6 thách thức với ngành giáo dục trong năm học mới

10:00 04/09/2023

Thiếu giáo viên, khó dạy môn tích hợp, bạo lực học đường... là những thách thức trong năm học 2023-2024, theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm học này có tính chất "bản lề" của quá trình đổi mới giáo dục ở phổ thông. 9 khối lớp sẽ được dạy theo chương trình mới, song song với thay sách giáo khoa. Còn ở đại học, vấn đề học phí đang khiến các trường loay hoay trong thế tiến thoái lưỡng nan.

Thiếu giáo viên

Cả nước hiện có 1,23 triệu giáo viên, thiếu 118.200 người. Trong đó, giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, gần 52.000.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên nhân chính là số trẻ mầm non tăng mạnh, bậc tiểu học tăng tỷ lệ học hai buổi mỗi ngày, THPT tăng số lớp, chương trình 2018 có nhiều môn học mới. Năm học qua có hơn 10.000 giáo viên nghỉ hưu, gần 9.300 người bỏ việc.

Thiếu giáo viên nhưng ngành không có nguồn để tuyển. Năm học 2022-2023, các địa phương được giao bổ sung 27.850 người nhưng chỉ tuyển được hơn 17.000. Nhiều người nhìn nhận nghề giáo không còn hấp dẫn do áp lực cao nhưng thu nhập chưa tương xứng.

Trả lời VnExpress trước thềm năm học mới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết sẽ trình Quốc hội cho phép tạm thời tuyển giáo viên theo chuẩn cũ, tức chỉ cần tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng để dạy tiểu học, THCS, thay vì phải tốt nghiệp đại học như quy định của Luật giáo dục. Các giáo viên sau đó phải nâng cao trình độ để đạt chuẩn.

"Đây được coi là giải pháp tạm thời để có nguồn giáo viên linh hoạt trong việc dạy môn Tin học, Ngoại ngữ", ông Sơn nói.

Những đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM còn đối mặt với tình trạng thiếu trường, lớp. Tại Hà Nội, mỗi năm số học sinh tăng thêm 60.000, tương ứng 30-40 trường học nhưng nội thành không còn đất.

Tại TP HCM, học sinh ở mỗi độ tuổi tăng 10.000-15.000 mỗi năm, riêng lớp 6 năm nay tăng 42.000 khiến các trường THCS quá tải. Thành phố này dự tính đến năm 2025 cần bổ sung gần 8.900 phòng học.

Rối ren dạy tích hợp

Theo chương trình mới, học sinh THCS không học Sinh học, Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý riêng lẻ mà học Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, gọi là môn tích hợp. Môn này chỉ cần một giáo viên đảm nhận nhưng hiện các ngành Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý chưa đào tạo ra giáo viên tích hợp.

Để dạy tích hợp, các trường thường bố trí giáo viên dạy các bài học theo thứ tự trong sách, hoặc gom tất cả bài học của từng môn, dạy xong môn này mới tới môn khác. Bản chất vẫn là giáo viên môn nào dạy môn đó.

Giáo viên đơn môn muốn dạy tích hợp cần hoàn thành 20-36 tín chỉ (thường trong khoảng 6 tháng) để lấy chứng chỉ. Nhiều giáo viên nói với khối lượng kiến thức và thời gian như thế không đủ để họ tự tin đứng lớp. Hơn nữa, các bài học trong sách được ghép một cách cơ học. Dù đã trải qua hai năm, hiệu quả dạy tích hợp chưa đạt mục tiêu của chương trình.

Hồi giữa tháng 8, Bộ trưởng Sơn thừa nhận dạy tích hợp là là một trong những khó khăn nhất khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Ông cho biết "khả năng cao trong thời gian tới, Bộ sẽ đưa ra điều chỉnh với việc dạy tích hợp ở bậc THCS".

Tuy chưa có phương án cụ thể, nhiều người lo nếu quay về dạy đơn môn như cũ sẽ ảnh hướng tới tổng thể chương trình mới; còn nếu tiếp tục thì gây khó khăn, mệt mỏi cho cả thầy và trò.

Một bộ sách giáo khoa của nhà nước?

Từ năm học 2020-2021, khi chương trình mới được áp dụng, việc thay sách được thực hiện song song với chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa", bỏ độc quyền xuất bản. Chủ trương này được nêu trong Nghị quyết 88 cuối năm 2014 của Quốc hội.

Đến nay, 6 nhà xuất bản, ba công ty cổ phần tham gia biên soạn, phát hành sách. Ba bộ sách được phê duyệt gồm "Cánh Diều", "Chân trời sáng tạo", "Kết nối tri thức với cuộc sống". Năm học này, 9 khối lớp học theo sách mới và tất cả khối lớp sẽ học theo sách mới từ năm sau.

Đầu tháng 8, Quốc hội đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội cho ý kiến về chủ trương, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa. Đoàn giám sát của Quốc hội nhận định việc không tổ chức biên soạn được bộ sách giáo khoa của nhà nước, hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội hóa là chưa phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước; nguy cơ gây rủi ro trong trường hợp không có sách giáo khoa hoặc sách giáo khoa không bảo đảm chất lượng. Bộ cũng được yêu cầu đưa ra giải pháp giảm giá thành sách giáo khoa hay tránh lãng phí sách.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị xem xét kỹ vì quay lại dùng một bộ sách sẽ khó đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng và tốn kém. Với 12 triệu học sinh và 9 khối lớp học sách giáo khoa mới, ước tính xã hội đã chi ra hàng chục nghìn tỷ đồng.

Phương án nào thi tốt nghiệp THPT 2025?

Theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 trong năm nay.

Hồi giữa tháng 3, Bộ lấy ý kiến về phương án có 6 môn thi, gồm bốn môn bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ và Sử) và hai môn lựa chọn (Lý, Hóa, Sinh, Địa, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Tuy nhiên, hiện các Sở Giáo dục và Đào tạo được yêu cầu lấy ý kiến giáo viên về hai phương án, trong đó điểm khác mấu chốt là có đưa Sử thành môn thi bắt buộc hay không.

Một số giáo viên cho rằng Lịch sử đã là môn học bắt buộc thì đương nhiên thi bắt buộc, nếu không thi, học sinh sẽ bỏ bê không học. Nhiều người khác khẳng định chỉ cần thi 3 môn bắt buộc, giảm áp lực học hành, thi cử cho học sinh và đỡ tốn kém cho xã hội.

Ngoài ra, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên - Huế, cho rằng nếu đưa Sử là môn thi bắt buộc sẽ tạo sự mất cân bằng trong các môn thi tốt nghiệp và thiệt thòi cho những học sinh có định hướng theo khoa học tự nhiên.

Khi kỳ thi tốt nghiệp THPT thay đổi, việc tuyển sinh đại học cũng phải thay đổi cho phù hợp. Do đó, giáo viên và học sinh đều mong ngóng phương án cuối cùng để có kế hoạch ôn tập sớm.

Đảm bảo an toàn trường học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá bạo lực học đường là vấn đề nhức nhối. Năm 2022, theo báo cáo của 49 tỉnh, thành, có 384 vụ bạo lực học đường. Bộ đánh giá con số thực tế lớn hơn rất nhiều với ít nhất gần 7.100 người có nguy cơ liên quan. Bộ đang rà soát để làm mới bộ quy tắc ứng xử trong trường học để giảm tình trạng này.

Bộ Công an cho biết mặc dù học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật chỉ chiếm 2,63% trong tổng số thanh thiếu niên phạm tội, con số này lại có xu hướng tăng với khoảng 30% mỗi năm.

Trong sáu nhóm vấn đề mà Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành giáo dục tập trung tháo gỡ, hai vấn đề đầu tiên là kiên quyết không để ma túy, tệ nạn xã hội vào nhà trường, xâm hại sức khỏe đạo đức, nhân cách người học và khắc phục tình trạng bạo lực, đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh.

Học phí đại học

Sau ba năm giữ nguyên, năm nay nhiều trường đưa ra mức học phí tăng mạnh, căn cứ vào nghị định 81 về học phí công lập. Theo đó, trần học phí với các trường chưa tự chủ là 1,35-2,76 triệu đồng một tháng, gấp hai lần mức cũ (0,98-1,43 triệu đồng). Những trường đã tự chủ, tùy mức độ, được thu tối đa gấp 2-2,5 lần (2,7-6,9 triệu đồng). Với chương trình đạt kiểm định chất lượng, các trường được tự xác định học phí.

Tuy nhiên, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà sau đó đề nghị chưa tăng học phí. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi một số điều của nghị định. Học phí đại học năm học tới có thể vẫn tăng nhưng lùi một năm so với lộ trình ban đầu, tức mức trần là 1,2-2,45 triệu đồng một tháng.

Học phí đại học vẫn là gánh nặng của nhiều gia đình sau hai năm Covid-19. Thế nhưng đây đang là nguồn thu chủ chốt của nhiều trường, chiếm tới 50%, thậm chí 90% tổng nguồn thu. Nếu không tăng, các trường còn khó đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư cho nhân lực, chưa nói đến nâng cao cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy, nghiên cứu.

Dương Tâm - Thanh Hằng

Có thể bạn quan tâm
Tuyên án chung thân với cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng

Tuyên án chung thân với cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng

17:20 28/07/2023

Chiều 28/7, TAND TP Hà Nội đã tuyên án các bị cáo trong đại án chuyến bay giải cứu. Trong đó, bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng Chính trị hậu cần, Cục An ninh điều tra, Bộ Công an) bị tuyên án chung thân về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'. Mức án này của Hoàng Văn Hưng cao hơn mức 19 - 20 năm tù Viện Kiểm sát đề nghị trước đó. HĐXX nêu rõ quá trình xét xử vụ án chuyến bay giải cứu, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận tội danh bị truy tố,...

Từ cậu học trò mê những phản ứng hoá học đến huy chương vàng Olympic quốc tế

Từ cậu học trò mê những phản ứng hoá học đến huy chương vàng Olympic quốc tế

08:10 05/08/2024

''Em vinh dự vì góp được phần nhỏ bé vào hành trình mang vinh quang về cho Tổ quốc. Đây không chỉ là thành tích của cá nhân mà còn đến từ sự dìu dắt của tập thể thầy cô trong đội tuyển, nhà trường, cùng sự đồng hành, động viên từ gia đình'', Tiến Hưng nhớ lại khoảnh khắc được xướng tên lên bục danh dự quốc tế nhận huy chương vàng. Kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế (IChO) năm nay, cả 4 thí sinh của đội tuyển Việt Nam đều đoạt huy chương, trong đó 3...

Bình minh nơi chợ cá độc nhất vô nhị ở Quảng Ngãi

Bình minh nơi chợ cá độc nhất vô nhị ở Quảng Ngãi

16:40 01/10/2023

Bình minh vừa ló rạng, cũng là lúc hàng chục tàu khai thác hải sản tấp vào chợ cá ở thôn Châu Thuận Biển (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) để bán cá, hình thành nên một ngôi chợ độc nhất vô nhị ở Quảng Ngãi.

Chưa tìm thấy 4 con cá sấu xổng chuồng ở Kiên Giang

Chưa tìm thấy 4 con cá sấu xổng chuồng ở Kiên Giang

14:30 18/10/2023

Sáng 18.10, theo Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang cho hay, tính đến chiều 17.10, vẫn còn 4 con cá sấu xổng chuồng ở Công viên Văn hóa An Hòa...

Mua 27 tấn cá lóc không trả tiền, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Mua 27 tấn cá lóc không trả tiền, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

19:20 03/10/2023

Ngày 3/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Trà Vinh cho biết, đã thi hành quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Hồ Thị Thắm (44 tuổi, ngụ khu phố Bàu Sậy, thị trấn Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) về hành vi 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'.

Hai học sinh tiểu học chết đuối khi xuống suối lấy rêu về ăn

Hai học sinh tiểu học chết đuối khi xuống suối lấy rêu về ăn

20:20 05/04/2024

Hai học sinh tiểu học ở thị trấn Mường Lát, huyện vùng cao, biên giới Mường Lát, Thanh Hóa chết đuối tại khu vực suối Xim trên địa bàn.

TPHCM kiểm soát khung mức thu ở các chương trình dạy liên kết

TPHCM kiểm soát khung mức thu ở các chương trình dạy liên kết

15:40 19/09/2023

Tại TPHCM, việc triển khai các chương trình giảng dạy liên kết trong nhà trường được kiểm soát, không chế theo Nghị quyết 04/2023 của Hội đồng nhân dân (HĐND)...

Công an Bình Dương thông tin vụ phát hiện bộ xương người trong lùm cây

Công an Bình Dương thông tin vụ phát hiện bộ xương người trong lùm cây

15:40 18/10/2023

Một bộ xương người được phát hiện trong bụi cây ở Bình Dương được cơ quan chức năng xác định không phải án mạng mà do nạn nhân treo cổ tự vẫn.

Danh tính hung thủ vụ cô gái Hàn bị vứt xác xuống ao

Danh tính hung thủ vụ cô gái Hàn bị vứt xác xuống ao

23:30 15/06/2023

Cặp vợ chồng Trung Quốc khai khi đang điều trị tại bệnh viện, nữ BJ Ah Yeong lên cơn động kinh và qua đời. Hai nghi phạm bị buộc tội “Giết người và tra tấn”.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới