TP - Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN tại thị trấn Cam Lộ (Quảng Trị) trở thành nơi hội tụ tình cảm, khát vọng và quyết tâm giành độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam. Tự hào thay, Cam Lộ là nơi đầu tiên và duy nhất hiện nay ở tỉnh Quảng Trị đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Ông Trần Anh Tuấn-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ cho hay, với vị trí địa - chính trị đặc biệt, Cam Lộ khắc tên mình vào lịch sử dân tộc như một vùng đất phên dậu vững vàng, linh thiêng và anh dũng. Trong các cuộc trường chinh giữ nước, giải phóng dân tộc, Cam Lộ là nơi xảy ra nhiều cuộc đối đầu, đọ sức quyết liệt giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa âm mưu chia cắt và khát vọng hòa bình, thống nhất non sông.
Cam Lộ cũng là mảnh đất chứng kiến nhiều cuộc chia ly và đoàn tụ, mạch nguồn nuôi dưỡng niềm tin cách mạng và đã viết nên những bản hùng ca chiến thắng ghi đậm dấu ấn trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc. Quảng Trị hoàn toàn giải phóng 1/5/1972, Hiệp định Paris được ký kết 27/1/1973, niềm vui nối tiếp niềm vui khi Cam Lộ vinh dự được chọn làm nơi đặt trụ sở của Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN (6/6/1973-1975).
Tiền Phong Thị trấn huyện lỵ Cam Lộ, nơi đóng Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN (1973-1975). ẢNH: NGỌC VŨ 1 |
Thị trấn huyện lỵ Cam Lộ, nơi đóng Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN (1973-1975). ẢNH: NGỌC VŨ |
Bước ra khỏi hai cuộc chiến tranh ròng rã ngót 30 năm, Cam Lộ không còn một nóc nhà nguyên vẹn, làng xóm tiêu điều, đồng ruộng, đồi núi xác xơ… Nhưng cũng chính từ đau thương mất mát đó, lại bừng lên ý chí quyết tâm không cam chịu đói nghèo, lạc hậu. Quán triệt Hội nghị Huyện ủy ngày 13/6/1972: “Nhiệm vụ trước mắt là chiến đấu và phục vụ chiến đấu; đồng thời ra sức khôi phục, phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân”, quân và dân Cam Lộ từ trong chiến hào rũ bụi đứng lên, từ khu tập trung, vùng sơ tán trở về xua tan khói súng, bắt tay xây dựng lại quê hương từ trong tro tàn đổ nát, từ đất đai đầy rẫy bom mìn và dây kẽm gai dày đặc…
Cam Lộ đang viết tiếp trang sử mới tràn đầy khát vọng đưa huyện trở thành “miền quê NTM kiểu mẫu”, “miền quê đáng sống”. Khát vọng lớn và quyết tâm bền bỉ sẽ dẫn dắt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cam Lộ có những cách tiếp cận đột phá, sáng tạo, hiệu quả với hướng đi riêng có; vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội; quyết tâm sớm xây dựng huyện đạt NTM kiểu mẫu, góp phần cùng cả nước hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị HÀ SĨ ĐỒNG
Bí thư Huyện ủy Cam Lộ Đỗ Văn Bình chia sẻ, sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo và 30 năm lập lại huyện, Cam Lộ đã đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Nông nghiệp phát triển toàn diện, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất theo hướng bền vững, trở thành nguồn hàng hóa quan trọng. Hơn 4.000 ha cao su, 422 ha hồ tiêu, 700 ha lạc vùng bãi bồi ven sông Hiếu, 1.700 ha lúa, trên 200 ha cây dược liệu, 17.000 ha rừng sản xuất... Các vùng chuyên canh tập trung đã được liên kết với các nhà máy chế biến tiêu thụ; hình thành các chuỗi giá trị sản xuất gắn với thương hiệu địa phương được thị trường đón nhận với tín hiệu tốt. Đến nay sản phẩm OCOP huyện Cam Lộ chiếm gần 30% số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị. Các cơ sở sản xuất, làng nghề như chế biến tinh dầu lạc Từ Phong, làng nghề nấu cao dược liệu Định Sơn, cơ sở trồng và chế biến Cà Gai Leo An Xuân, làng bún truyền thống Cẩm Thạch, chế biến tinh bột nghệ ở vùng Cùa, làng ươm giống cây lâm nghiệp An Mỹ, đã và đang từng bước được đầu tư phát triển đồng bộ với quy mô lớn hơn mang lại một sức sống mới cho nền kinh tế huyện nhà, hứa hẹn sự bứt phá mạnh mẽ trong tương lai. “Từ một địa bàn “trắng” về công nghiệp, đến nay công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và thương mại-dịch vụ được đẩy mạnh phát triển và chiếm tỉ trọng 72% trong cơ cấu nền kinh tế. Huyện đã tập trung quy hoạch và đầu tư hoàn thiện hạ tầng 3 Cụm công nghiệp Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Tuyền với tổng diện tích 150 ha, thu hút 51 dự án đầu tư, giải quyết việc làm cho hơn 1.400 lao động địa phương”, ông Bình nói.
Tiền Phong Nông thôn mới ở làng quê Cam Lộ 1 |
Nông thôn mới ở làng quê Cam Lộ |
Theo Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ Trần Anh Tuấn, trong chặng đường xây dựng nông thôn mới (NTM), những ngày đầu bình quân mỗi xã chỉ đạt 5/19 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người chưa đến 13 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 17%. Song với ý chí quyết tâm cao, toàn Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xác định rõ vai trò “chủ thể” của nhân dân, thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, tất cả đều hướng tới mục tiêu là sự hài lòng của người dân. Không khí thi đua xây dựng NTM ngày càng mạnh mẽ. Nhân dân càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, tự giác, tự nguyện hưởng ứng đóng góp công sức, tiền của, hiến kế, hiến công cho xây dựng NTM. Hàng chục héc ta đất, hàng ngàn cây trồng có giá trị được giải phóng để mở rộng ngõ xóm, đường thôn. Những “trung tâm cộng đồng”,những “con đường hoa”, “công trình ánh sáng đường quê”, “vườn mẫu”, “đường mẫu” và nhiều thiết chế văn hóa khác được các tầng lớp cán bộ và nhân dân thi đua tham gia xây dựng. Trong tổng nguồn lực huy động để thực hiện chương trình xây dựng NTM trên 3.000 tỷ đồng có gần 500 tỷ đồng do nhân dân đóng góp. Bộ mặt làng quê đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao...
Đến năm 2018 đã có 100% xã trên địa bàn Cam Lộ về đích NTM, xã Cam Chính đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đến cuối năm 2019, huyện Cam Lộ đã đạt các tiêu chí huyện NTM, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch đề ra. Với những thành tích nổi bật đó, ngày 16/4/2020, Cam Lộ phấn khởi, tự hào được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Quảng Trị. “Đây là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà, cũng cho thấy sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, cán bộ, nhân dân cùng đoàn kết, nhiệt tình tham gia và đã thấy được lợi ích của việc tái cơ cấu nông nghiệp gắn với Chương trình MTQG xây dựng NTM”, ông Tuấn nói.
Liên quan vụ nữ kế toán ở Bình Dương bị sát hại tại Công ty Vinh Nhuận (phường Khánh Bình, TX Tân Uyên), ngày 31/1, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương, đơn vị đã lấy lời khai ban đầu của Yang Zhong Wu, Giám đốc Công ty Vinh Nhuận, nghi phạm vụ án. Tại cơ quan công an, Yang Zhong Wu khai nhận, do có mâu thuẫn với chị L.T.M. (kế toán công ty) nên hai bên xảy ra cãi vã. Cự cãi lên tới đỉnh điểm, Yang Zhong Wu đã dùng dao cắt hoa quả...
Hộ dân vi phạm xây dựng, vướng tranh chấp, quy hoạch treo, thuộc quận 12, Gò Vấp - không đủ điều kiện vẫn được cấp nước sạch trong khi chờ giải quyết tranh chấp.
Ngày 7/11, UBND xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) vừa có báo cáo về việc điều tiết nước tại đập dâng Nam Mỹ khiến nhiều hộ dân bị ngập lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.
Tại phường Bình Hòa, thành phố Thuận An, Bình Dương, người phụ nữ bế con gái gần 2 tuổi đi khỏi nhà trọ. Thi thể cả 2 mẹ con lần lượt được phát hiện nổi trên sông Sài Gòn.
Vụ tai nạn xảy ra vào rạng sáng 7/2 tại ngã 3 Yên Lý (thuộc huyện Diễn Châu, Nghệ An) khiến nhiều người bị thương.
Ngày 22-2, ông Cao Đình Hải-chủ tịch UBND phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cho biết tổ phản ứng nhanh xử lý vi phạm về tiếng ồn của phường đã lập biên bản, hiện đang tạm giữ nhiều loa công suất lớn.
Ngày 30/4, Công an TP HCM cho biết vừa triệt phá băng nhóm tội phạm cưỡng đoạt tài sản tại khu vực chợ đầu mối Bình Điền, Quận 8, TP HCM. Qua nắm bắt tình hình, cảnh sát phát hiện băng nhóm tội phạm hoạt động lưu động tại khu vực chợ đầu mối Bình Điền (thuộc khu vực Phường 7, Quận 8) do các đối tượng Châu Phát Ti, Châu Phát Tuấn và Châu Phát Hùng cầm đầu (các đối tượng này có mối quan hệ chú - cháu ruột và là em ruột, cháu ruột của bị can Châu...
Dự kiến tuyến metro số 1 TPHCM (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ vận hành 7 đoàn tàu (loại 3 toa) từ ngày 1/7 đến 30/9. Chuyến đầu tiên xuất phát lúc 5h và muộn nhất lúc 22h hằng ngày.
Nhiều khu vực tại TPHCM sẽ bị tạm ngưng cấp nước từ 22 giờ ngày 2/12 (thứ Bảy) đến 3 giờ ngày 3/12 (Chủ nhật).