Ngày 18/6, Ngoại trưởng Argentina Diana Mondino tái khẳng định chủ quyền của nước này với quần đảo Malvinas, hiện đang tranh chấp với Anh mà London gọi là Falklands.
Argentina khẳng định chủ quyền với quần đảo Malvinas/Falklands đang tranh chấp với Anh |
Argentina quyết giành lại chủ quyền quần đảo Malvinas/Falklands đang tranh chấp với Anh. (Nguồn: Getty Images) |
Phát biểu trong phiên họp thường niên tại Ủy ban đặc biệt về phi thực dân hóa của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ), bà Mondino nhấn mạnh yêu sách đòi lại Malvinas/Falklands của “tất cả người dân Argentina”.
Tin liên quan |
Argentina nhấn mạnh Anh Argentina nhấn mạnh Anh 'không thể phớt lờ luật pháp quốc tế' về tranh chấp quần đảo Malvinas |
Theo bà, điều này “được phản ánh trong Hiến pháp nhằm khôi phục đầy đủ chủ quyền các quần đảo và vùng xung quanh, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời tôn trọng cuộc sống của người dân sinh sống tại đây”.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Argentina nhấn mạnh: “Việc đàm phán về chủ quyền của những hòn đảo thuộc Malvinas sẽ duy trì trong mọi trường hợp, cùng với một chế độ bảo vệ đặc biệt cho 2.840 cư dân trên những hòn đảo”.
Ngoại trưởng Mondino cho biết, việc tuyên bố chủ quyền đối với Malvinas/Falklands “không có nghĩa là Argentina thờ ơ với lợi ích, hạnh phúc hay sự thịnh vượng của người dân trên đảo”, đồng thời cam kết duy trì “thái độ mang tính xây dựng đối với cư dân vùng lãnh thổ này, có tính đến lợi ích của họ” phù hợp với Hiến pháp Argentina”.
Ủy ban đặc biệt về phi thực dân hóa đã đồng thuận thông qua một nghị quyết do một số nước Mỹ Latinh như Cuba, Chile, Venezuela, Bolivia và Ecuador đệ trình, ủng hộ đề xuất của Argentina đàm phán với Anh về tương lai của quần đảo tranh chấp.
Malvinas/Falklands là một trong 17 vùng lãnh thổ mà LHQ coi là “thuộc địa đang chờ được giải phóng” và mỗi năm, Ủy ban đặc biệt về phi thực dân hóa dành một phiên họp cho mỗi vùng lãnh thổ, trong đó các ứng cử viên khác nhau được đưa ra tiếng nói.
Từ năm 1833, sau khi Anh chiếm đóng Malvinas/Falklands, Argentina đã đòi chủ quyền quần đảo này (cách bờ biển quốc gia châu Mỹ 500 km). Từ đó tới nay, hai nước vẫn tranh chấp chủ quyền Malvinas/Falklands.
Tháng 4/1982, quân đội Argentina tấn công quân sự nhằm chiếm lại quần đảo này. Tuy nhiên, tới ngày 14/6 cùng năm, Argentina thua trận. Gần 1.000 binh sĩ cả hai bên thiệt mạng.
Hồi tháng 2 năm nay, Ngoại trưởng Anh David Cameron đã tới quần đảo tranh chấp và thăm các khu vực diễn ra xung đột vũ trang giữa hai nước năm 1982.
Thủ tướng Israel Netanyahu tuyên bố bác kế hoạch quốc tế công nhận nhà nước Palestine, cho rằng ý tưởng này sẽ 'mang lại phần thưởng lớn' cho Hamas.
Nga tuyên bố tấn công các đơn vị cơ giới Ukraine ở địa điểm cách biên giới 30 km, cho thấy lực lượng của Kiev đã tiến sâu vào lãnh thổ Nga đến mức nào.
Giới chức Nga cho biết quân đội nước này chặn 4 nhóm thám báo Ukraine vượt sông Dnieper, gây thiệt hại nặng cho đối phương.
EU thông báo chuyển 1,6 tỷ USD, khoản lãi đầu tiên thu được từ các tài sản bị phong tỏa của Nga, để hỗ trợ Ukraine mua vũ khí và tái thiết.
Hàn Quốc bắt 42 người Việt với cáo buộc tàng trữ, mua bán, sử dụng ma túy tại hộp đêm, quán karaoke dành cho người nước ngoài.
Trong một động thái nhằm tăng cường quan hệ song phương và thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác quan trọng, Thủ tướng Guyana Mark Anthony Phillips sẽ bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ trong tuần này.
Binh lính Ukraine ở Chasov Yar đang chật vật giữ thành phố với hy vọng vũ khí Mỹ sắp đến sẽ giúp họ lật ngược tình thế trước quân đội Nga.
Ngày 10/6, ông Doãn Hoàng Minh, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao tiếp ông Juvenal Sakubu, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại khu vực Bujumbura, Cộng hòa Burundi đến chào xã giao nhân dịp mới được bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự vào tháng 3/2024.
Mới đây, Mỹ và Armenia đã ra tuyên bố chung nhất trí nâng cấp đối thoại song phương lên cấp độ của một ủy ban đối tác chiến lược.