Khi những trận mưa dông của cơn bão số 3 bắt đầu “tấn công” Hà Nội, hàng ngàn bệnh nhân vẫn đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai. Bên cạnh việc duy trì điều trị, bệnh viện đã phục vụ hơn 4.000 suất ăn đến từng phòng bệnh.
Ngay khi có thông tin bão số 3 đổ bộ, Bệnh viện Bạch Mai đã tập trung toàn bộ mọi nguồn lực để chủ động ứng phó, đảm bảo an toàn cao nhất cho người bệnh và nhân viên y tế.
Bệnh viện cũng sẵn sàng tiếp nhận, xử trí các trường hợp cấp cứu hàng loạt do thảm họa, thiên tai. Thành lập các đội cấp cứu lưu động hỗ trợ chuyên môn khi có yêu cầu từ các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão.
Trong ngày 7-9, dù bão chưa đổ bộ vào trung tâm thủ đô, thế nhưng những cơn mưa dông khiến việc di chuyển, đi lại rất khó khăn.
Để đảm bảo an toàn cho cả người bệnh và người nhà bệnh nhân, Bệnh viện Bạch Mai đã phục vụ suất ăn đến từng phòng bệnh.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết trong ngày 7-9 bệnh viện đã phục vụ khoảng 4.000 suất ăn cho bệnh nhân.
"Tất cả các suất ăn đều được đảm bảo an toàn, giữ ấm, vận chuyển đến từng khoa, phòng của bệnh nhân. Bệnh nhân và người nhà không phải ra ngoài, đội mưa và có thể đối diện dông lốc nguy hiểm.
Dự kiến, ngày mai nếu bão còn ảnh hưởng, phòng công tác xã hội sẽ tiếp tục triển khai công việc này", vị này cho hay.
Được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là một trong những đơn vị cấp cứu tuyến cuối, sẵn sàng ứng phó cấp cứu thảm họa, thiên tai, bên cạnh việc chăm sóc người bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện, Trung tâm Cấp cứu A9 của bệnh viện cũng sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu từ các nơi chuyển đến.
Tại Viện Huyết học - Truyền máu trung ương, những tấm lòng hảo tâm cũng đã được gửi đến người bệnh.
Phòng Công tác xã hội viện chia sẻ ngay khi có thông tin bão số 3 đổ bộ, viện đã nhanh chóng kết nối với các nhà hảo tâm và tiếp nhận nhu yếu phẩm cơ bản hỗ trợ người bệnh.
Trên 100 thùng mì tôm, cháo, hàng trăm chai nước, xúc xích, sữa, bánh trung thu… đã được trao đến tận tay người bệnh để yên tâm nằm viện trong những ngày mưa bão.
Bên cạnh đó, khoa dinh dưỡng và tiết chế của viện cũng đã dự trữ đầy đủ thực phẩm và sẵn sàng phục vụ người bệnh, người nhà người bệnh.
Những suất ăn, nhu yếu phẩm được đã giúp san sẻ phần nào vất vả của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong mưa bão. Một hành động nhỏ nhưng ấm áp tình người.
Các bác sĩ bị nghi ngờ nhận hối lộ của công ty dược phẩm Korean Drug Co. để kê đơn các loại thuốc của công ty cho bệnh nhân. Đến nay đã có 14 bác sĩ bị bắt.
Cùng với việc tăng lương cơ sở 30% từ ngày 1-7, mức chi trả cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế cũng tăng theo.
Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất khẳng định đang phấn đấu xây dựng bệnh viện trở thành một bệnh viện lão khoa toàn diện hạng đặc biệt.
Một nữ bệnh nhân 25 tuổi liên tục có triệu chứng đau khớp tay, chân, đã uống thuốc nhưng không khỏi, đến khi nhập viện mới biết mắc lupus ban đỏ.
Hiện một số bệnh viện chuyên khoa sản nhi khu vực phía Nam chưa có đủ các thuốc thiết yếu điều trị tay chân miệng, buộc phải chuyển bệnh nhân đến TP.HCM.
Bác sĩ Mikkeal A Sekeres, Trưởng Khoa huyết học tại Trung tâm Ung thư Sylvester Comprehensive ở Miami, Mỹ, cảm nhận rõ cú sốc khi mẹ ông, 74 tuổi, phát hiện mắc ung thư phổi.
Bà Trần Thu Hà, phó bí thư Thành Đoàn TP.HCM, chia sẻ trong buổi lễ phát động đóng góp chương trình ‘Tàu cấp cứu đường thủy cho Cần Giờ’ do Thành Đoàn TP.HCM và báo Tuổi Trẻ tổ chức.
Dù có thu nhập gần 50 triệu một tháng thế nhưng người đàn ông 40 tuổi không dám tiêu tiền, thậm chí anh chia sẻ “không dám cầm đồng tiền chứ đừng nói đến tiêu tiền” và được bác sĩ chẩn đoán mắc hội chứng sợ tiền.
UBND TP HCM phê duyệt đề án phát triển công nghiệp dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, là bước khởi động quan trọng để thành phố sớm lập khu công nghiệp y dược tập trung đầu tiên cả nước.