bình thường hóa quan hệ sau khi công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Hai nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan cũng đã có các cuộc hội đàm riêng rẽ với Tổng thống Nga Vladimir Putin trước khi bước vào cuộc gặp ba bên diễn ra cùng ngày.
Phát biểu tại cuộc gặp ba bên Nga-Armenia-Azerbaijan, Tổng thống Putin cũng nhận định tình hình giữa Armenia và Azerbaijan đang tiến triển theo hướng giải quyết vấn đề dù vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định nhưng chỉ mang tính kỹ thuật.
Theo ông Putin, một trong những vấn đề còn tồn tại là các tuyến giao thông, nhưng vấn đề này có thể giải quyết được.
Tổng thống Putin cho biết thêm các Phó Thủ tướng của Nga, Armenia và Azerbaijan sẽ gặp nhau vào tuần tới tại Moskva để giải quyết những vấn đề còn tồn tại./.
Ông Modi đăng video lặn xuống biển và cầu nguyện ở thành cổ Dwarka, một trong những địa điểm thiêng liêng nhất của đạo Hindu.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xem ảnh chụp Seoul cùng các thành phố có căn cứ Mỹ ở Hàn Quốc do vệ tinh trinh sát nước này gửi về.
Nga cho rằng, toàn bộ vũ khí cũ của châu Âu đều tham gia chiến dịch Ukraine tấn công tỉnh Kursk, 70% số thiết bị này đã bị phá hủy.
Tại huyện già nhất ở Trung Quốc , các trường tiểu học trở thành nhà của người già và các nhà máy chật vật tìm nhân công khi dân số...
Nhà Trắng chỉ trích phe Cộng hòa vì lan truyền những video cắt ghép nhằm công kích sức khỏe thể chất và tinh thần của ông Biden.
Người vợ đệ đơn ly hôn và đòi lại căn hộ ở Thượng Hải sau khi phát hiện chồng có mối quan hệ ngoài luồng với nhiều đàn ông.
Giữa lúc nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy, cơ quan phòng vệ Đài Loan phát hiện 1 máy bay và 3 tàu chiến của Trung Quốc tiến gần hòn đảo này.
Trong một tuyên bố, người đứng đầu phái bộ Liên Hợp Quốc tại Sudan Volker Perthes hôm nay cho biết, 3 nhân viên Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa các bên Sudan tại Kabkabiya ở Bắc Darfur một ngày trước đó. Các cơ sở nhân đạo của Liên Hợp Quốc tại đây đã bị tấn công và xảy ra tình trạng cướp phá khiến Liên Hợp Quốc vô cùng bất ngờ và bàng hoàng trước vụ việc. Liên Hợp Quốc cũng ngay lập tức quyết...
Ngày 1/5, Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã hối thúc Burkina Faso, Mali và Niger xem xét lại việc rút khỏi tổ chức khu vực này.