5 nhóm nội dung chính sẽ được đàm phán tại Hội nghị COP28

09:00 30/11/2023
Một dự án điện gió ở huyện Chư Prông, Gia Lai. Ảnh: Thanh Tuấn

Từ ngày 30.11.2023 đến ngày 12.12.2023, Hội nghị COP28 sẽ được tổ chức tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) và đây sẽ là cơ hội để Việt Nam thể hiện cho các nước thấy những cố gắng của mình trong thời gian qua về thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời, tiếp tục huy động nguồn lực, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế nhằm triển khai thực hiện cam kết giảm phát thải ròng bằng “0” trong thời gian tới.

COP28 diễn ra vào thời điểm then chốt cho hành động của toàn cầu về chống biến đổi khí hậu (BĐKH). Nhiệt độ tăng cao kỷ lục và tác động nặng nề của các hiện tượng thời tiết cực đoan như cháy rừng, lũ lụt, bão và hạn hán trên toàn thế giới đang khiến việc giải quyết các vấn đề khí hậu ngày càng trở nên cấp bách.

Để đẩy lùi tình trạng trên, Chính phủ các nước cần phải đặt công tác thích ứng với BĐKH lên hàng đầu và là trọng tâm của chương trình nghị sự về khí hậu tại COP28. Theo đó, tại COP28, các nước sẽ tập trung đàm phán với 5 nhóm nội dung chính sau:

Một là, giảm phát thải khí nhà kính (KNK): COP28 tiếp tục thúc đẩy các bên giảm mạnh phát thải KNK và đưa phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ thông qua xây dựng các tiêu chuẩn, biện pháp giảm phát thải và đảm bảo khả thi trong thực hiện. Đồng thời, COP28 sẽ thảo luận về tuyên bố loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, coi việc thúc đẩy chuyển đổi năng lượng là biện pháp trọng tâm thực hiện giảm phát thải KNK để đạt mục tiêu ở ngưỡng 1,5 độ C vào cuối thế kỷ theo Thỏa thuận Paris.

Hai là, về thích ứng với BĐKH: COP28 sẽ tiếp tục hoàn thiện khung mục tiêu thích ứng toàn cầu; giải quyết các thiếu hụt và thách thức trong quá trình xây dựng, triển khai Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH; lồng ghép thích ứng trong các lĩnh vực ưu tiên quốc gia hướng tới cách tiếp cận mang tính chuyển đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát, đánh giá và tham gia nhiều bên trong hoạt động thích ứng với BĐKH; tăng cường thực hiện các hành động thích ứng với BĐKH ở các nước đang phát triển dễ bị tổn thương, đặc biệt chú trọng vào các giải pháp dựa vào tự nhiên (NbS), dựa vào hệ sinh thái (EbA); tiếp tục thảo luận các giải pháp để giải quyết vấn đề tổn thất và thiệt hại trên quy mô toàn cầu, cơ chế vận hành, đóng góp nguồn lực cho Quỹ Tổn thất và thiệt hại đã được thiết lập tại COP27.

Ba là, về tài chính khí hậu: Đây được xem là nội dung rất quan trọng tại các cuộc thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị COP28. Từ trước tới nay, tại các cuộc họp, hội nghị của COP, yếu tố tài chính luôn được quan tâm trong các cuộc đàm phán khí hậu ở tầm khu vực và toàn cầu, bởi việc tăng tốc hành động vì khí hậu chỉ có thể đạt được khi các nước có đủ nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề tài chính lại là "điểm nghẽn" lâu nay trong chống BĐKH toàn cầu.

Tại COP28, các bên tham gia tiếp tục xem xét tiến độ thực hiện mục tiêu huy động 100 tỉ đôla Mỹ mỗi năm (lẽ ra phải đạt được vào năm 2020); huy động nguồn lực đến năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo; thảo luận để đưa ra định nghĩa về tài chính khí hậu; hoàn thiện quy trình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các nguồn tài chính khí hậu, những biện pháp đa dạng hóa các nguồn tài chính khí hậu, đặc biệt là tài chính tư nhân, đảm bảo cân bằng giữa tài chính cho thích ứng và giảm nhẹ; vai trò của các ngân hàng Trung ương, ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, các quỹ đầu tư trong thu hút nguồn lực đa dạng cho ứng phó với BĐKH.

Bốn là, về các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon: Tại COP 28, các bên tiếp tục hoàn thiện các quy định và hướng dẫn chi tiết để các quốc gia thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon theo Điều 6, Thỏa thuận Paris (gồm các nội dung như: Cơ chế hợp tác chuyển giao kết quả giảm nhẹ phát thải nhằm thực hiện NDC (Điều 6.2); Cơ chế thúc đẩy giảm nhẹ phát thải KNK và hỗ trợ phát triển bền vững (Điều 6.4); Cơ chế phi thị trường tích hợp, tổng thể và cân bằng (Điều 6.8). Trong đó có tiêu chuẩn và thủ tục chuyển đổi tín chỉ các-bon hình thành theo cơ chế phát triển sạch (CDM) của Nghị định thư Kyoto sang cơ chế thúc đẩy giảm nhẹ phát thải KNK và hỗ trợ phát triển bền vững theo quy định của Thỏa thuận Paris.

Năm là, về đánh giá nỗ lực toàn cầu: COP28 sẽ thảo luận kết quả tổng hợp của các nước trong nỗ lực thích ứng với BĐKH, giảm phát thải KNK, đóng góp về tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực thực hiện ứng phó với BĐKH thông qua các báo cáo quốc gia, NDC và các văn bản khác, qua đó, để thấy được tiến triển và những khoảng trống trong thực hiện các mục tiêu toàn cầu về ứng phó với BĐKH.

Có thể bạn quan tâm
Lễ hội pháo hoa ở Đà Nẵng phải bố trí thêm ghế ngồi cho du khách

Lễ hội pháo hoa ở Đà Nẵng phải bố trí thêm ghế ngồi cho du khách

09:20 23/06/2024

Dù chưa đến đêm chung kết của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 nhưng hàng nghìn khán giả đã lấp kín hết chỗ ngồi của khán đài.

Ông Kim Jong Un xuất hiện cùng con gái nhỏ khánh thành đường ở Bình Nhưỡng

Ông Kim Jong Un xuất hiện cùng con gái nhỏ khánh thành đường ở Bình Nhưỡng

18:30 15/05/2024

Hôm 14-5, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và con gái Kim Ju Ae đã tham dự buổi lễ khánh thành một con đường mới ở cửa ngõ phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng.

Wagner huấn luyện quân nhân Belarus ở gần Minsk

Wagner huấn luyện quân nhân Belarus ở gần Minsk

21:30 14/07/2023

Ngày 14-7, Bộ Quốc phòng Belarus cho biết các chiến binh đánh thuê từ nhóm Wagner của Nga đang huấn luyện các quân nhân Belarus.

Quảng Trị kiến nghị khẩn cấp xây kè bảo vệ mốc quốc giới

Quảng Trị kiến nghị khẩn cấp xây kè bảo vệ mốc quốc giới

21:50 17/10/2023

Ảnh hưởng bởi mưa lũ, 2 mốc quốc giới 606 và 607 ở biên giới Việt – Lào (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị ) có nguy cơ cao bị...

Vô sinh hiếm muộn đang dần trẻ hóa

Vô sinh hiếm muộn đang dần trẻ hóa

06:30 10/05/2023

Các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn ở Việt Nam đang gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau và có xu hướng trẻ hóa.

Thủ tướng: cần quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung

Thủ tướng: cần quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung

01:30 07/07/2024

Kết luận phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu GDP quý 3 từ 6,5-7%, phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch năm 2024 và giữ đà phát triển trong năm 2025.

Philippines cùng Mỹ, Úc, Nhật diễn tập trên Biển Đông

Philippines cùng Mỹ, Úc, Nhật diễn tập trên Biển Đông

12:30 06/04/2024

Bộ quốc phòng các nước Philippines, Mỹ, Úc, Nhật Bản xác nhận tổ chức 'hoạt động hợp tác hàng hải' trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế của Manila vào ngày 7-4.

Ông Putin đề cử ông Mikhail Mishustin làm thủ tướng Nga

Ông Putin đề cử ông Mikhail Mishustin làm thủ tướng Nga

11:00 10/05/2024

Ông Putin đề xuất cựu thủ tướng Mikhail Mishustin tiếp tục lãnh đạo Chính phủ Nga trong nhiệm kỳ mới.

Tổng thống Nga Putin cảnh báo về công nghệ di truyền

Tổng thống Nga Putin cảnh báo về công nghệ di truyền

20:00 04/09/2023

Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo, những nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ di truyền sẽ tạo ra một “vũ khí khủng khiếp”.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới