ASEAN thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ và bao trùm để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

11:30 01/12/2023

ASEAN đang nỗ lực chung tay để giải quyết vấn đề xâm hại trẻ em trên mạng trong bối cảnh có từ 1-20% trẻ em sử dụng internet (trong 6 nước ASEAN) cho biết đã từng bị bóc lột và xâm hại tình dục trực tuyến.

ASEAN thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ vào bao trùm để bảo vệ trẻ em trên mạng
Một số đại diện của các nước, tổ chức quốc tế tham dự Diễn đàn công nghệ thông tin ASEAN về bảo vệ trẻ em trên mạng lần thứ hai. (Ảnh: NA)

Diễn đàn công nghệ thông tin ASEAN về bảo vệ trẻ em trên mạng lần thứ hai vừa diễn ra (23-24/11) tại Bangkok, Thái Lan. Sự kiện do Bộ Kinh tế và xã hội kỹ thuật số, Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người của Vương quốc Thái Lan cùng Ủy ban ASEAN về Thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em (ACWC) Thái Lan đăng cai tổ chức. Diễn đàn cũng nhận được sự phối hợp của Ban thư ký ASEAN và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (LHQ).

Việt Nam có cử đoàn đại diện liên ngành tham dự sự kiện trên.

Nhằm thúc đẩy hành động mang tính phối hợp và có ý nghĩa trong các nỗ lực phòng, chống lại mọi hình thức bóc lột và xâm hại trẻ em trên mạng, trong và ngoài khu vực ASEAN, Diễn đàn đã thu hút hơn 260 đại biểu, đến từ 10 quốc gia thành viên ASEAN và 3 quốc gia khách mời gồm Trung Quốc, Mông Cổ và Papua New Guinea.

Hiện thực hóa tuyên bố cấp cao nhất

Theo thống kê, châu Á có tỷ lệ trẻ em sử dụng Internet cao nhất toàn cầu và vào năm 2022, khoảng 73% thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-24 ở châu Á-Thái Bình Dương thường xuyên kết nối trực tuyến. Cùng với nhiều lợi ích dành cho trẻ em, những rủi ro trực tuyến cũng hiện hữu, trong đó có nguy cơ bị bóc lột và xâm hại tình dục.

Tại 6 quốc gia thành viên ASEAN, dao động từ 1-20% trẻ em sử dụng Internet cho biết đã từng bị bóc lột và xâm hại tình dục trực tuyến. Tại Việt Nam, nghiên cứu Ngăn chặn tác hại do UNICEF, Interpol và ECPAT đồng thực hiện và công bố năm 2022 cho thấy, đối với nhóm từ 15-17 tuổi, 2% đã nhận tiền hoặc quà tặng để chia sẻ hình ảnh, video nhạy cảm của mình với người khác.

Trước thực trạng đáng báo động đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 tháng 11/2019, các nhà lãnh đạo Hiệp hội đã thông qua Tuyên bố về Bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bóc lột và xâm hại trên mạng. Để hiện thực hóa Tuyên bố này, các quốc gia thành viên ASEAN đã xây dựng và thông qua Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bóc lột và xâm hại trên mạng vào tháng 10/2021.

Kế hoạch này bao gồm 7 lĩnh vực trọng tâm gồm: Tăng cường hoàn thiện khung luật pháp và chính sách; tăng cường năng lực thực thi pháp luật; thành lập các đơn vị chuyên trách; cung cấp dịch vụ hỗ trợ và bảo vệ trẻ em toàn diện; thu thập dữ liệu và nghiên cứu; xây dựng chương trình giáo dục cho học sinh, cha mẹ và thầy cô; và thúc đẩy vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp công nghệ thông tin – tất cả đều nhằm bảo vệ trẻ em tốt hơn trước rủi ro và mối nguy hại trên không gian mạng.

Đặc biệt, lĩnh vực ưu tiên số 7 của Kế hoạch nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc hợp tác với doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) trong việc ngăn chặn và ứng phó với các tác hại trực tuyến, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp, chính phủ và các bên liên quan cần họp mặt hằng năm để xác định và thảo luận giải pháp.

Diễn đàn lần này là một trong những hoạt động quan trọng của lĩnh vực 7 nhằm triển khai Kế hoạch nêu trên.

Diễn đàn hướng tới mang lại một cơ hội tích cực để thảo luận và hợp tác giữa doanh nghiệp CNTT trong khu vực, chính phủ và các bên có liên quan chủ chốt khác nhằm đảm bảo trẻ em được an toàn trên mạng.

ASEAN thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ vào bao trùm để bảo vệ trẻ em trên mạng
Đoàn Việt Nam tham gia Diễn đàn công nghệ thông tin ASEAN về bảo vệ trẻ em trên mạng lần thứ hai. (Ảnh: NA)

Hướng dẫn hoàn thiện khung luật pháp quốc

Tại diễn đàn lần này, ASEAN đã công bố Hướng dẫn hoàn thiện khung luật pháp quốc gia hài hòa và toàn diện để phòng ngừa và ứng phó với mọi hình thức bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em trực tuyến, đảm bảo các nguyên tắc dựa trên bằng chứng; cải cách pháp luật phải có tính “đón lõng”: cách diễn đạt trong luật cần phải đủ độ mở và toàn diện, để bảo đảm có thể bao trùm cả các vấn đề mới nổi có thể xảy ra trong những năm sau khi luật được thông qua; tạo mối liên kết với các hoạt động hoàn thiện pháp luật khác liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới.

Hướng dẫn này cũng giới thiệu cách tiếp cận phân cấp/phân loại luật pháp phòng ngừa và ứng phó với mọi hình thức bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em trực tuyến để xem xét các giai đoạn lập pháp khác nhau hiện nay của các quốc gia thành viên ASEAN:

Cấp 1: Các quy định toàn diện về nội dung trong luật hình sự và tố tụng hình sự về mọi hình thức bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em trực tuyến là chìa khóa để đảm bảo rằng nạn nhân của mọi hình thức bóc lột và xâm hại tình dục trực tuyến là trẻ em được bảo vệ đầy đủ khi họ tham gia vào quá trình tư pháp hình sự.

Cấp 2: Các quy định tố tụng hình sự liên quan để bảo vệ nạn nhân và cho phép nạn nhân yêu cầu bồi thường thông qua luật dân sự; nghĩa vụ đối với các doanh nghiệp CNTT cung cấp sản phẩm, nền tảng và dịch vụ kỹ thuật số.

Cấp 3: Các quy định liên quan đến lĩnh vực tài chính và các lĩnh vực liên quan khác.

Ngoài ra, tại Diễn đàn lần này, ASEAN cũng công bố Hướng dẫn của ASEAN về cung cấp các dịch vụ bảo vệ và hỗ trợ cho tất cả nạn nhân là trẻ em và trẻ em tiếp xúc với pháp luật là hậu quả của bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em trực tuyến.

Hướng dẫn giới thiệu các nguyên tắc cung cấp dịch vụ đa ngành và tích hợp; cung cấp dịch vụ dựa trên quyền, nhạy cảm về giới, phù hợp với độ tuổi và toàn diện; tiếp cận lấy nạn nhân làm trung tâm; không phân biệt đối xử; 'Không gây tổn hại'.

Ngoài ra, hướng dẫn còn giới thiệu gói dịch vụ cơ bản tối thiểu bao gồm: Quản lý ca; nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ xã hội; chăm sóc dựa vào gia đình; cung cấp dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần và hỗ trợ tâm lý xã hội; Sức khỏe và y tế; Tư pháp và thực thi pháp luật; gỡ bỏ tài liệu xâm hại tình dục trẻ em; đền bù; giáo dục và dạy nghề; bảo trợ xã hội.

Đối với người có hành vi phạm tội liên quan đến bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em trực tuyến là trẻ em thì cần áp dụng cách tiếp cận dựa trên quyền trẻ em và hướng tới tái hòa nhập và phục hồi.

Có thể bạn quan tâm
Bất cập sau 20 năm triển khai chương trình cụm, tuyến dân cư vượt lũ ở Long An

Bất cập sau 20 năm triển khai chương trình cụm, tuyến dân cư vượt lũ ở Long An

10:50 23/07/2024

Hiện nay, các cụm tuyến dân cư vượt lũ trên địa bàn tỉnh Long An chưa được sử dụng, khai thác hết công năng, trong khi mục tiêu của chương...

40 nghìn lao động ở Bắc Giang làm việc xuyên dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9

40 nghìn lao động ở Bắc Giang làm việc xuyên dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9

06:50 02/09/2023

Gần 40 nghìn người lao động thuộc hơn 30 doanh nghiệp ở Bắc Giang vẫn làm việc, duy trì sản xuất trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9 năm nay.

Hai trường đại học dân lập 'quên' chuyển sang tư thục suốt 16 năm

Hai trường đại học dân lập 'quên' chuyển sang tư thục suốt 16 năm

23:00 02/11/2023

Theo quy định, trường đại học dân lập Công nghệ Sài Gòn và Phương Đông phải chuyển sang trường đại học tư thục trước 30-6-2007, thế nhưng đã 'quên' cho tới nay.

Đóng tiền đi trải nghiệm: Sở GD&ĐT Hải Phòng nêu trách nhiệm của hiệu trưởng

Đóng tiền đi trải nghiệm: Sở GD&ĐT Hải Phòng nêu trách nhiệm của hiệu trưởng

05:10 11/03/2024

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hải Phòng thông báo kết quả kiểm tra liên quan phản ánh, học sinh trường THPT Lê Hồng Phong (Hải Phòng) đóng gần 3 triệu đồng đi trải nghiệm và nêu rõ trách nhiệm của hiệu trưởng với vai trò người đứng đầu trong sự việc này. 'Trách nhiệm để xảy ra hạn chế và khuyết điểm về công tác tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm nêu trên trước tiên thuộc về Hiệu trưởng nhà trường với vai trò người đứng đầu. Sau đó là...

Bản tin 8H: Thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ tại nhà kho bị khoá

Bản tin 8H: Thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ tại nhà kho bị khoá

08:30 05/04/2023

Lực lượng chức năng Đà Nẵng đang điều tra vụ người đàn ông tử vong trong tư thế treo cổ tại nhà kho.

Hà Giang: Truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ, cô gái trẻ bị khởi tố

Hà Giang: Truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ, cô gái trẻ bị khởi tố

19:20 20/06/2023

Ngày 20/6, Công an tỉnh Hà Giang cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố bị can và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Đặng Phương Thảo (SN 1996, trú tại thôn Thái Hà, xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang) vì có hành vi truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ. Kiến ThứcCơ quan Công an đọc quyết định khởi tố đối với Thảo. Ảnh Công an tỉnh Hà Giang.1 Trước đó, Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh tiếp nhận đơn tố giác...

Đà Nẵng: Người dân muốn thuê đất trống, đất bỏ hoang để sản xuất phải đấu giá

Đà Nẵng: Người dân muốn thuê đất trống, đất bỏ hoang để sản xuất phải đấu giá

17:30 12/10/2023

Sáng 12/10, HĐND thành phố Đà Nẵng có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề với nông dân trên địa bàn. Tại buổi tiếp xúc, nhiều ý kiến của cử tri kiến nghị được thuê, mượn đất trống để sản xuất, tuy nhiên, lãnh đạo thành phố cho biết phải qua đấu giá để tránh tiêu cực.

Viện kiểm sát: Khi đi đăng kiểm, chủ xe buộc phải đưa tiền để không bị làm khó

Viện kiểm sát: Khi đi đăng kiểm, chủ xe buộc phải đưa tiền để không bị làm khó

19:40 15/08/2024

Viện kiểm sát một lần nữa lập luận như vậy khi có luật sư cho rằng các bị cáo là đăng kiểm viên đã không thỏa thuận trước với chủ xe và cho rằng tiền mà bị cáo nhận chỉ là tiền bồi dưỡng.

Ông Phạm Việt Dũng tái đắc cử Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên khóa XVII

Ông Phạm Việt Dũng tái đắc cử Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên khóa XVII

08:20 05/10/2023

Thái Nguyên - Sau 2 ngày làm việc, Đại hội Công đoàn tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2023-2028) đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 39 người....

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới