Armenia, nước láng giềng phía nam Nga, tuyên bố sẽ cân nhắc gửi đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu.
"Armenia đang thảo luận về nhiều cơ hội mới, trong đó mong muốn làm thành viên Liên minh châu Âu (EU) không còn là bí mật", Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan ngày 8/3 trả lời phỏng vấn trên đài TRT World của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông bổ sung rằng Armenia đang nỗ lực thắt chặt quan hệ hơn nữa với phương Tây vì cảm thấy căng thẳng ngày một gia tăng với Nga, dù hai nước vốn là đồng minh truyền thống.
Một ngày trước đó, Ngoại trưởng Mirzoyan tuyên bố tại Diễn đàn Ngoại giao Antalya (ADF) rằng Armenia đang nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Ông kỳ vọng quan hệ hai nước sẽ sớm được khôi phục, đồng thời tăng cường trao đổi giữa nhân dân hai nước và tái mở cửa biên giới.
"Chúng tôi chân thành mong muốn mở cửa trở lại biên giới với các nước càng sớm càng tốt", ông nhấn mạnh.
Mối quan hệ giữa Nga và Armenia đã trở nên xấu đi trong thời gian qua. Thủ tướng Nikol Pashinyan nói Nga khiến Armenia thất vọng sau khi không thể ngăn Azerbaijan phát động chiến dịch chớp nhoáng hồi năm ngoái nhằm giành quyền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh tranh chấp, khiến người gốc Armenia sống ở đó phải sơ tán.
Nga phản bác rằng thất bại của Thủ tướng Pashinyan trong việc quản lý các cuộc cạnh tranh phức tạp ở Nam Caucasus là nguyên nhân khiến những nhóm vũ trang dân tộc Armenia ở Karabakh thất thế, đồng thời cảnh báo phương Tây đang cố gắng chia rẽ Yerevan và Moskva.
Armenia trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Nikol Pashinyan, bắt đầu từ năm 2018, đã tìm cách thoát lệ thuộc an ninh vào Nga và mở rộng quan hệ với phương Tây. Những động thái này khiến Moskva không hài lòng và nhiều lần chỉ trích chính quyền Pashinyan có biểu hiện chống Nga.
Thủ tướng Pashinyan hồi tháng hai tuyên bố đình chỉ hiệp ước an ninh tập thể với Nga, đồng thời bày tỏ Armenia ngày càng không hài lòng với Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu.
Ông cho rằng đất nước cần một chiến lược an ninh quốc gia mới và sẽ tăng cường sức mạnh cho quân đội. Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo Armenia rời CSTO sẽ là diễn biến gây hại cho chính nước láng giềng.
Thanh Danh (Theo Reuters, TRT)
Hơn 1.300 camera giám sát tại nhiều căn cứ quân sự ở Hàn Quốc đang được dỡ bỏ sau khi phát hiện thiết bị có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Ngày 23/8 (giờ địa phương), Nhà Trắng đã “lên án mạnh mẽ” nỗ lực mới nhất của Triều Tiên trong việc phóng vệ tinh do thám vào không gian, đồng thời khẳng định hành động này đã vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Nhiều phụ nữ Trung Quốc đang ưu tiên bản thân hơn, từ chối sinh con theo mong muốn của chính quyền và gia đình.
Campuchia và Thái Lan có Thủ tướng mới, Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi, Thủ tướng Australia thăm Mỹ.... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bridget Brink ngày 3/11 cho biết, Bộ Ngoại giao nước này đã tài trợ Kiev thành lập 800 đội cơ động chịu trách nhiệm đối phó với những cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV), trong đó có UAV Geran.
Sáng 21-10, các quan chức Ukraine thông báo Nga đã tiến hành nhiều đợt tấn công bằng máy bay không người lái (drone) nhằm vào thủ đô Kiev trong hai đêm liên tiếp.
Mỹ đang phát triển một mẫu tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, được kỳ vọng sẽ đánh bại các đối thủ cạnh tranh sau khi ra mắt.
Nếu thử hạt nhân là một 'lằn ranh đỏ' mà Moscow đặt ra trong trường hợp Ukraine được phép sử dụng tên lửa tầm xa do đồng minh viện trợ để tấn công Nga thì phương Tây có dám bước qua hay không? Ai sẽ phải trả giá cao hơn trong cuộc 'đấu trí' cân não này?
Quan chức Hà Lan cho biết Ukraine có thể sử dụng 24 tiêm kích F-16 nước này sắp chuyển giao để tấn công lãnh thổ Nga.