Bộ Ngoại giao nêu rõ các tranh chấp ở Biển Đông cần giải quyết bằng biện pháp hòa bình, đồng thời tái khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhân kỷ niệm 7 năm Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông đưa ra phán quyết cuối cùng, Bộ Ngoại giao nhận được câu hỏi đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam.
Ngày 15-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định đề cao giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
"Chủ trương nhất quán của Việt Nam là các tranh chấp ở Biển Đông giữa các bên liên quan cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đồng thời tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, đóng góp cho hòa bình và hợp tác ở Biển Đông.
Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, và các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS", bà Hằng nêu rõ.
Ngày 12-7-2023 đánh dấu 7 năm Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VIII UNCLOS ra phán quyết trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.
Trong phán quyết này, tòa đã bác bỏ yêu sách "quyền lịch sử" của Trung Quốc trong đường 9 đoạn vô lý nước này đưa ra trên Biển Đông. Tòa cũng xác định tình trạng của một số thực thể trong khu vực.
Vụ kiện chính thức bắt đầu từ ngày 22-1-2013, khi Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài thường trực The Haye (PCA).
Bất chấp sự phản đối từ phía Trung Quốc, ngày 21-6-2013, Tòa trọng tài phụ lục VII UNCLOS được triệu tập sau đó và tiến hành các thủ tục theo quy định. Bắc Kinh đã tẩy chay tòa này, cho rằng nó không có giá trị pháp lý.
Trải qua quá trình tố tụng kéo dài hơn ba năm, Tòa trọng tài phụ lục VII UNCLOS đã ra phán quyết cuối cùng vào ngày 12-7-2016. Phán quyết của tòa là chung thẩm và có tính ràng buộc đối với Trung Quốc và Philippines.
Qua 7 năm, nhiều quốc gia đã thể hiện sự ủng hộ phán quyết của tòa. Trong đó có nhóm các nước G7 đã công khai thể hiện ủng hộ, hơn 30 nước khác có thái độ tích cực đối với phán quyết, theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ.
Tuy nhiên kể từ đó cho đến nay, Trung Quốc đã khước từ tuân thủ bất chấp sự kêu gọi của cộng đồng quốc tế.
Đẩy nhanh kết nối hạ tầng giao thông, nhất là nghiên cứu thúc đẩy xây dựng các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn, sớm mở cửa cho các sản phẩm trái cây của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
TPHCM chuẩn bị thu hồi 1,7 ha đất để khởi công dự án cầu đường Nguyễn Khoái dài gần 5 km, tổng vốn hơn 3.700 tỉ đồng. Riêng phần cầu có tổng chiều dài 2,5 km giúp phương tiện chạy xuyên suốt từ Quận 7 đi Quận 1 và ngược lại.
Qua điều tra, cơ quan Công an phát hiện trước khi bị bắt, Đặng Việt Hà lo sợ sai phạm bị phát hiện nên đã thông qua Lại Thái Phong, đưa cho Nguyễn Văn Chung số tiền 100.000 USD để tìm cách 'chạy án'
Qua rà soát, các đơn vị quản lý cho rằng có thể nâng tốc độ tối đa từ 80km/h lên 90km/h với ô tô con, ô tô đến 30 chỗ và xe tải đến 3,5 tấn trên 9 đoạn tuyến cao tốc 4 làn xe hạn chế.
Venezuela và Nga ký 7 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực như y tế, giao thông vận tải và thể thao trong khi Venezuela và Trung Quốc hợp tác nghiên cứu vũ trụ và tham dự án nghiên cứu Mặt Trăng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đình Hạnh (Sn 1967, thường trú tại Tổ 18, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu) về hành vi tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép vật liệu nổ.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã đánh trúng một cơ sở chỉ huy Ukraine tại khu vực Pokrovsk, Donetsk. Nga gọi vùng này là Krasnoarmeysk.
Thiếu tá Nguyễn Chí Nguyện, Phó trưởng Công an xã Đông Thới cùng đồng đội đi tuần tra bằng phương tiện thủy để chống nạn khai thác cá tôm bằng điện tại địa phương thì gặp nạn mất tích.
Vụ máy bay không người lái (drone) MQ-9 Reaper của Mỹ rơi gần Crimea đặt ra cảnh báo về tình huống Nga và Mỹ có thể đụng độ trực tiếp vì những tính toán sai lầm.