Ngày 11/7, các bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan lần lượt là các ông Subrahmanyam Jaishankar, Than Swe và Maris Sangiampongsa đã có cuộc họp ba bên tập trung vào vấn đề ổn định biên giới và hỗ trợ nhân đạo.
Ấn Độ thảo luận với hai nước Đông Nam Á về ổn định biên giới. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Thái Lan) |
Cuộc họp ba bên của các ngoại trưởng Thái Lan, Ấn Độ và Myanmar tại New Delhi ngày 11/7. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Thái Lan) |
Thông tin đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Thái Lan cho hay, sự kiện trên diễn ra bên lề Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao nhóm Sáng kiến Hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa ngành vùng Vịnh Bengal (BIMSTEC) tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ.
Tin liên quan |
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược |
Trên mạng xã hội X, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaishankar thông báo, trong cuộc họp, 3 nước nhất trí ưu tiên chung tiếp tục hợp tác về nỗ lực chống tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm tội phạm mạng, ma túy và vũ khí bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, cuộc họp ba bên cũng tập trung vào các dự án kết nối “rất quan trọng cho tương lai của BIMSTEC”.
Trước đó cùng ngày, trong bài phát biểu tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao BIMSTEC, Bộ trưởng Jaishankar cho rằng, những diễn biến khu vực và toàn cầu đã khiến 7 thành viên trong nhóm này phải “tự tìm thêm giải pháp cho mình”.
Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Ấn Độ, BIMSTEC đại diện cho sự giao thoa giữa các chính sách “Láng giềng trên hết” và “Hành động hướng Đông” của nước này, trong đó tập trung cụ thể vào Vịnh Bengal, “nơi tiềm năng hợp tác từ lâu vẫn chưa được khai thác”.
Hội nghị hẹp kéo dài hai ngày này sẽ giúp chuẩn bị những kết quả tốt đẹp cho Hội nghị thượng đỉnh BIMSTEC ở Thái Lan vào cuối năm nay.
Trên mạng X, ông Jaishankar cho biết các cuộc thảo luận tại hội nghị hẹp BIMSTEC đã tập trung vào việc tăng cường kết nối, xây dựng thể chế, hợp tác thương mại, hợp tác về y tế, không gian và cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số.
Cuộc đảo chính tại Niger ngày 26/7 không chỉ có nhiều tác động nội bộ mà còn để lại hệ quả nghiêm trọng cho quốc gia Tây Phi và khu vực.
Ngoại trưởng Anh Cameron gặp cựu tổng thống Trump khi tới Mỹ và thuyết phục ông ủng hộ viện trợ Ukraine, nhưng dường như nỗ lực này không thành công.
Kể từ khi Israel tăng cường các chiến dịch nhằm vào Hezbollah, lực lượng Houthi ở Yemen thể hiện vai trò lớn hơn trong tình hình xung đột phức tạp đang diễn ra ở Trung Đông.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến bày tỏ tin tưởng hội nghị tiếp tục củng cố tình đoàn kết trong ASEAN để ứng phó linh hoạt và chủ động với các thách thức an ninh, vì một khu vực hòa bình, thịnh vượng.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến CH Czech ngày 5/3 trong chuyến công du không chỉ đáp lễ chuyến thăm Paris hồi cuối năm 2023 của người đồng cấp Petr Pavel mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Thủ tướng Australia Albanese sẽ cùng người đồng cấp Papua New Guinea Marape đi bộ tới thị trấn Isurava, nơi diễn ra trận chiến đẫm máu thời Thế chiến II.
Cơ quan an ninh cảnh sát Na Uy chịu trách nhiệm đánh giá mối đe dọa khủng bố trong nước và phối hợp hành động với Cơ quan cảnh sát quốc gia này.
Chủ tịch quốc hội Canada Rota xin lỗi sau khi ca ngợi người Ukraine nhập cư Yaroslav Hunka, cựu binh từng chiến đấu cho Đức Quốc xã.
Mới đây, ông Konstantin Gavrilov, trưởng phái đoàn Nga tại cuộc đàm phán ở Vienna (Áo) về an ninh và kiểm soát vũ khí, đã đưa ra đánh giá quan hệ giữa Moscow với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày nay.