Tổng thống Azerbaijan, ông Ilham Aliyev, cho rằng "có khả năng đi đến một thỏa thuận hòa bình, xét đến việc Armenia chính thức công nhận Karabakh là một phần của Azerbaijan."
Ngày 25/5, sau các cuộc gặp tại Moskva (Liên bang Nga), Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cho biết hai nước đang tiến tới bình thường hóa quan hệ sau khi công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Hai nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan đã có các cuộc hội đàm riêng rẽ với Tổng thống Nga Vladimir Putin trước khi bước vào cuộc gặp ba bên diễn ra cùng ngày.
Phát biểu trước các cuộc đàm phán này, Tổng thống Azerbaijan Aliyev cho rằng "có khả năng đi đến một thỏa thuận hòa bình, xét đến việc Armenia chính thức công nhận Karabakh là một phần của Azerbaijan."
Về phần mình, Thủ tướng Armenia Pashinyan cho biết hai bên đã đạt được bước tiến tốt trong việc bình thường hóa quan hệ dựa trên sự công nhận toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Ông Pashinyan khẳng định Yerevan sẵn sàng giải tỏa tất cả các tuyến giao thông trong khu vực đi qua lãnh thổ Armenia.
Trong khi đó, phát biểu tại cuộc gặp ba bên Nga-Armenia-Azerbaijan, Tổng thống Putin cũng nhận định tình hình giữa Armenia và Azerbaijan đang tiến triển theo hướng giải quyết vấn đề dù vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định nhưng chỉ mang tính kỹ thuật.
Theo ông Putin, một trong những vấn đề còn tồn tại là các tuyến giao thông, nhưng vấn đề này có thể giải quyết được.
Tổng thống Putin cho biết thêm các Phó Thủ tướng của Nga, Armenia và Azerbaijan sẽ gặp nhau vào tuần tới tại Moskva để giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
Quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan căng thẳng liên quan quyền kiểm soát khu vực Nagorny-Karabakh, khu vực nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào nước này.
Căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng với đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tiến hành hàng chục cuộc gặp cấp cao, nhưng chưa tìm được biện pháp hòa giải phù hợp đối với các vấn đề, trong đó có việc phân định biên giới và trao đổi tù nhân.
Quan hệ giữa hai nước càng trở nên căng thẳng sau khi Baku ngày 23/4 vừa qua thiết lập một trạm kiểm soát trên tuyến đường bộ duy nhất đi qua lãnh thổ Azerbaijan và nối Armenia với khu vực Nagorny-Karabakh./.
Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có thư chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Sau gần 1 ngày rà soát khoảng 2ha bãi sú vẹt tại TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, lực lượng cứu nạn đã tìm thấy thi thể nạn nhân bị mất tích.
Từ năm 2021 đến nay, cả nước đã hoàn thành khoảng 40.600 căn nhà ở xã hội, trong đó Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Tây Ninh, Bình Dương… dẫn đầu cả nước.
Quảng Ngãi - Ngày 30.5, lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ 3 nhà báo phản ánh bị nhân viên...
Đường Hoàng Hữu Nam (TP Thủ Đức, TP.HCM) được khởi công nâng cấp cách đây 9 năm nhưng chưa xong do vướng mặt bằng.
Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và một số quốc gia khác đồng loạt cảnh báo về tình trạng leo thang của cuộc xung đột tại bang Rakhine, phía tây nam Myanmar.
Lệnh hạn chế tàu thuyền mà liên minh quân sự do Saudi Arabia đứng đầu áp đặt từ năm 2015, gần đây dần được nới lỏng sau các cuộc thương lượng với lực lượng Houthi, dưới vai trò trung gian của LHQ.
Thanh Hóa - Đêm 19.1, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức lễ tôn vinh “Công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu xứ Thanh”, “Công nhân giỏi xứ Thanh” năm...
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Thủ tướng Han Deok Soo cùng một số quan chức khác đã dùng bữa trưa là các loại hải sản tại Văn phòng tổng thống để xoa dịu nỗi lo về an toàn thực phẩm.