Công nhận áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, hướng đến của nhân loại là mong mỏi của những người yêu áo dài.
Năm 2024 đánh đấu chặng đường 10 năm Lễ hội áo dài TP.HCM. Người dân hưởng ứng các hoạt động của lễ hội ngày càng đông như minh chứng sức lan tỏa và tình yêu của người dân dành cho áo dài.
Lễ hội áo dài TP.HCM năm 2024 có chủ đề Tôi yêu áo dài Việt Nam, diễn ra từ ngày 7 đến 17-3. Đồng hành cùng lễ hội năm nay có hơn 50 nhà thiết kế áo dài cùng các đại sứ lễ hội.
Ông Nguyễn Văn Dũng - phó chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết thành công của Lễ hội áo dài TP.HCM 10 năm qua là kết quả của sự kiên trì, bền bỉ, không ngừng học hỏi, đổi mới, sáng tạo của các ban ngành, đơn vị, cá nhân.
Ông đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Ngoại vụ, Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM và ban tổ chức Lễ hội áo dài TP.HCM tiếp tục phát huy, có nhiều ý tưởng sáng tạo, hấp dẫn hơn nữa trong chặng đường dài tiếp theo.
Nhìn lại 10 năm, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa - giám đốc Sở Du lịch TP.HCM - cảm thấy xúc động vì đón nhận được tình yêu thương của các cấp, các giới, trong đó có nhà thiết kế, đại sứ hình ảnh, đặc biệt là các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam...
"Lễ hội áo dài TP.HCM góp phần trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa. Đây là động lực, cũng là chủ đề chúng tôi mong muốn thực hiện những mùa sau. Hơn hết, áo dài đã đi vào đời sống một cách tự nhiên nhất, ngày càng gần gũi, thân thuộc" - bà Ánh Hoa nói với Tuổi Trẻ.
Năm sau, Lễ hội áo dài TP.HCM sẽ tri ân những đóng góp của cộng đồng dành cho sự phát triển của thành phố, sẽ có những màn trình diễn áo dài dành cho các chị công nhân, lao công, những người bán hàng, tiểu thương ở các chợ... Bởi lẽ, tất cả những đóng góp thầm lặng đều xứng đáng được tôn vinh.
"Từ năm thứ 11, chúng tôi sẽ phối hợp để làm sao áo dài lan tỏa nhiều hơn ở nước ngoài. Không chỉ đến TP.HCM mùa lễ hội hay dịp Tết mới thấy áo dài, mà áo dài hiện diện mọi lúc mọi nơi. Thấy áo dài là biết Việt Nam.
Đó là chặng đường đòi hỏi sự kiên trì, sáng tạo. Tuy nhiên chúng tôi có niềm tin sẽ thực hiện được bởi sự đồng lòng, chung sức" - bà Ánh Hoa chia sẻ.
Những hoạt động, chương trình liên quan tới áo dài được xem là minh chứng sinh động, thiết thực để lập hồ sơ đề xuất áo dài là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, hướng đến là của nhân loại.
Lễ hội áo dài TP.HCM ra đời, duy trì, kéo dài đến nay 10 năm, chắc chắn sẽ tồn tại và trở thành hoạt động truyền thống của TP.HCM, là niềm tự hào của TP mang tên Bác.
Bà Lê Tú Cẩm - chủ tịch Hội Di sản văn hóa TP.HCM - đánh giá Lễ hội áo dài TP.HCM bước sang năm thứ 10 hoạt động phong phú hơn, đặc biệt có chiều sâu.
Chiều sâu ở đây là các nhà thiết kế giới thiệu nhiều bộ sưu tập áo dài truyền thống.
"Áo dài không phải một loại trang phục khó mặc, vướng víu hay khiến người mặc không năng động.
Nhưng sẽ cần có những tiêu chí cụ thể mô tả chiếc áo dài như: tà như thế nào mới là áo dài, áo dài phải mặc cùng quần hai ống, áo dài phải có tay, còn phần cổ tùy ý thích (cao, thấp, thậm chí rộng cho thoải mái, phù hợp với khí hậu Việt Nam).
Tôi mong Nhà nước sớm công nhận áo dài là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia, tiến tới công nhận của nhân loại" - bà Lê Tú Cẩm nói với Tuổi Trẻ.
Còn theo bà Ánh Hoa, để trở thành di sản văn hóa phi vật thể thì áo dài phải trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân.
"Ban tổ chức Lễ hội áo dài TP.HCM mong muốn lan tỏa tinh thần, nét đẹp đó" - bà Hoa nhấn mạnh.
MC Quỳnh Hoa có sáu năm đồng hành cùng Lễ hội áo dài TP.HCM với vai trò đại sứ. Quỳnh Hoa bảo đây là niềm vinh dự rất lớn của cô.
MC Quỳnh Hoa cho biết cô từng đến 45 nước và luôn mang theo áo dài.
"Năm 1994, lần đầu tiên Hoa mang áo dài ra nước ngoài khi còn là sinh viên năm cuối Trường Ngoại thương TP.HCM, tham dự Festival thanh niên thế giới. Nhiều người thấy Hoa mặc áo dài, biết Hoa đến từ Việt Nam, bạn bè, du khách đều muốn chụp hình. Hoa cảm thấy rất tự hào" - Quỳnh Hoa kể.
Trưa cuối tháng 5, vừa bán hết cọc vé số, Tuấn vội vã chạy chiếc xe ba bánh kịp về nhà trước cơn mưa và dọn cơm cúng trên bàn thờ mẹ.
Tham gia Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần XII, bạn trẻ có cơ hội nhận được nhiều phần thưởng tiền mặt trị giá, hấp dẫn, đặc biệt, thí sinh có tổng số điểm cao nhất trong 4 tuần thi được tham gia Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” thăm quần đảo Trường Sa năm 2024.
Bệnh viện Đa khoa Lai Châu tiếp nhận 20 trẻ nhập viện, nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột, trong đó hai em biểu hiện ngộ độc như đau bụng, buồn nôn.
Khảo sát của Ban nữ công (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) chỉ ra tới 65% con công nhân trong các khu công nghiệp thiếu tình cảm cha mẹ, thiếu sự gắn kết gia đình do cha mẹ không có thời gian gần gũi.
Sinh con gái đầu lòng Yến Nhi, chị Dịu mong muốn con có vẻ ngoài mong manh, nữ tính nhưng sẽ mang một trái tim nghị lực và kiên cường.
Nhiều đại biểu trẻ cả nước lần đầu đặt chân tới Hoàng thành Thăng Long đã có cảm xúc đặc biệt trong không gian linh thiêng lưu dấu lịch sử ngàn năm. Đây là hoạt động khởi đầu trong khuôn khổ Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VII - năm 2023, diễn ra tại thủ đô Hà Nội.
Một trường đại học đưa ra chính sách miễn 100% học phí năm 2023 đối thí sinh trúng tuyển và nhập học ngành Y học cổ truyền năm 2023.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, mới đây đã tiếp nhận và cấp cứu cho một bệnh nhân nam 60 tuổi có tiền sử bệnh viêm gan...
Tại hội nghị đối thoại với thanh niên, Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đặt hàng đoàn viên, thanh niên về chuyển đổi số bằng các việc làm cụ thể. Tỉnh này cũng chi 330 tỷ đồng xây dựng hạ tầng cho chuyển đổi số.