Sinh sống nhiều năm trong lòng đại công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn, 51 hộ dân có nhà cửa nhưng lại không được cấp sổ đỏ.
Năm 1983, 10 hộ dân làm nghề chài lưới, đánh bắt thủy sản ở huyện Hải Lăng đi thuyền lên vùng hạ lưu đập thủy lợi Nam Thạch Hãn (xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị) định cư. Sau 40 năm, dù có nhà cửa và đất đai trên bờ nhưng họ vẫn không thể làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
40 năm trước, nhiều người dân vùng thấp trũng Hải Quy (Hải Lăng) chỉ đủ ăn qua ngày. Vợ chồng ông Trần Quỳnh (nay 66 tuổi) quyết tìm vùng đất mới kiếm kế sinh nhai.
Thấy vùng lòng hồ thủy lợi Nam Thạch Hãn cá tôm nhiều trong khi lại chưa có ai hành nghề chài lưới, ông cùng vợ và con gái đầu lòng mới 3 tuổi lên chiếc thuyền cá mỏng manh ngược dòng Thạch Hãn lên định cư ở vùng đất Hải Lệ. Chiếc thuyền ấy cũng là tài sản lớn nhất của họ. Đi cùng còn có chín hộ dân khác cùng quê, cùng cảnh đời chài.
Cả 10 hộ dân quây quần thành xóm vạn đò nhỏ dưới chân đập thủy lợi Nam Thạch Hãn. Họ sống lênh đênh trên thuyền, mưu sinh nhờ cá tôm giữa lòng hồ thủy lợi lớn nhất Quảng Trị.
Bấy giờ thiên nhiên còn ưu đãi, cá mú còn nhiều, họ đánh bắt được nhiều loài giá trị như cá chình, cá lát, diếc, gáy, tôm... Sản vật đánh bắt được họ chèo thuyền xuôi dòng về bán ở chợ thị xã Quảng Trị.
Ông Quỳnh kể năm 1987, những hộ dân này nhập khẩu vào xã Hải Lệ. Đến năm 1993, khi con cái đông đúc, cuộc sống trên thuyền trở nên chật chội, ông Quỳnh cùng ba hộ dân khác nghĩ chuyện định cư trên bờ.
"Hồi ấy con cá, con tôm còn nhiều nên chúng tôi chỉ muốn ở sát mép nước để thuận làm ăn, đi sớm về khuya đánh bắt cá. Thấy doi đất sát mép nước, cả bốn gia đình bàn nhau xin dựng nhà với Xí nghiệp thủy nông nam Thạch Hãn. Thời đó chỉ xin miệng thôi chứ không giấy tờ gì", ông Quỳnh kể.
Được sự cho phép của xã Hải Lệ và xí nghiệp thủy nông, vợ chồng ông dựng căn nhà tranh trong lòng hồ thủy lợi, cách mép nước khoảng 50m. "Đánh bắt được nên tôi thuê người đi bứt tranh trên đồi, cột nhà thì chọn cây gỗ quanh hồ", ông Quỳnh nhớ lại đây là thời kỳ dễ sống của xóm vạn đò Tân Lập. Cá tôm đánh bắt được nhiều, họ có tích lũy. Nhiều năm sau, một số gia đình thay thế nhà tranh bằng nhà xây cấp 4.
Thấy nơi này tiềm năng, nhiều hộ khác cũng dần kéo đến khiến dân số đội đánh cá Tân Lập tăng dần thành 51 hộ dân. Tuy nhiên, con người sinh sôi nhanh khiến con cá không kịp lớn. Thế hệ sau này đánh cá bằng mắt lưới nhỏ hơn, bắt cả những con cá nhỏ bằng đầu đũa.
Cá tôm cạn kiệt dần, đời sống trở nên bấp bênh. Hiện giờ, vợ chồng ông Quỳnh đi thả lưới từ 15h hằng ngày đến sáng hôm sau nhưng chỉ kiếm được 150.000-200.000 đồng đắp đổi qua ngày.
"Cũng biết một số ngư dân trẻ đánh cá kiểu tận diệt nhưng chúng tôi nói mà bọn trẻ không nghe", lão ngư thở dài.
Đến nay, gia đình ông Quỳnh có tới chín nhân khẩu sống trong căn nhà cấp 4 hơn 20 năm rồi. Nhà ẩm thấp, chật chội là nơi sinh sống của ba cặp vợ chồng, gồm vợ chồng ông và vợ chồng hai người con trai cùng ba đứa cháu nội.
Không chỉ nhà cửa tù túng, việc đi lại cũng khó khăn vì địa hình lòng hồ một bên đồi dốc, một bên nước sâu. Nhà có vạt đất vài trăm m2 trồng cây keo lai, mỗi mùa thu hoạch ông phải dùng con đò nhỏ chở từng ít một ra chân đập mới có thể bốc lên xe tải.
Nhiều năm trước, để tăng thu nhập gia đình, ông đầu tư hai lồng thả cá trắm cỏ ở lòng hồ. Trận mưa lịch sử năm 2020 khiến một lồng hư hại, đến nay vẫn không thể sửa chữa. "Lồng bè cũng vừa phải thôi, nhưng không vay được vốn nên đành bỏ", ông nhìn cái lồng cá cũ ọp ẹp theo sóng nước.
Ông Quỳnh than ngày trước ham con cá con tôm mà xin ở gần lòng hồ, chứ không nghĩ sâu xa cảnh thiếu thốn đất đai như giờ. "Ngày trước, cả nhà chịu khó đi xa thêm trăm mét nữa thì giờ đã khác" - nói rồi ông Quỳnh chỉ tay về vạt đất bên kia con đường bê tông, cũng đồng thời là bờ đê lòng hồ thủy lợi. Bên trong bờ đê là đất công trình thủy lợi, bên ngoài là đất xã có thể cấp cho dân.
Đời sống vạn đò phụ thuộc con cá con tôm, dư dả được ít năm vừa đủ xây cái nhà cấp 4 xong lại lâm cảnh túng thiếu. "Con cháu đi làm thuê làm mướn khắp nơi, dù có muốn mua đất cũng không đủ điều kiện kinh tế", ông Quỳnh nói.
Tương tự, ông Trần Loát, 74 tuổi, cũng là một trong số hộ dân đầu tiên lên khu này sinh sống những năm 1980. Trước mặt nhà ông Loát là cây xoài cổ thụ chu vi hơn một người ôm, minh chứng của một thời mở xóm.
Sau 40 năm, ông bà vẫn sống chung với người con trai út. Bốn con trai đầu lập gia đình được ông chia mảnh đất nhỏ quây quần quanh nhà ông. Mỗi người lại dựng lên căn nhà cấp 4 san sát bên nhau.
"Chúng tôi định cư trong lòng hồ nên không được cấp sổ đỏ. Có nhà có đất đây nhưng lại không phải tài sản mình", ông Loát nói. Nhóm 51 hộ dân khu vực này nhiều lần kiến nghị chính quyền cấp đất để thoát cảnh sống bế tắc, chí thú làm ăn.
Chính quyền xã Hải Lệ cho hay nhóm dân cư này sinh sống sau khi đập chính Nam Thạch Hãn được xây dựng năm 1978. Toàn bộ diện tích các hộ dân sinh sống thuộc đất quy hoạch lòng hồ thủy lợi và nằm trong chỉ giới quy hoạch công trình đập phụ số 6 và số 7 thuộc đại công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn, vì vậy theo quy định không cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Trị, cuộc sống 51 hộ dân Tân Lập thời gian qua chưa ảnh hưởng đến vận hành của công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn. Nhưng định cư trong lòng hồ nên họ không được xây dựng mới nhà cửa, đất đai eo hẹp dẫn đến không thể nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ông Nguyễn Đạo Ái - chủ tịch UBND xã Hải Lệ - cho hay dù không được cấp sổ đỏ nhưng các hộ dân vẫn hưởng đầy đủ quyền lợi như tất cả người dân của xã.
Năm 2011, người dân đội đánh cá Tân Lập được giao đất rừng, bình quân 167m2/nhân khẩu nhưng do diện tích nhỏ lẻ nên các hộ dân đội đánh cá Tân Lập đã chuyển nhượng.
"Xã ghi nhận mong muốn bố trí đất ở của các hộ dân, nhưng hiện xã không có quỹ đất để dành phục vụ việc cấp đất ở cho các hộ dân tách hộ, mới lập gia đình.
Trên địa bàn có một khu tái định cư nhưng dành cho các hộ dân vùng sạt lở. Người dân đội đánh cá Tân Lập muốn bố trí đất phải có dự án di dân ra khỏi lòng hồ mới bố trí được", ông Ái thông tin.
Chủ động làm quen với một số cô gái nhưng không được đáp lại, bị cáo Trần Lê Huy đem lòng thù hận phụ nữ và đã thực hiện hàng loạt vụ tấn công các chị em trên phố ở Hà Nội.
Sau 13 năm tổ chức, năm nay, lần đầu tiên ‘Ngày Việt Nam ở nước ngoài’ sẽ được tổ chức ở Nam Phi vào ngày 14 và 15-9, cũng là lần đầu tiên sự kiện này đến châu Phi.
Cơ quan CSĐT - Công an quận Ngô Quyền (TP Hải Phòng) vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam tài xế Phạm Trung Dũng (SN 1986, quê Hải Dương) vì đã có hành vi chống người thi hành công vụ khi bị cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn tại Hải Phòng.
Trong lúc lấy nước tại máy lọc nước nóng lạnh để uống, em A. không may bị điện giật dẫn đến tử vong.
Tuyên bố nhấn mạnh việc nộp đệ trình nhằm bảo đảm các quyền hợp pháp của Việt Nam đối với phần thềm lục địa mở rộng.
TP Hồ Chí Minh - Cầu An Phú Đông nối Quận 12 với Gò Vấp bị sà lan tông khiến trụ cầu bị cong vênh, chuyển vị. Cơ quan chức năng...
Quảng Nam - Tàu vỏ sắt nước ngoài trọng tải gần 14.000 tấn bị hỏng máy ở vùng biển Philippines, trước khi trôi dạt vào bờ biển đảo Cù Lao...
Tổng hợp thông tin về lịch cắt điện cúp điện các khu vực tại Bến Tre ngày 10/3/2023 được chúng tôi cập nhật từ cổng thông tin Điện lực Miền Nam. Cụ thể như sau: Lịch cắt điện các khu vực Thành phố Bến Tre Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 10/03/2023 từ 08:00 - 17:00 Ấp Bình Thành-Bình Công thuộc xã Bình Phú Điện lực thành phố Bến Tre Tiến hành cắt điện theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo đúng quy định của pháp luật 10/03/2023...
Đồng Nai – Trưa ngày 1.5, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã có báo cáo nhanh về vụ nổ lò hơi xảy ra tại Công ty gỗ Bình...