Trong chuyến thăm của ông Putin, Việt - Nga đã tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, an ninh -quốc phòng, đặc biệt là hạ tầng, năng lượng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước đến Việt Nam ngày 19-20/6. Đây được coi là sự kiện mang tính biểu tượng, trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 30 năm ngày ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nga.
"Có thể nói chuyến thăm của Tổng thống Putin đã tạo xung lực mới cho hợp tác nhiều mặt Việt - Nga. Thông qua Tuyên bố chung, 11 văn kiện hợp tác được ký kết và các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên đã nhất trí về những định hướng lớn nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Nga", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ngày 21/6 cho biết, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Theo Bộ trưởng, Việt Nam và Nga đã tăng cường đối thoại, tiếp xúc cấp cao và các cấp và trên tất cả các kênh, triển khai hiệu quả các cơ chế để thúc đẩy hợp tác trên tất cả lĩnh vực, tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại những diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên Hợp Quốc, APEC, các cơ chế hợp tác ASEAN - Nga...
Hai bên khẳng định kinh tế tiếp tục là trụ cột, trọng tâm của hợp tác nhiều mặt, cùng phối hợp tháo gỡ khó khăn và thống nhất giải pháp để nâng cao hiệu quả hợp tác, sớm thống nhất và triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển hợp tác Việt Nam - Nga đến năm 2030.
Hai nước cũng sẽ cùng khai thác tối đa lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu, tiếp tục tháo gỡ các rào cản thương mại, tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại song phương, mở rộng tiếp cận thị trường Nga cho xuất khẩu hàng tiêu dùng và nông thủy sản của Việt Nam, thúc đẩy hợp tác đầu tư, nhất là về hạ tầng cơ sở, năng lượng.
Việt Nam - Nga mở rộng hợp tác quốc phòng - an ninh nhằm ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương về quốc phòng - an ninh, đặc biệt những cơ chế do ASEAN dẫn dắt, đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
Đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, du lịch, lao động, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, hợp tác địa phương, giao lưu nhân dân, giáo dục thế hệ trẻ... nhằm củng cố nền tảng nhân văn vững chắc cho quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Hai bên đã ký 11 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, doanh nghiệp hai nước, tạo động lực thúc đẩy quan hệ song phương.
Lãnh đạo cấp cao hai bên đã trao đổi thẳng thắn, tin cậy về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên khẳng định ủng hộ hệ thống quan hệ quốc tế công bằng, dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhất là giải quyết hòa bình các tranh chấp, không đe dọa và sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Về vấn đề Biển Đông, hai bên ủng hộ bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, ủng hộ thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biên Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng chuyến thăm đã khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam về độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
"Với việc đón Tổng thống Putin, Việt Nam khẳng định luôn coi Nga là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, mong muốn cùng Nga củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời và làm sâu sắc hơn khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện đã được xác lập", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.
Vũ Anh
Đây là một phần của cuộc diễn tập quy mô lớn nhằm kiểm tra phản ứng của Chính phủ Hàn Quốc đối với các mối đe dọa tiềm ẩn gồm tên lửa hạt nhân, tấn công mạng, khủng bố bằng máy bay không người lái.
Telegram cũng xin lỗi vì sự hiểu lầm liên quan đến vấn đề trên và chia sẻ một địa chỉ email độc quyền để liên lạc trong tương lai với cơ quan giám sát truyền thông Hàn Quốc.
Quân chủng Hải quân/Bộ Quốc phòng Việt Nam và Chiến khu miền Nam/Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã ký Biên bản ghi nhớ thiết lập đường dây nóng sáng 11/4, trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8.
Ngày 4/8, người phát ngôn Lầu Năm Góc Pat Ryder cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Ba Lan Mariusz Blaszczak đã điện đàm về sự hiện diện của lực lượng quân sự tư nhân Wagner tại Belarus.
Giữa cơn khát vũ khí, binh sĩ Ukraine buộc phải mạo hiểm đi nhặt đạn pháo mà lính Nga bỏ lại và gỡ mìn chống tăng lấy thuốc nổ chế bộc phá.
Giới chức Mỹ nhận định Nga sẽ triển khai tàu chiến diễn tập ở vùng Caribe, thuộc khu vực được coi là sân sau của Washington, trong mùa hè này.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 13/5 thông báo lực lượng Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa do Anh cung cấp để tấn công các mục tiêu dân sự ở thành phố Luhansk khiến 6 trẻ em bị thương.
Ngày 4/10, Cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, hàng chục người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã thiệt mạng trong một vụ xả súng băng đảng ở Haiti.
Lục quân Ấn Độ tham gia cuộc tập trận chung Ấn Độ-Thái Lan (Maitree) lần thứ 13 kéo dài từ ngày 1-15/7 tại Pháo đài Vachiraprakan, tỉnh Tak của Thái Lan.