Xung quanh việc Singapore cấp phép 16 loại côn trùng làm thực phẩm, nhiều bạn đọc quan tâm ăn côn trùng sao cho an toàn.
Như Tuổi Trẻ Online thông tin, trong thông tư ban hành ngày 8-7-2024, Cơ quan Thực phẩm nhà nước Singapore (SFA) đã phê duyệt 16 loài côn trùng ăn được cho việc bán và tiêu thụ trong nước.
Các loại côn trùng và sản phẩm từ côn trùng được cho phép sẽ có thể được dùng như thực phẩm cho con người hoặc thức ăn cho các động vật nuôi lấy thịt.
Dưới đây là chia sẻ của tiến sĩ Vũ Thị Minh Huyền, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam.
Tôi ủng hộ cách làm của Singapore phê duyệt 16 loài côn trùng ăn được cho việc bán và tiêu thụ trong nước.
Về giá trị dinh dưỡng, côn trùng có thể được sử dụng như một loại thực phẩm bổ sung cho trẻ em suy dinh dưỡng. Chúng có hàm lượng protein cao cũng như rất giàu các vi chất (đồng, sắt, magiê, mangan, photpho, selen và kẽm).
Ngoài ra, nhiều loài côn trùng trong số đó chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, là nguồn cung protein cao và bền vững.
Một số loài côn trùng đã được nghiên cứu ở Việt Nam đều cho thấy trong thành phân sinh hóa, có những axit amin không thay thế, rất có ích cho cơ thể con người.
Dù côn trùng có rất nhiều lợi ích nhưng không phải loài côn trùng nào cũng có thể mang lên bàn ăn. Chưa kể, với một số người Việt, việc sử dụng côn trùng như một nguồn thực phẩm có thể sẽ khiến nhiều người lo ngại về độ an toàn của chúng, không dám ăn.
Do đó, khi chế biến thức ăn bằng côn trùng, chúng ta cần phải có quy trình xử lý đảm bảo. Phải nấu chín trước khi ăn để tiêu diệt mọi tác nhân gây bệnh mà chúng có thể mang để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh từ động vật sang người.
Tuy nhiên, chỉ nên coi đây là thức ăn thêm chứ không phải thức ăn chính. Bởi cũng tùy cơ địa con người, có người ăn dễ bị dị ứng, như ăn nhộng tằm.
Dù còn một số ý kiến băn khoăn, nhưng tôi tin tưởng rằng Singapore đã có quá trình nghiên cứu rất kỹ lưỡng, đã trải qua nhiều thử nghiệm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dân mới có thể ban hành quy định trên.
Ở Việt Nam, nếu chúng ta xây dựng một khuôn khổ quản lý côn trùng, đồng thời có biện pháp quản lý chặt chẽ như Singapore, theo tôi có khi còn làm tốt hơn Singapore.
Để người Việt yên tâm dùng côn trùng, theo tôi việc đầu tiên là các đơn vị kinh doanh thực phẩm nảy cần có tài liệu chứng minh rằng nguồn côn trùng được nuôi trong các cơ sở do các cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Bên cạnh đó, các loài côn trùng không có trong danh sách được phê duyệt phải trải qua quá trình đánh giá để đảm bảo chúng an toàn khi tiêu thụ.
Về đơn vị cung cấp, các đơn vị kinh doanh thực phẩm côn trùng hoặc đóng gói có chứa côn trùng cũng phải dán nhãn bao bì ghi rõ thành phần theo quy định, đồng thời chịu sự kiểm tra và giám sát của Bộ Y tế, bao gồm cả việc lấy mẫu để kiểm tra an toàn thực phẩm...
Một lưu ý thêm là những sản phẩm bị phát hiện không tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm sẽ không được phép bán.
Hy vọng rằng chính sách mới này sẽ là một minh chứng cho sự phát triển của ngành công nghiệp côn trùng ở Singapore nói riêng và thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nếu Singapore thực hiện thành công với chiến lược phát triển này thì chắc chắn nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam cũng sẽ học tập mô hình này.
Đọc câu chuyện đảo quốc Singapore chấp nhận việc sử dụng khoảng 16 loại côn trùng làm thực phẩm tiêu dùng, trong đó gồm nhiều loài dế, châu chấu và nhộng, ký ức trong tôi ùa về.
Ngày niên thiếu, tôi cũng được bà nội cho ăn một số loại côn trùng. Nhưng chỉ vài con mà bà bắt được khi đi làm ruộng như châu chấu.
Quê tôi có bãi doi ven bờ sông, nước lụt mang phù sa về bãi. Cày, bừa trồng cây dâu lấy lá cho tằm ăn, gieo hạt cải, trồng bí ngô (bí đỏ), gieo hạt ngô (bắp), tất cả tốt bời bời mà không cần bón phân gì.
Mỗi mùa nước lụt, nước ngập hang dế (quê tôi gọi là con điến), con dế bị ngợp nước, chui ra khỏi hang, bơi và leo lên cây dâu.
Tôi và ông nội cùng dân làng chèo thuyền ra bãi dâu và chỉ việc rung cây dâu để dế rơi xuống lòng thuyền. Tôi xúc dế cho vô nồi đất và đậy cái rổ lên. Dế đầy vài cái nồi thì về.
Bà nội bắc nồi đất có dế lên bếp lửa. Ông nội nhâm nhi ly rượu. Dế rang lá chanh bùi, ngọt, thơm lắm thôi.
Riêng con nhộng tằm rang lá chanh tôi ăn đã nhiều lần, nhưng thấy không ngon bằng thịt dế.
Bạn đọc Phạm Thiết Hùng
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã truy thăng quân hàm từ thiếu tá lên trung tá cho cố phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự thị xã Sông Cầu (Phú Yên) quên mình cứu người đuối nước.
Từ ngày 17/6, Quốc hội sẽ bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 7, kéo dài đến ngày 28/6, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.
Cô Trương (ở Bắc Kinh, Trung Quốc) đang lái xe trên một đoạn đường vắng, hẹp thì cảm thấy bị cản trở bởi chiếc một xe đang đi rất chậm phía trước. Cô bật đèn tín hiệu và vượt lên xe trước. Đúng lúc này, một người đàn ông đi xe đạp ngã ngay trước mũi ô tô của cô Trương. Anh ta lập tức hô hoán ầm ĩ rằng cô lái xe ẩu đâm vào mình, hiện tại xe cộ lẫn đồ đạc đều đã bị hư hỏng, cơ thể cũng bị đau khắp nơi, đòi cô Trương phải bồi thường. Cảm thấy hành...
Tại Bình Dương , Công an đang điều tra làm rõ vụ việc một nam học sinh tử vong sau khi rơi lầu cao ở một trường đại học trên...
Một số tin tức đáng chú ý: Gần 800 cá nhân, tổ chức nhường đất làm đường kết nối sân bay Long Thành; Xét xử 62 bị cáo trong đường dây đánh bạc ngàn tỉ; Người Việt tiêu thụ trứng, sữa chỉ bằng 40-50% so với người Nhật, châu Á...
Chiều 22/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đến kiểm tra, đôn đốc tiến độ và động viên, tặng quà kỹ sư, công nhân các đơn vị đang thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3 tại Thanh Hóa.
Do địa hình phức tạp, lực lượng chức năng phải dẫn nước từ ao lên để dập lửa nên đám cháy kho xưởng tại Đông Anh mất nhiều giờ đồng hồ để kiểm soát.
Chiều 19.5, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, sau khi làm rõ các sai phạm...
Ngày 24.7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Tiền Giang tổ chức gắn biển 2 công trình thi đua cấp tỉnh, chào mừng đại hội Công đoàn các cấp, tiến...