Cuộc thăm dò do tờ Sydney Morning Herald thực hiện cho thấy các cử tri đã phản đối chương trình "Tiếng nói của người bản địa trước Quốc hội" trong tháng thứ 5 liên tiếp.
Theo hãng tin Reuters, kết quả một cuộc thăm dò ngày 11/9 cho thấy sự ủng hộ đối với việc đưa Ban cố vấn về người Bản địa vào Hiến pháp Australia đã giảm mạnh hơn, khiến đề xuất mang tính bước ngoặt này có nguy cơ thất bại trước cuộc bỏ phiếu toàn quốc diễn ra vào tháng tới.
Cuộc thăm dò do tờ Sydney Morning Herald thực hiện cho thấy các cử tri đã phản đối chương trình "Tiếng nói của người bản địa trước Quốc hội" trong tháng thứ 5 liên tiếp, khi chính phủ vật lộn để thuyết phục những cử tri còn hoài nghi và chưa quyết định bỏ phiếu cho đề xuất này.
Người dân Australia sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 14/10 tới. Khi đó, họ sẽ được hỏi liệu có ủng hộ việc thay đổi Hiến pháp để thành lập một ủy ban Bản địa nhằm cố vấn cho Quốc hội liên bang hay không.
Cuộc trưng cầu dân ý cần phải có đa số phiếu trên toàn quốc cũng như đa số phiếu ở ít nhất 4 trong 6 bang thì mới thay đổi được Hiến pháp. Tuy nhiên, cuộc khảo sát chỉ cho thấy đảo Tasmania ủng hộ “Tiếng nói trước Quốc hội.”
Kể từ khi Australia độc lập vào năm 1901, chỉ có 8 trong số 44 đề xuất thay đổi Hiến pháp được thông qua. Tỷ lệ ủng hộ đã giảm xuống 43% trong cuộc khảo sát mới nhất, giảm từ mức 46% hồi tháng 8/2023 khi các cử tri ở bang New South Wales và bang Victoria - các bang đông dân nhất Australia - quay sang phản đối đề xuất này.
Số phiếu “Không” là cao nhất ở bang Queensland và bang Tây Australia với 61% người từ chối ủng hộ “Tiếng nói trước Quốc hội.”
Cuộc thăm dò cũng cho thấy tỷ lệ tín nhiệm đối với Thủ tướng Anthony Albanese - người đã đặt cược “vốn liếng chính trị” đáng kể vào cuộc trưng cầu dân ý này - bị sụt giảm, lần đầu tiên rơi vào “vùng tiêu cực” kể từ cuộc bầu cử hồi tháng 5/2022.
Cuộc tranh luận về trưng cầu dân ý đã gây chia rẽ quan điểm, khi những người ủng hộ cho rằng “Tiếng nói trước Quốc hội” sẽ mang lại tiến bộ cho cộng đồng thổ dân, công nhận nền văn hóa 65.000 năm tuổi và "đoàn kết dân tộc".
Những người phản đối nói rằng nó sẽ gây chia rẽ và trao quyền lực quá mức cho cơ quan này (ban cố vấn Bản địa), trong khi những người khác mô tả nó là chủ nghĩa tượng trưng và không có ý nghĩa.
Chiếm khoảng 3,2% trong tổng số gần 26 triệu dân của Australia, thổ dân bị chính quyền thực dân Anh gạt ra ngoài lề xã hội và không được nhắc đến trong hiến pháp 122 năm tuổi của Australia./.
Ngày 14/4, tại buổi họp báo quý 1/2023 do UBND TP Đà Nẵng tổ chức, trả lời báo chí, lãnh đạo Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) và UBND quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) khẳng định sẽ thu hồi 238 sổ đỏ do Sở TN-MT cấp sai quy định, bị cấp tòa sơ thẩm (TAND quận Liên Chiểu) và phúc thẩm (TAND TP Đà Nẵng) tuyên yêu cầu thu hồi, hủy bỏ. Theo lãnh đạo Sở TN-MT, TAND TP Đà Nẵng đã tuyên, nêu rõ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 238 trường hợp này...
Theo Văn phòng Quốc hội , chiều 27.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp mặt lãnh đạo các cơ quan quản lý...
Tầng 1 của căn nhà 4 tầng bốc cháy dữ dội trong đêm, rất may 5 người trong nhà kịp thoát ra ngoài từ ban công tầng 2.
Mặc dù cổng đăng kí dự thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội đã mở nhưng sau gần 1 giờ trôi qua, nhiều thí sinh vẫn chưa truy cập được vào hệ thống.
Tang lễ của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh diễn ra tại Qatar trong ngày 2-8 sau vụ ám sát cách đây hai ngày tại thủ đô Tehran của Iran. Quan chức cấp cao Hamas cảnh báo Israel đang 'chìm sâu vào bùn lầy'.
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu huyện Đạ Huoai làm rõ các thông tin liên quan đến vườn sầu riêng phía sau lưng chốt cảnh sát giao thông đèo Bảo Lộc.
HUẾ - 'Đông Ba ngày mới' là chủ đề của triển lãm ảnh nghệ thuật, thời sự nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh đẹp của chợ Đông Ba ,...
Công ty chuyên sản xuất cáp điện, cáp viễn thông rộng hàng trăm mét vuông bất ngờ bốc cháy dữ dội, cột khói cao hàng chục mét uy hiếp nhiều hộ dân lân cận.
Trong thông cáo ngày 28/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án các nỗ lực thay đổi Chính phủ Niger một cách bất hợp pháp và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Tổng thống Niger Mohamed Bazoum.