Australia công bố dự luật cấm người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội vì cho rằng các nội dung độc hại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em.
"Mạng xã hội gây hại cho trẻ em Australia cả về thể chất lẫn tinh thần và có nguy cơ truyền tải nội dung thù ghét, nhạy cảm đến với chúng. Đã đến lúc chấm dứt tình hình này", Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu hôm nay, khi công bố dự luật kiểm soát mạng xã hội được đánh giá là nghiêm ngặt nhất thế giới.
Dự luật sẽ cấm hoàn toàn trẻ dưới 16 tuổi sử dụng các nền tảng mạng xã hội mà không có bất kỳ miễn trừ nào, dù được phụ huynh đồng ý hoặc đã có sẵn tài khoản. Đảng Tự do đối lập đã lên tiếng ủng hộ dự luật và nó dự kiến được thông qua cuối năm 2025.
Bộ trưởng Truyền thông Michelle Rowland cho biết trong danh sách mạng xã hội bị cấm với người dưới 16 tuổi có các nền tảng lớn như Facebook, Instagram, TikTok hay X và YouTube.
Australia cũng đang thử nghiệm hệ thống xác minh độ tuổi để ngăn trẻ em chưa đủ tuổi truy cập các nền tảng sau khi luật có hiệu lực. Nước này đến nay chưa áp dụng các phương pháp xác minh độ tuổi dùng mạng xã hội bằng sinh trắc học hay giấy tờ tùy thân.
Các nền tảng mạng xã hội từ chối hoặc chưa bình luận về dự luật này của Australia.
Digital Industry Group (DIGI), tổ chức đại diện có thành viên là các tập đoàn công nghệ lớn sở hữu các nền tảng mạng xã hội, cảnh báo lệnh cấm của Australia có thể thúc đẩy người dùng nhỏ tuổi khám phá phần tối hơn, ít được quản lý của Internet.
"Giữ an toàn cho người dùng nhỏ tuổi là ưu tiên hàng đầu. Thay vì chặn quyền truy cập, cần đảm bảo họ được tiếp cận cân bằng để tạo không gian mạng phù hợp với lứa tuổi", Sunita Bose, giám đốc DIGI, nói, mô tả luật cấm của Australia là "phản ứng của thế kỷ 20 đối phó với thách thức thế kỷ 21".
Một số quốc gia đã cam kết áp dụng biện pháp pháp lý để hạn chế người chưa đủ tuổi sử dụng mạng xã hội. Năm 2022, Pháp đề xuất cấm người dưới 15 tuổi dùng mạng xã hội, miễn trừ với các trường hợp được phụ huynh cho phép.
Đức Trung (Theo Reuters, Guardian, Canberra Times)
Tổng thống Nga Putin cho biết đang sẵn sàng xem xét các đề xuất nhằm mở rộng sự hiện diện của các thực thể châu Phi nói riêng và các nước châu Phi nói chung trong các cơ quan của Liên hợp quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết cuộc đàm phán đang diễn ra có thể là 'cơ hội cuối' để các bên đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.
Một thiếu niên Pháp bị bắt sau khi dọa đánh bom gần Paris trong bối cảnh giới chức nước này cố gắng ngăn hành vi tương tự.
Sau khi kết thúc cuộc chiến pháp lý hơn 10 năm, ông chủ WikiLeaks trở về Australia như một người hùng trong mắt những người ủng hộ ở quê nhà.
Moscow tuyên bố sẽ không tiếp tục đàm phán với chính quyền Ukraine sau cuộc tấn công vào tỉnh Kursk của Nga.
Theo Cơ quan an ninh Ukraine (SBU), các cuộc điều tra đã vạch trần các quan chức Bộ Quốc phòng và các giám đốc của nhà cung cấp vũ khí Lviv Arsenal, những kẻ đã đánh cắp gần 1,5 tỷ hryvnia khi mua đạn pháo.
Phiên tòa ở New York, xung đột trên thế giới và kinh tế Mỹ là những biến số có thể tác động lớn đến cuộc đua vào Nhà Trắng, khi hai ứng viên đang có chênh lệch sít sao trong khảo sát.
Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Philippines tố hai chiến đấu cơ Trung Quốc bay quanh máy bay của họ trong lúc Philippines tuần tra cùng Úc ở Biển Đông.