Từ khi MH370 mất tích, nhiều người đã đưa ra tuyên bố phát hiện mảnh vỡ của máy bay trên Google Maps.
Ngày 8.3.2014, chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh biến mất, mang theo toàn bộ 227 hành khách, 12 thành viên phi hành đoàn.
Cuộc tìm kiếm MH370 được xem là quy mô nhất trong lịch sử hàng không, đã không tìm thấy máy bay và làm dấy lên nhiều thuyết âm mưu về máy bay mất tích.
Malaysia hiện thúc đẩy cuộc tìm kiếm mới với MH370, mang lại hy vọng cho thân nhân những người trên máy bay.
Dịp kỷ niệm 10 năm ngày MH370 mất tích, Metro.co.uk điểm lại tuyên bố của các thám tử nghiệp dư về việc tìm thấy MH370 bằng Google Maps.
Tháng 3.2014
Chỉ vài ngày sau khi MH370 mất tích, các thám tử nghiệp dư tự tìm kiếm chiếc máy bay mất tích bằng Google Maps.
Google đã phải kêu gọi mọi người không sử dụng phần mềm của hãng để thử tìm kiếm máy bay mất tích sau khi có nhiều người dùng liên hệ với The Malaysia Star để báo đã “tìm thấy” chiếc máy bay.
Người phát ngôn của Google Malaysia đã phải nhắc nhở mọi người rằng hình ảnh trên Google Maps không phải là hình ảnh vệ tinh theo thời gian thực và có thể được chụp hàng tuần, thậm chí hàng tháng trước khi xuất hiện trực tuyến.
Năm 2016
Nhà điều tra nghiệp dư Ian Wilson tuyên bố phát hiện mảnh vỡ MH370 vào năm 2016 và hình ảnh vẫn hiển thị trên Google Earth 3 năm sau.
Ông khẳng định mảnh vỡ máy bay nằm sâu trong rừng rậm Campuchia, cách thủ đô Phnom Penh 100 km về phía tây bắc.
Tháng 3.2016
Scott C Waring - thợ săn UFO tự phong - cho biết có thể đã vô tình tìm thấy mảnh vỡ MH370 khi đang săn lùng UFO quanh Mũi Hảo Vọng, Nam Phi.
Scott cho biết, bức ảnh trên Google Earth được chụp vào tháng 7.2015, trong khi MH370 biến mất vào tháng 3.2014. Do đó, ông cho rằng, bởi dòng chảy mạnh, có khả năng mảnh vỡ MH370 trôi dạt theo hướng đó.
Tháng 3.2018
Peter McMahon - kỹ sư cơ khí Australia, đã làm việc trong lĩnh vực điều tra tai nạn hơn 25 năm - tin rằng đã phát hiện ra xác máy bay MH370 ở Ấn Độ Dương.
Sử dụng cả hình ảnh của Google Maps và NASA, ông nhận định, máy bay đã rơi xuống cách hòn đảo Round Island 16 km về phía nam, gần Mauritius. Đây là khu vực không nằm trong vùng tìm kiếm của chuyên gia trong các cuộc tìm kiếm MH370 trước đây.
Tháng 8.2018
Một người theo thuyết âm mưu giấu tên tuyên bố đã phát hiện MH370 ở ngoài khơi Indonesia.
Người này đã thực hiện tìm kiếm trên Google Earth về vùng biển ngoài khơi Padang, cách nơi MH370 cất cánh từ Kuala Lumpur khoảng một giờ bay.
Tuy nhiên, sau đó người này thừa nhận rằng đó có thể chỉ là hình ảnh một chiếc máy bay đang bay trên mặt nước.
Tháng 10.2018
Nhà địa chất học John Guo tin rằng ông đã tìm thấy mảnh vỡ MH370 sau khi xác định được một vạt cây đổ dài 600m dẫn đến vị trí một chiếc máy bay xuất hiện trên chế độ xem vệ tinh của Google Map. Theo John Guo, vùng MH370 rơi rộng khoảng 45m.
Giả thuyết này dường như ủng hộ giả thuyết của Ian Wilson về việc MH370 rơi trong rừng rậm Campuchia được đưa ra năm 2016.
Những mảnh vỡ MH370 thực sự được tìm thấy ở đâu?
Một số mảnh vỡ đã trôi dạt vào bờ biển xung quanh Ấn Độ Dương, số sê-ri và các đặc điểm nhận dạng khác đã xác nhận chúng thuộc về MH370, Metro lưu ý.
Mảnh vỡ đầu tiên được xác nhận tại bãi biển trên đảo Réunion vào tháng 7.2015. Mảnh vỡ này được xác định là một mảnh cánh phụ (flaperon) của MH370.
Vài tháng sau, vào tháng 12.2015, mảnh kim loại dài hàng mét đã được tìm thấy ở Xai Xai, Mozambique.
Vào tháng 2.2016, một mảnh vỡ cũng được tìm thấy trôi dạt vào Vilankulo, Mozambique.
Một tháng sau, mảnh vỏ động cơ Rolls-Royce được tìm thấy ở Vịnh Mossel, Nam Phi, và một mảnh nội thất của cabin chính được tìm thấy trên đảo Rodrigues ở Mauritius.
Tháng 6.2016, một mảnh cánh lớn đã được tìm thấy trên đảo Pemba ở Zanzibar. Trong khi đó, vào tháng 9.2016, các mảnh vỡ trôi dạt vào Sainte-Luce, Madagascar đã được tìm thấy nhưng không được xác nhận là của MH370.
Nga tạm dừng xuất khẩu gạo cho đến cuối năm nay để hỗ trợ thị trường nội địa.
Nhiều người điều khiển xe máy, kể cả ô tô chạy quá tốc độ cho phép trên Quốc lộ 50 (đoạn qua TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ). Khi...
Sau 3 ngày xảy ra mưa đá liên tiếp khiến nhiều nhà dân bị thiệt hại nặng nề, hơn 60 cán bộ chiến sỹ công an huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cùng cơ quan chức năng đã giúp đỡ dọn dẹp, dựng lại nhà để người dân sớm ổn định cuộc sống.
Bộ Tư pháp Mỹ công bố kết luận thanh tra cảnh sát thành phố Minneapolis, nơi từng xảy ra vụ cảnh sát ghì cổ ông George Floyd, một người da màu, đến chết cách đây hơn 3 năm.
Máy đào chiến hào tốc độ cao BTM-3 được phát hiện lần đầu tiên ở khu vực chiến tuyến ở Ukraine. Chúng đang đóng vai trò quan trọng trong thế trận mới của cả hai bên: Nga và Ukraine.
Đất nước này là nơi ra đời của tem. Ghi nhận tấm giấy phạt lái xe quá tốc độ đầu tiên trên thế giới vào năm 1896 sau khi 1 người vi phạm lái xe với vận tốc 12km/h trong khu vực có tốc độ tối đa 3km/h.
Bãi rác tự phát ngay bên cạnh ga chứa rác xã Tam Hưng (huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng ) từ năm 2022 đến nay chưa được xử lý dứt điểm,...
Israel kêu gọi công dân cân nhắc chỉ đi nước ngoài khi cần thiết, đồng thời tránh thể hiện ra bên ngoài là người Do Thái và Israel.
Cầu treo Đakrông huyết mạch nối quốc lộ 9 với các nước Lào, Thái Lan đang phải hạn chế tốc độ còn 5km/h, xe qua từng chiếc một.