Trong lộ trình phát triển, 5 huyện của Hà Nội gồm Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì và Đan Phượng sẽ trở thành quận. Để không chỉ là cuộc thay tên gọi hành chính, các địa phương cần hoàn thành các tiêu chí, tháo gỡ khó khăn, phát triển đồng bộ, bền vững.
Đưa Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào quý IV/2023
Hà Nội đang triển khai đề án đầu tư, xây dựng 5 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận.
Lộ trình tháng 7.2023, UBND thành phố sẽ trình HĐND cùng cấp thông qua chủ trương đưa hai huyện Đông Anh và Gia Lâm lên quận, sau đó trình Chính phủ và Thường vụ Quốc hội vào quý cuối cùng của năm.
Đối với 3 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, việc trình hồ sơ lên HĐND thành phố được thực hiện trong quý III/2024 và báo cáo Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2025.
Đến nay, 2 tiêu chuẩn “diện tích tự nhiên” và “quy mô dân số” của cả 5 huyện đều đạt để lên quận. Tuy nhiên, đối với 2 tiêu chí xã thành phường, hầu hết các xã không đạt (huyện Đông Anh có 16/24 xã đạt; huyện Gia Lâm 4/22 xã đạt; huyện Hoài Đức 3/22 xã đạt; huyện Thanh Trì 2/16 xã đạt; huyện Đan Phượng 2/16 xã đạt). Đến nay, huyện Gia Lâm đã đạt 6/6 tiêu chí bắt buộc về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Với 4 nhóm tiêu chí về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị cần đạt tối thiểu (21/25 tiêu chí), huyện cũng đã đạt 22/25 tiêu chí.
Với nhóm “Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội” và “Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị”, cả 5 huyện đều chưa đáp ứng đủ 31 tiêu chí huyện thành quận và 16 tiêu chí xã thành phường.
Như vậy, để lên quận, các huyện ngoại thành Hà Nội phải tập trung nguồn lực đáp ứng các tiêu chí theo quy định.
Mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã làm việc với huyện Gia Lâm về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Tại buổi làm việc, ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, quan trọng là xác định rõ cho Gia Lâm một hướng đi; điều mà lãnh đạo thành phố quan tâm nhất là phải bảo đảm sinh kế lâu dài cho người dân. Trở thành quận, nhưng dân phải giàu, kinh tế phải mạnh. Có thể thấy, lãnh đạo thành phố đặc biệt yêu cầu, quá trình đưa các huyện lên quận phải bảo đảm thực chất, phải có cả “danh” và “thực”.
Không để phát triển đô thị rất nhanh nhưng đời sống người dân thấp
Trao đổi với Lao Động, TSKH Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam - cho rằng, việc không dàn hàng ngang, đưa từng huyện lên quận là rất tốt, tất cả người dân đều mừng, ai cũng phấn khởi. Tuy nhiên, để không chỉ là một cuộc thay tên gọi hành chính, các địa phương cần hoàn thành các tiêu chí, tháo gỡ khó khăn, phát triển đồng bộ, bền vững.
Ông Nghiêm nhấn mạnh, việc lên được quận rồi thì cuộc sống của người dân phải thực sự thay đổi.
Bài học kinh nghiệm khi có huyện lên quận phát triển đô thị rất nhanh, như quận Nam Từ Liêm, nhưng bình quân thu nhập vẫn thấp; thu ngân sách địa phương phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ đất đai.
"Nhìn rộng ra là mô hình thành phố trong thành phố, người dân Thủ Đức (TPHCM) hiện nay muốn được cấp sổ đỏ, sổ hồng vẫn phải lên Sở Tài nguyên - Môi trường như các quận, huyện khác. Cho nên, đối với các huyện, trước hết là Gia Lâm, Đông Anh, sau này là Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng phải tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nhất là phải khơi mở nguồn lực về văn hóa, trước hết là các di tích văn hóa, lịch sử, các lễ hội, làng nghề sẵn có" - ông Nghiêm nói.
Còn Bí thư Huyện uỷ Thanh Trì Lê Tiến Nhật cho biết, năm 2022, huyện đã hoàn thành tiêu chí đất cây xanh công cộng. Còn hai tiêu chí chưa đạt nhưng đã có sự cải thiện về chất lượng. Hiện huyện đang chủ động phối hợp rà soát, cập nhật lại kết quả thực hiện các tiêu chuẩn theo bộ tiêu chí mới.
Để phấn đấu hoàn thành các tiêu chí chưa đạt, huyện sẽ chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh Đề án đầu tư xây dựng xã, thị trấn thành phường. Đồng thời tập trung rà soát, huy động nguồn lực, tăng cường quản lý, đánh giá các nguồn thu, phát triển nguồn thu mới, còn dư địa, tiềm năng.
Theo Nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính quy định "quận" phải đảm bảo 27 tiêu chí như: Quy mô dân số từ 150.000 người trở lên; Diện tích tự nhiên từ 35 km2 trở lên; Số đơn vị hành chính trực thuộc (phường) có từ 12 đơn vị trở lên; Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định…
Nhận được thiệp đám cưới ở quê, thật bất ngờ khi thấy có mã QR kèm dòng chữ 'Quét Mã QR để tra sơ đồ đường đi'. Lời nhắn của chủ nhân tiệc cưới thật hiện đại nhưng thật ngắn gọn, thân thiện.
TP - Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp ưu đãi, hỗ trợ để tuyển dụng và giữ chân giáo viên nhưng tình trạng thiếu giáo viên và nhân viên học đường ở nhiều địa phương vẫn liên tục diễn ra từ nhiều năm qua và càng lúc càng trầm trọng.
Lịch cúp điện hôm nay tại Bình Phước ngày 30/05/2024 Lịch cúp điện, cắt điện các khu vực tại Bình Phước ngày 30/05/2024 được cập nhật từ cổng thông tin Điện lực miền Nam. Lịch cúp điện thị xã Phước Long Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 30/05/2024 07h50-09h30 TBA Phúc Vân (3x50) thuộc khu vực khu phố 1, phường Long Thủy, thị xã Phước Long Điện lực Phước Long Bảo dưỡng Trung, hạ áp 30/05/2024 09h00-10h50 TBA Vũ Văn Quang (3x50KVA) thuộc khu vực khu...
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành nếu được đầu tư sẽ là tuyến đường đẹp, được người dân Đông Nam Bộ chờ đợi.
Từ phản ánh của người dân, chính quyền đã xử phạt và dừng hoạt động trại heo gây hôi thối ra khu dân cư ở Gia Lai.
Bà Rịa - Vũng Tàu - Các tàu cá vi phạm hành chính đã bị cơ quan chức năng lập biên bản và UBND tỉnh ra quyết định xử phạt....
Dân quân tự vệ cũng là một trong các thành phần của lực lượng vũ trang. Vì vậy, dân quân tự vệ cũng thuộc một trong các đối tượng được...
Quảng Ninh - Ngày 1.10, Sở Y tế thông báo về việc xuất hiện văn bản giả mạo liên quan đến thành lập đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm...
Trong vòng 25 năm, thiên tai, biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại kinh tế cho Đà Nẵng ước tính hơn 10.000 tỉ đồng.