Ấn Độ và Trung Quốc vừa đạt thỏa thuận về tuần tra dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC), đánh dấu bước đột phá trong cuộc đối đầu quân sự kéo dài 4 năm giữa hai đất nước tỉ dân.
Trong thông báo ngày 22-10, Trung Quốc cho biết nước này đã đạt "giải pháp" với Ấn Độ về các vấn đề liên quan đến biên giới tranh chấp giữa hai quốc gia, sau khi New Delhi cập nhật đã đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh về các cuộc tuần tra quân sự dọc biên giới, theo Hãng tin AFP.
"Gần đây Trung Quốc và Ấn Độ duy trì liên lạc chặt chẽ thông qua các kênh ngoại giao và quân sự về những vấn đề liên quan đến biên giới Trung - Ấn. Hiện tại hai bên đạt được giải pháp về các vấn đề liên quan" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ.
Trước đó hôm 21-10, Ấn Độ nói rằng họ vừa đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về việc tuần tra dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC).
Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác nhận diễn biến này ngay trước chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới Nga để tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS. Tại đây, có thể nhà lãnh đạo Ấn Độ sẽ có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị.
Theo nhà ngoại giao Ấn Độ Vikram Misri, hai bên nhất trí sẽ giám sát khu vực Ladakh để đảm bảo không có vụ vi phạm nào. Thỏa thuận này là kết quả của một số vòng thảo luận thông qua các kênh ngoại giao và quân sự trong vài tuần qua. Ông thông tin hai bên hiện sẽ thực hiện "các bước tiếp theo về vấn đề này".
Theo Hãng tin AFP, Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước đông dân nhất thế giới - thường xuyên cáo buộc nhau tìm cách kiểm soát lãnh thổ dọc theo ranh giới không chính thức giữa hai nước. Đây là một dải đất hẹp được gọi là Đường kiểm soát thực tế.
Sau cuộc đụng độ ở biên giới vào năm 2020 khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng, hai bên đã rút hàng chục ngàn binh sĩ và đồng ý không cử lực lượng tuần tra vào Đường kiểm soát thực tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm cho biết Bắc Kinh "tích cực tán thành" thỏa thuận trên. Vị này nói thêm: "Trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi sẽ làm việc với Ấn Độ để thực hiện giải pháp đó".
Tuy nhiên, ông Lâm không cho biết liệu thỏa thuận có mở đường cho cuộc gặp chính thức giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nga tuần này hay không.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các quan chức Việt Nam tới viếng, ghi sổ tang tưởng niệm ông Lý Khắc Cường tại Đại sứ quán Trung Quốc.
Israel vô hiệu hóa nhân vật quan trọng của Hamas, Nga phản ứng khi Mỹ ký thỏa thuận quốc phòng với Phần Lan…là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) ở Bắc Kinh ngày 4/9, Trung Quốc đã ký nhiều thỏa thuận liên quan đến năng lượng, cơ sở hạ tầng, nước uống và truyền thông với CH Chad và Senegal.
Điện Kremlin ngày 25/12 cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham dự lễ thượng cờ 3 tàu chiến mới chuẩn bị gia nhập hải quân nước này.
Nhóm phiến quân ly khai Jaish al-Adl tấn công loạt căn cứ của lực lượng quân đội, an ninh Iran tại miền nam nước này, khiến ít nhất ba người chết.
Trước thông tin Iraq chuẩn bị kết thúc phái bộ của liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu ở quốc gia Trung Đông này, Iran lên tiếng đồng tình, trong khi Washington có phản ứng khác.
Thời báo kinh tế của Nga đã đưa tin về việc Nga hoãn giao hai phi đội hệ thống phòng không S-400 cho Ấn Độ cho đến năm 2026, do nhu cầu của Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng, chuyến thăm Lào của Chủ tịch nước Tô Lâm nhằm thắt chặt tình cảm giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước, tạo xung lực mới để thúc đẩy mối quan hệ song phương không ngừng phát triển.
Mỹ chứng nhận mẫu F-35A mang được bom B61-12, trở thành tiêm kích tàng hình đầu tiên trên thế giới có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.