Ngày 12.7, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã trao đổi về tình hình quốc tế, khu vực và định hướng cho các cơ chế do ASEAN thành lập tại phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM-56) ở Jakarta, Indonesia.
Đoàn kết để hài hòa trong quan hệ đối ngoại
Với tinh thần thẳng thắn và xây dựng, các bộ trưởng đã có phiên thảo luận thực chất, đánh giá các chuyển động chiến lược trong môi trường khu vực, quốc tế và những tác động đặt ra cho ASEAN, cũng như trao đổi định hướng phát huy vai trò, đóng góp của ASEAN cho hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực.
Các nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và giá trị chung được nêu trong các văn kiện như Hiến chương ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP).
Các bộ trưởng khẳng định mong muốn của ASEAN về mở rộng và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác, đồng thời nhấn mạnh sự tham gia của các đối tác tại khu vực phải trên cơ sở tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi và cùng đóng góp xây dựng cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ.
Trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, các bộ trưởng chia sẻ quan ngại về tình hình phức tạp tiếp diễn tại Myanmar, nhấn mạnh ASEAN cần giữ vững đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm trong hỗ trợ Myanmar, bảo đảm hình ảnh và uy tín của ASEAN.
Các bộ trưởng khẳng định Đồng thuận 5 điểm (5PC) và Quyết định năm 2022 của Lãnh đạo Cấp cao về triển khai 5PC còn nguyên giá trị và vẫn là các văn bản định hướng cho nỗ lực của ASEAN; bày tỏ ủng hộ nỗ lực của Chủ tịch và Đặc phái viên, tiếp tục đối thoại xây dựng với Myanmar, kiên trì hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp khả thi, bền vững.
Các bộ trưởng nhất trí ASEAN cần tích cực tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar, đặc biệt phát huy vai trò của Trung tâm Điều phối Hỗ trợ Nhân đạo của ASEAN (AHA) trong huy động và triển khai hỗ trợ nhân đạo cho người dân nước này.
Các bộ trưởng tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.
ASEAN và đối tác thúc đẩy đối thoại và hợp tác thực tâm
Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ tính cấp thiết của việc phát huy vai trò của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) trong bối cảnh hiện nay.
ASEAN cần đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc cũng như tính mở và bao trùm của các cơ chế trên cơ sở tiếp cận cân bằng, khách quan, đáp ứng quan tâm chính đáng của tất cả các bên.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn ủng hộ ASEAN tăng cường quan hệ với các đối tác, khuyến khích sự tham gia và đóng góp của các đối tác tại khu vực, hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng và cùng ứng phó các thách thức chung.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, các đối tác cần tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN cả bằng lời nói và hành động, cùng ASEAN xây dựng lòng tin, thu hẹp khác biệt, cùng thúc đẩy đối thoại và hợp tác thực tâm.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ lập trường nguyên tắc của ASEAN trong các vấn đề quốc tế, khu vực; ủng hộ ASEAN hỗ trợ Myanmar tìm kiếm giải pháp, khẳng định giá trị của 5PC, đánh giá cao nỗ lực của Chủ tịch và Đặc phái viên; đồng thời nhấn mạnh giải pháp cho vấn đề Myanmar phải do Myanmar quyết định.
Về Biển Đông, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, cần bảo đảm môi trường thuận lợi cho đàm phán COC, đề nghị ASEAN cần kiên trì với lập trường nguyên tắc, đề cao luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, cùng hướng tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình và hợp tác.
Ngay sau phiên họp hẹp, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã chứng kiến Saudi Arabia kí kết văn kiện tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC). Đây là bên thứ 51 tham gia thỏa thuận này.
Cử tri huyện Hóc Môn, TP.HCM cho rằng ngành giáo dục cần quản lý các trường quốc tế chặt chẽ hơn sau những vụ việc ồn ào thời gian qua.
Liên quan đến vụ 5 ngư dân Phú Yên bị chìm tàu, mất tích trên vùng biển Khánh Hòa, lực lượng chức năng đã 2 lần nhận được tín hiệu...
Từ năm 2022 đến hết 6 tháng đầu năm 2023, số vụ tai nạn giao thông do phương tiện kinh doanh vận tải gây ra là 5.778 vụ (35,60%), làm chết 3.724 người (40,99%), bị thương 2.767 người (24,63%).
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết Việt Nam ủng hộ, sẵn sàng hỗ trợ Quốc hội Lào tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Quốc hội Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ nhất tại Vientinane năm 2023.
Ngày 18/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký công điện của Thủ tướng về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Theo đó, để bảo đảm việc tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến của nhân dân bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng theo yêu cầu Nghị quyết số 671 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 170 của Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương đôn đốc việc gửi báo cáo theo đúng kế hoạch của...
Theo quy hoạch, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị thông minh, hiện đại.
Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải nhấn mạnh cố Thủ tướng Phan Văn Khải là lãnh đạo tài năng, xuất sắc của Đảng, Nhà nước, nhân dân.
TP Hồ Chí Minh - Nhằm có thêm nhà vệ sinh công cộng cho người dân và du khách đến với thành phố, UBND Quận 1 vừa đề xuất sử...
Năm 2021, trong thời gian Nhà tạm giữ Công an huyện Vân Canh tạm dừng việc cho bị can thăm gặp thân nhân do dịch COVID-19, Lê Thanh Trung đã nhận tiền và để các bị can liên lạc trái phép với gia đình.