Ấn Độ nói Canada "có dụng ý chính trị" khi cáo buộc New Delhi liên quan vụ một thủ lĩnh ly khai người Sikh bị ám sát ở Vancouver.
"Canada có dụng ý chính trị khi đổ lỗi cho Ấn Độ", Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar nói với Press Trust of India ngày 4/5.
Ông Jaishankar bình luận sau khi cảnh sát Canada ngày 3/5 thông báo bắt ba công dân Ấn Độ ở thành phố Edmonton, tỉnh Alberta, liên quan vụ sát hại Hardeep Singh Nijjar, một thủ lĩnh người Sikh, gần Vancouver hồi tháng 6/2023.
Ba nghi phạm, đều hơn 20 tuổi, đối mặt cáo buộc giết người. Canada đang điều tra xem ba nghi phạm có liên hệ với chính phủ Ấn Độ hay không. Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 4/5 nói Canada là "quốc gia thượng tôn pháp luật", trấn an cộng đồng người Sikh rằng Ottawa sẽ không bỏ qua.
Ngoại trưởng Jaishankar cho biết New Delhi từng thuyết phục Ottawa không cấp thị thực cho các phần tử ly khai người Sikh, bởi việc này "gây rắc rối cho Canada, Ấn Độ và quan hệ song phương". Ông thêm rằng đảng cầm quyền Canada không chiếm thế đa số tại quốc hội và một số đảng ở nước này phụ thuộc vào phiếu bầu từ cộng đồng ủng hộ ly khai ở Ấn Độ.
Sự việc khiến quan hệ Ấn Độ - Canada đi xuống. Hai bên khác biệt quan điểm về cộng đồng người Sikh ở Canada. Ấn Độ lo các hoạt động của cộng đồng người Sikh ở nước ngoài có thể khiến phong trào ly khai xuất hiện trở lại. Trong khi đó, Canada tuyên bố sẽ luôn bảo vệ "tự do ngôn luận, tín ngưỡng, biểu tình hòa bình" và hành động đối phó sự thù hận.
Nijjar ủng hộ thiết lập một "nhà nước độc lập" gọi là Khalistan cho người Sikh từ các khu vực ở miền bắc Ấn Độ và một phần Pakistan. Nijjar nhập cư Canada năm 1997 và trở thành công dân nước này năm 2015.
Chính phủ Ấn Độ coi phong trào Khalistan là mối đe dọa an ninh quốc gia và Nijjar được đưa vào danh sách phần tử khủng bố hồi tháng 7/2020. Tờ Washington Post của Mỹ tuần trước cho rằng các quan chức tình báo Ấn Độ ở nước ngoài có liên quan vụ sát hại Nijjar. New Delhi bác bỏ thông tin.
Như Tâm (Theo Reuters, AFP)
Ngày 1/2, Tổng thống Moldova Maia Sandu và Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Moldova, Đại sứ Janis Mazeiks, đã có cuộc thảo luận về bước đi tiếp theo nhằm gia nhập EU của quốc gia này.
Ngày 28/11, tại thủ đô Baku của Azerbaijan, Bộ trưởng Quốc phòng các nước Azerbaijan, Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức cuộc họp ba bên thảo luận về hợp tác quân sự trong năm 2024.
Hội nghị WEF Đại Liên, các nhà lãnh đạo EU họp tại Bỉ, bầu cử Tổng thống Iran... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Một số địa phương ở Trung Quốc cấm vàng mã trước tiết Thanh Minh, coi tín ngưỡng này là 'mê tín từ thời phong kiến', gây nhiều tranh cãi.
Trong hơn 3 tiếng đồng hồ, các cán bộ trẻ, sinh viên Học viện Ngoại giao đã được lắng nghe các nhà ngoại giao kỳ cựu chia sẻ những câu chuyện, kinh nghiệm quý giá trong nghề.
Truyền thông Iran ngày 24/12 đưa tin Hải quân nước này đã tiếp nhận các tên lửa hành trình có tầm bắn 1.000 km và các máy bay trực thăng trinh sát, trong bối cảnh Mỹ cáo buộc Iran tấn công một tàu chở hóa chất ở Ấn Độ Dương bằng máy bay không người lái.
Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Philippines để tìm giải pháp phù hợp với lợi ích hai nước, sau khi Manila đệ trình báo cáo lên LHQ với mục tiêu mở rộng thềm lục địa.
Tổng thống Zelensky thông qua đạo luật cho phép tù nhân gia nhập lực lượng vũ trang, giúp quân đội Ukraine có thể tuyển thêm khoảng 20.000 tân binh.
Chính phủ Hàn Quốc cảnh báo 'không khoan nhượng' với thông tin các bác sĩ gây sức ép buộc dược sĩ tham gia biểu tình quy mô lớn ở Seoul hôm nay.