Chủ tịch Ủy ban AU tuyên bố "những biến động địa chính trị nhanh chóng và dữ dội đang gây ra sự hỗn loạn kinh tế và ngoại giao, báo hiệu sự tái cấu trúc địa chính trị toàn cầu"...
![]() |
Hội nghị thượng đỉnh AU diễn ra trong hai ngày 15-16/2 tại trụ sở AU ở Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia. |
Ngày 15/2, Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU), ông Moussa Faki Mahamat đã kêu gọi đoàn kết lục địa mạnh mẽ hơn, đổi mới tinh thần trước những bất ổn toàn cầu ngày càng gia tăng.
Lời kêu gọi được chính trị gia này đưa ra trong bài phát biểu cuối cùng trước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai ở vị trí lãnh đạo cơ quan giúp việc AU này.
Tin liên quan |
![]() |
Phát biểu tại Phiên họp thường kỳ lần thứ 38 của Đại hội đồng các nguyên thủ quốc gia và chính phủ AU, Chủ tịch Ủy ban AU Faki phác thảo bối cảnh nhiệm kỳ của mình là "những biến động địa chính trị nhanh chóng và dữ dội," bao gồm đại dịch COVID-19, làm trầm trọng thêm gánh nặng nợ nần, và xung đột Nga-Ukraine, gây ra sự hỗn loạn kinh tế và ngoại giao, "báo hiệu sự tái cấu trúc địa chính trị toàn cầu."
Những sự kiện này khiến AU cũng phải đối mặt với những thách thức liên quan đến an ninh lương thực, y tế, xã hội và chính trị.
Đề cập sự tiếp diễn của các cuộc xung đột ở nội bộ châu Phi như ở Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo, Libya, khu vực Sahel..., Chủ tịch AU nhận định, những yếu tố này đã góp phần vào sự di chuyển của người tị nạn và những người phải di dời trong nước, gây căng thẳng cho các nguồn tài nguyên vốn đã mong manh.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi để thích nghi với thực tế toàn cầu mới và khẳng định vị thế của mình trong trật tự thế giới đang thay đổi, Chủ tịch Faki kêu gọi đổi mới tinh thần của chủ nghĩa toàn châu Phi, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết nguyện vọng của thanh niên châu Phi.
Hội nghị thượng đỉnh AU diễn ra trong hai ngày 15-16/2 tại trụ sở AU ở Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia, quy tụ đại diện từ 55 quốc gia thành viên.
Các vấn đề chính trong chương trình nghị sự bao gồm xung đột leo thang ở Cộng hòa Dân chủ Congo, chiến tranh và khủng hoảng nhân đạo ở Sudan, cùng với lệnh cắt giảm viện trợ từ Mỹ.
Hội nghị đã bầu ra chủ tịch mới của AU - một chức vụ đại diện cho khoảng 1,5 tỉ người trên khắp châu lục là ông Mahmoud Ali Youssouf - Ngoại trưởng Djibouti. Ông Mahmoud Ali Youssouf đã giành chiến thắng trước ông Raila Odinga, cựu Thủ tướng Kenya và ông Richard Randriamandrato, cựu Ngoại trưởng Madagascar, trong cuộc bỏ phiếu tại hội nghị.
Ông Youssouf sẽ có nhiệm kỳ 4 năm, thay thế ông Moussa Faki - người đã giữ chức vụ này kể từ năm 2017.
Với tư cách là người đứng đầu Ủy ban AU, ông Youssouf sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, trong bối cảnh AU thường xuyên bị chỉ trích vì thiếu hành động hoặc phản ứng thiếu nghiêm túc trước các cuộc xung đột vũ trang ở nhiều nơi tại châu lục này.
Cuộc thử nghiệm tên lửa của Nhật Bản được xem là thiết yếu trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực ngày càng nghiêm trọng.
Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.
Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.
Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.
Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.
Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Ông Hun Sen cho biết một quan chức Campuchia 'trong lúc tức giận' đã rò rỉ cuộc điện đàm của ông với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn, khiến tình bạn với gia tộc Shinawatra đổ vỡ.
Ngày 17/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ủy ban ASEAN tại Kuwait (ACK) trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.