Theo các nguồn tin, Đan Mạch đã gửi tin nhắn riêng tới đội ngũ của ông Trump, muốn thảo luận về việc tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Greenland mà không cần đòi sáp nhập hòn đảo này.
Ngày 11-1, trang tin Axios (Mỹ) tiết lộ: "Hai nguồn thạo tin cho biết Đan Mạch đã gửi tin nhắn riêng cho đội ngũ của Tổng thống đắc cử Trump trong những ngày gần đây, bày tỏ sẵn sàng thảo luận về việc tăng cường an ninh ở Greenland, hoặc tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ trên hòn đảo này".
Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng việc kiểm soát đảo Greenland là cần thiết đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Con trai ông, doanh nhân Donald Trump Jr, đã đến thăm Greenland trong tuần này với chiếc mũ MAGA (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại).
Theo Axios, Chính phủ Đan Mạch muốn thuyết phục ông Trump, gồm cả thông qua các tin nhắn gửi cho các cố vấn của ông trong tuần này, rằng những lo ngại về an ninh của tổng thống đắc cử Mỹ có thể được giải quyết mà không cần đòi sáp nhập Greenland vào Mỹ.
Các nguồn tin cho biết Chính phủ Đan Mạch muốn tránh một cuộc xung đột công khai với chính quyền mới của Mỹ và đã yêu cầu các thành viên trong đội ngũ của ông Trump làm rõ chính xác ý định của tổng thống đắc cử trong các bình luận của ông vào đầu tuần này.
Trong thông điệp được chuyển tới đội ngũ của ông Trump, Chính phủ Đan Mạch nhấn mạnh Greenland không phải để bán, nhưng bày tỏ sẵn sàng thảo luận về bất kỳ yêu cầu nào khác của Mỹ liên quan đến hòn đảo này.
Một nhà ngoại giao châu Âu nói với trang Axios rằng Đan Mạch được coi là một trong những đồng minh thân thiết nhất của Mỹ tại Liên minh châu Âu (EU), và không ai có thể tưởng tượng đây sẽ là quốc gia đầu tiên mà Trump "cố tình gây gổ".
Theo Hãng tin Reuters, người phát ngôn nhóm chuyển giao quyền lực của ông Donald Trump chưa phản hồi khi được đề nghị bình luận về thông tin trên Axios.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tuần này cho biết bà đã yêu cầu tổ chức cuộc gặp với ông Trump, nhưng cho rằng cuộc gặp sẽ không diễn ra trước lễ nhậm chức ngày 20-1 của ông Trump. Lãnh đạo Greenland Mute Egede cũng nói rằng ông sẵn sàng nói chuyện với ông Trump, nhưng kêu gọi tôn trọng nguyện vọng độc lập của hòn đảo này.
Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới, giàu dầu mỏ và khoáng sản. Hôm 7-1, ông Trump nói rằng Greenland đóng vai trò sống còn với an ninh Mỹ, đồng thời cảnh báo sẽ áp thuế lên Đan Mạch nếu đề xuất mua hòn đảo này tiếp tục bị từ chối.
Tuy nhiên, chính quyền Greenland và các quan chức Đan Mạch khẳng định vùng đất rộng lớn này - vốn là một phần của Đan Mạch trong hơn 600 năm - không phải để bán.
Ukraine phát động chiến dịch ở Kursk nhằm giảm áp lực từ Nga, nhưng dường như đã phạm sai lầm khi phải chia sẻ nguồn lực giữa hai mặt trận.
Tại thành phố Chancay, Peru, Trung Quốc đang xây một siêu cảng có thể thách thức ảnh hưởng của Mỹ tại nơi mà Washington từ lâu đã coi là sân sau.
Khảo sát lần đầu ghi nhận đa số người Ukraine được hỏi ủng hộ 'kết thúc nhanh chiến sự bằng đàm phán', thay đổi đáng kể so với trước đây.
Ngày 11/3, Iran cho biết, các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nước này có thể sớm kết thúc, nếu các cường quốc thế giới thể hiện ý chí chính trị cần thiết.
Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ.
Ông Medvedev chỉ trích việc NATO cam kết trong tương lai sẽ cấp tư cách thành viên cho Ukraine, cho rằng Nga nên nỗ lực khiến cả Ukraine và NATO đều 'biến mất'.
Ngày 30/10, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết về sự cần thiết chấm dứt sự phong tỏa kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên hôm 30-7 thông báo bổ nhiệm ông Ri Seung Guk làm đại sứ Triều Tiên tại Việt Nam, sau 5 năm bỏ trống vị trí này.
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 12/11 cảnh báo cuộc nội chiến ở Sudan đang tiếp tục gây ra 'tình trạng bạo lực nghiêm trọng và đau khổ' cho hàng triệu dân thường ở quốc gia Đông Bắc Phi này.