ASEAN trách nhiệm, tự cường vì người dân

09:00 08/09/2023

Xây dựng ASEAN hòa bình, ổn định, hợp tác vừa là trách nhiệm và nỗ lực tự thân vừa là nền tảng để lấy người dân làm trung tâm, làm động lực cho một ASEAN thịnh vượng và bền vững.

Khung cảnh tại Hội nghị cấp cao Đông Á - Ảnh: D.GIANG

Đó là những thông điệp chính được đưa ra sau ba ngày làm việc với gần 20 hoạt động của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan tại Indonesia.

Một ASEAN tầm vóc, kết nối

Xuyên suốt kỳ hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các bài phát biểu với nhiều sáng kiến đề xuất.

Như tại Hội nghị cấp cao Đông Á vào ngày 7-9, Thủ tướng cho rằng cần kiên trì với những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, củng cố lòng tin, khẳng định ASEAN sẵn sàng tham vấn, đối thoại và hợp tác bình đẳng, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Thủ tướng trông đợi các đối tác ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN bằng cả lời nói và hành động.

TIN LIÊN QUAN
  • Liên Hiệp Quốc hoan nghênh vai trò cầu nối của ASEAN

  • Thủ tướng đề xuất sớm hoàn tất các dự án đường cao tốc kết nối Ấn Độ - ASEAN, mở rộng tới Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho rằng đây là hội nghị "bội thu về kết quả" khi thông qua và ghi nhận tới 90 văn kiện.

Dấu ấn về tầm vóc của ASEAN được khẳng định rõ nét và xuyên suốt khi có sự hiện diện của gần 20 đối tác.

Ông Việt đặc biệt nhấn mạnh những đóng góp của Việt Nam trong dịp này, nhất là việc Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng việc ưu tiên tháo gỡ thể chế, đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định khu vực là trách nhiệm và nỗ lực tự thân của ASEAN.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho hay nhiều nội dung được thông qua tại hội nghị mang lại ý nghĩa lớn. Với chủ đề "ASEAN tầm vóc:

Tâm điểm của tăng trưởng", trụ cột kinh tế trở thành điểm nhấn khi các lãnh đạo ASEAN và các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thông qua tuyên bố về phát triển hệ sinh thái xe điện khu vực để giảm phát thải; Khung kinh tế biển xanh và Tuyên bố cấp cao về xây dựng Hiệp định khung ASEAN về kinh tế số; Tuyên bố về tăng cường an ninh lương thực và dinh dưỡng.

Hiện thực hóa các sáng kiến

"Các văn kiện này có ý nghĩa trong quá trình đẩy nhanh việc chuyển đổi và tham gia kinh tế số một cách bao trùm thông qua việc khởi động đàm phán Hiệp định khung ASEAN về kinh tế số (DEFA), Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững" - ông Diên nói.

Ông cũng cho biết Việt Nam thuộc nhóm các nước được đánh giá là có khả năng tận dụng các lợi thế khi ASEAN thúc đẩy hội nhập kinh tế số, nên sẽ có cơ hội lớn từ các cam kết đã đưa ra. Theo đánh giá, dự kiến việc thực hiện Hiệp định khung ASEAN về kinh tế số sẽ giúp nền kinh tế số của Việt Nam tăng 6,5 lần vào năm 2030.

Theo dõi diễn biến hội nghị, TS Nguyễn Khắc Giang, chuyên gia nghiên cứu chính trị - kinh tế Việt Nam thuộc Viện Nghiên cứu Yusof Ishak (Singapore), cho rằng việc các lãnh đạo ASEAN và các nước đối tác nhận diện được những thách thức cần giải quyết và đưa ra chương trình hành động cụ thể, thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực, với trọng tâm ưu tiên kinh tế xanh, kinh tế số có ý nghĩa to lớn.

TIN LIÊN QUAN
  • Thủ tướng đề nghị ASEAN mở rộng hợp tác lĩnh vực mới với Trung, Nhật, Hàn

Bởi khi thị trường thế giới nổi lên cuộc cạnh tranh của các siêu cường, nhất là Mỹ và Trung Quốc, ASEAN một mặt phải giữ được sự trung lập trước các sức ép để giữ vai trò trung tâm, nhưng mặt khác cũng phải thúc đẩy hợp tác kinh tế, chuỗi liên kết trong khu vực và quốc tế.

Đặc biệt là sáng kiến nỗ lực tự thân, lấy người dân làm trung tâm, cải cách thể chế mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra, ông Giang đánh giá sẽ góp phần giúp ASEAN trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thực tế ASEAN có nhiều thế mạnh để tận dụng các lợi thế này. Việc duy trì mức tăng trưởng tốt và hợp tác kinh tế đã giúp các nước trong khối tạo ra tiếng nói chung giữa một số bất đồng.

"Để tận dụng được cơ hội này, ASEAN cần xây dựng thể chế kinh tế đủ mạnh, tự cường để hợp tác và đầu tư lẫn nhau, tạo thành chuỗi cung ứng và gắn kết. Nếu có thể chế và cơ chế hợp tác tốt sẽ tạo ra bàn đạp mạnh, tạo thành nền kinh tế đủ lớn để bắt tay với các nước.

Điều này cũng tạo động lực để Việt Nam cải cách mạnh mẽ thể chế, chính sách, môi trường đầu tư, phát huy lợi thế là điểm đến triển vọng trong chuỗi cung ứng và kết nối hạ tầng" - ông Giang phân tích.

Chuyển giao nhiệm kỳ ASEAN 2024 cho Lào

Chiều 7-9, lãnh đạo các nước ASEAN và đối tác đã tham dự lễ bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị cấp cao liên quan và lễ chuyển giao cương vị chủ tịch ASEAN từ Indonesia sang Lào.

Trong phát biểu đảm nhận cương vị chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm 2024, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone chính thức công bố chủ đề của năm ASEAN 2024 là "Thúc đẩy kết nối và tự cường", chia sẻ các trọng tâm, ưu tiên về củng cố đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy xây dựng cộng đồng kết nối thông suốt, tự cường, bền vững.

Có thể bạn quan tâm
Hiện trường 2 vụ sạt lở xảy ra liên tiếp trong 3 ngày ở Hậu Giang

Hiện trường 2 vụ sạt lở xảy ra liên tiếp trong 3 ngày ở Hậu Giang

07:30 23/03/2023

Chỉ trong 3 ngày, tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang liên tiếp xảy ra 2 vụ sạt lở gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Các tướng công an nói lý do cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí

Các tướng công an nói lý do cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí

06:30 25/05/2024

Trung tướng Nguyễn Hải Trung cho hay việc bổ sung quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí giúp xử lý các hành vi, đồng thời tạo răn đe, phòng ngừa rất lớn.

Cháy rụi 3 căn nhà lúc nửa đêm

Cháy rụi 3 căn nhà lúc nửa đêm

05:30 02/05/2023

Bạc Liêu – Rạng sáng ngày 1.5, 3 căn nhà tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu bốc cháy. Do thời tiết khô hanh, lại cháy vào...

Báo động đỏ liên viện cứu sống mẹ con sản phụ bị sản giật nguy kịch

Báo động đỏ liên viện cứu sống mẹ con sản phụ bị sản giật nguy kịch

17:40 04/03/2024

Bệnh viện quận 7 vừa phối hợp cùng Bệnh viện Từ Dũ cứu sống mẹ con sản phụ bị sản giật nặng nguy kịch.

Trung Quốc khoét núi nối dòng nước từ 2 con sông lớn nhất đất nước

Trung Quốc khoét núi nối dòng nước từ 2 con sông lớn nhất đất nước

12:00 19/07/2023

Trung Quốc đào hầm xuyên qua một dãy núi lớn để đưa nước từ một nhánh của sông Dương Tử với nhánh của sông Hoàng Hà nhằm giải quyết tình...

Kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội

Kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội

05:00 15/05/2024

Cụ thể, tại Quyết định số 413, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội, do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật đảng. Thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 1198 của Bộ Chính trị. Tại Quyết định số 414, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với bà Phạm Thị...

Trật tự thôn hy sinh khi làm nhiệm vụ có thể được xem xét công nhận liệt sĩ

Trật tự thôn hy sinh khi làm nhiệm vụ có thể được xem xét công nhận liệt sĩ

16:20 15/05/2024

HĐND tỉnh Quảng Nam dự thảo Nghị quyết Quy định về tiêu chí thành lập tổ bảo vệ an ninh, trật tự; chế độ chính sách và mức hỗ trợ...

Dùng dao chém công an bị thương, hai vợ chồng lĩnh án 18 tháng tù

Dùng dao chém công an bị thương, hai vợ chồng lĩnh án 18 tháng tù

20:20 01/08/2023

Ngày 1/8, tại Nhà văn hóa xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn, TAND Cao Lộc tổ chức xét xử lưu động đối với Hoàng Thị Lỏi (SN 1969) và Chu Văn Lo (SN 1969), trú tại thôn Nà Tèn, xã Hải Yến, huyện Cao Lộc về tội chống người thi hành công vụ.

Vì sao Bộ GD&ĐT xóa sổ chương trình chất lượng cao trong trường đại học?

Vì sao Bộ GD&ĐT xóa sổ chương trình chất lượng cao trong trường đại học?

13:30 17/06/2023

Từ ngày 1/12/2023, trong các trường đại học sẽ không còn chương trình đào tạo chất lượng cao.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới