Vi khuẩn não mô cầu truyền qua đường hô hấp, nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên khi cùng người bệnh dùng chung dụng cụ ăn uống, hôn...
Vi khuẩn não mô cầu gây bệnh rải rác tại Việt Nam từ đầu năm đến nay. Tháng 5, bệnh nhân nam 22 tuổi ở Sơn Tây, nhập viện do rối loạn ý thức. Đầu tháng 6, gia đình 6 người ở Bắc Kạn ghi nhận hai bệnh nhân mắc viêm màng não do não mô cầu, hai ca tử vong, hai trường hợp khác đang điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết vi khuẩn có thể lây nhiễm trên mọi đối tượng, lứa tuổi. Trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên 14-20 tuổi, người suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc cao nhất. Dưới đây là các hành vi khiến vi khuẩn lây lan nhanh hơn.
Dùng chung dụng cụ ăn uống
Vi khuẩn não mô cầu cư trú ở vùng hầu họng của con người, xâm nhập cơ thể khi hệ miễn dịch yếu đi. Khi dùng chung dụng cụ ăn uống như thìa, đũa, ly, cốc, mầm bệnh có thể theo nước bọt lây nhiễm từ người sang người. Ngoài ra, vi khuẩn lây lan thông qua giọt bắn khi ho, hắt hơi, dẫn đến những thành viên sống trong một gia đình có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Hôn
Tương tự việc dùng chung dụng cụ ăn uống, hành động hôn làm tiếp xúc dịch tiết, nước bọt chứa mầm bệnh, từ đó tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn não mô cầu.
Hút thuốc
Hút thuốc gián tiếp làm tăng nguy cơ lây nhiễm não mô cầu. Lý do, khói thuốc lá làm suy giảm chức năng phòng vệ của tế bào biểu mô đường hô hấp trên, niêm mạc, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập cơ thể.
Một phân tích tổng hợp được đăng tải ở tạp chí bệnh truyền nhiễm BMC (năm 2012), các nhà khoa học Anh xem xét 18 nghiên cứu và phát hiện rằng phơi nhiễm khói thuốc thụ động khiến trẻ tăng gấp đôi nguy cơ nhiễm não mô cầu. Trẻ có người mẹ hút thuốc trong thai kỳ, tăng gấp 3 lần nguy cơ nhiễm não mô cầu khuẩn so với em bé bình thường.
Cũng ở tạp chí BMC, tổng hợp giới hạn ở 16 nghiên cứu cho thấy trẻ từ 1 tháng đến 19 tuổi, việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc viêm màng não do não mô cầu.
Sống và sinh hoạt ở nơi đông người
Việc sống và sinh hoạt ở nơi đông người có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn não mô cầu lây truyền nhanh hơn qua đường hô hấp. Các khu vực ký túc xá, nhà trọ, khu tập thể, trẻ ở nhà trẻ, mầm non và cơ sở chăm sóc có nguy cơ mắc não mô cầu khuẩn cao hơn.
Bên cạnh đó, những người thường xuyên tụ tập ở nơi có mật độ dân số cao như câu lạc bộ, trường học, nhà hàng, lễ hội... cũng tăng tiếp xúc và phát tán vi khuẩn.
Không kiểm soát tốt tình trạng bệnh nền
Những bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, gan mật... cũng góp phần tăng nguy cơ mắc và trở nặng khi không được chăm sóc, kiểm soát tốt. Lý do, bệnh nền khiến cơ thể suy nhược, giảm đề kháng.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Mỹ khuyến cáo những người bị suy giảm chức năng các cơ quan cần tuân thủ điều trị bằng thuốc, chăm sóc sức khỏe. Họ là các bệnh nhân bất thường chức năng lách hoặc đã cắt lách, mắc bệnh hồng cầu hình liềm, rối loạn miễn dịch do thiếu hụt bổ thể dai dẳng, đang điều trị ức chế bổ thể hoặc ức chế miễn dịch, người nhiễm HIV, người cấy tế bào gốc tạo máu...
Bác sĩ Lê Nga cho biết, bệnh viêm màng não do não mô cầu có khả năng gây tử vong trong vòng 24 giờ khi không được điều trị kịp thời. Nếu được điều trị sớm, vẫn có 8-15% người bệnh tử vong; 10-20% chịu các di chứng nặng nề về thần kinh và tri giác, theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.
Để phòng bệnh do não mô cầu, cần loại trừ và hạn chế các hành vi tăng nguy cơ kể trên. Cụ thể, không sử dụng chung dụng cụ ăn uống như bát, đũa, thìa, ly... Thực đơn bữa ăn hàng ngày nên đủ chất dinh dưỡng. Lối sống sinh hoạt nên lành mạnh và quan hệ tình dục an toàn.
Nên thường xuyên súc họng bằng các dung dịch sát khuẩn; cai thuốc lá, tránh khói thuốc; hạn chế tụ tập ở nơi đông người, sử dụng biện pháp hạn chế tiếp xúc mầm bệnh như khẩu trang, giữ khoảng cách khi giao tiếp. Kiểm soát tốt các bệnh lý đang mắc, tuân thủ uống thuốc và khám theo chỉ định của bác sĩ...
Vi khuẩn não mô cầu có thể phòng ngừa nhờ tiêm chủng, với ba loại vaccine giúp phòng 5 nhóm thường gặp gồm A, B, C, Y, W. Người dân cần tiêm vaccine để phòng ngừa tất cả nhóm vi khuẩn trên, tăng hiệu quả phòng bệnh, tránh lây lan cho cộng đồng.
Mộc Thảo
Nam thanh niên 27 tuổi tại Gia Lai bị ngộ độc rất nặng sau khi ăn 10 con sâu ban miêu và tử vong sau đó dù được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Một bác sĩ phẫu thuật thần kinh đang bị điều tra vì cáo buộc cho phép con gái 13 tuổi khoan lỗ trên hộp sọ bệnh nhân trong cuộc mổ.
Ông Nguyễn Văn Nên - bí thư Thành ủy TP.HCM, trưởng đoàn đại biểu - đã đến dâng bánh tét cúng Quốc Tổ Hùng Vương và dâng hương, dâng hoa Đức Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.
Người phụ nữ 32 tuổi, bị ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín, đi khám phát hiện nhiều con rận mu đang làm tổ.
Ninh Bình - Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã ghi nhận 455 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 7 bệnh nhân nặng và có 2 ca...
Chào mừng kỷ niệm 92 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023), Hội thi cán bộ Đoàn giỏi - Tuyên truyền viên khéo quận Long Biên năm 2023 cụm thi số 2 đã diễn ra trong không khí sôi nổi, tràn đầy sức trẻ và cờ hoa.
Mèo bỏ đi khi chim tới gần, tâm thư ngày họp phụ huynh, cách lau chùi bàn ghế ngày tết... là những khoảnh khắc giúp bạn thư giãn.
Bộ Y tế Nhật Bản ghi nhận thêm hai hợp chất lạ có trong sản phẩm chứa men gạo đỏ (beni kо̄ji) của hãng dược Kobayashi.
Bằng nhiều hình thức vừa mang tính thời sự, lại bắt kịp xu hướng đang thịnh hành trên mạng xã hội, di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò đã...