Sáng 18/2, Viện nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi (ISAWAAS) phối hợp cùng Tạp chí Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tổ chức tọa đàm khoa học Nhìn lại kinh tế Việt Nam 40 năm Đổi mới: Hành trình và khát vọng.
![]() |
Toàn cảnh tọa đàm khoa học Nhìn lại kinh tế Việt Nam 40 năm Đổi mới: Hành trình và khát vọng. (Ảnh: Hải Phương) |
Sự kiện có sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung, Viện trưởng ISAWAAS, TS. Phan Cao Nhật Anh, Phó Viện trưởng ISAWAAS cùng các viên chức, nghiên cứu sinh của Viện.
TS. Kiều Thanh Nga, Phó Viện trưởng ISAWAAS chủ trì tọa đàm, với sự đồng hành của diễn giả, TS. Lê Kim Sa, nghiên cứu viên cao cấp ISAWAAS.
Sự kiện được tổ chức nhằm tổng kết các thành tựu qua 40 năm Đổi mới, nhận định một số triển vọng, các cơ hội và thách thức và gợi mở giải pháp với nền kinh tế Việt Nam.
Phát biểu tại tọa đàm, Viện trưởng ISAWAAS, PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung nhấn mạnh, trong suốt 40 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về mặt nhận thức, thay đổi để hội nhập, mở cửa. Mặc dù vậy, ở thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thu nhập trung bình thấp, đối mặt với nguy cơ bẫy thu nhập. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số và gia nhập vào nhóm thu nhập trung bình cao là nhiệm vụ, mệnh lệnh cần sự cố gắng cao.
Tin liên quan |
![]() |
Viện trưởng Nguyễn Xuân Trung khẳng định, ngoài ra, hiện nay, Việt Nam đối mặt với một số tranh cãi về việc thừa nhận tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Câu hỏi liệu khu vực này có thể đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế hay không đặt ra vấn đề về tính tự chủ và thách thức với nền kinh tế.
Tại buổi tọa đàm, diễn giả, TS. Lê Kim Sa trình bày các nội dung: khái quát nền kinh tế Việt Nam từ năm 1975 đến khi thực hiện công cuộc Đổi mới, cải cách thể chế kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đánh giá chung sự phát triển kinh tế Việt Nam trong suốt 40 năm Đổi mới và triển vọng, các cơ hội, thách thức với Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Ở phần nội dung thứ nhất, diễn giả cho biết, trong quá trình Đổi mới, Việt Nam đã cải cách thể chế kinh tế với hai trụ cột chính: thứ nhất là việc thực hiện 4 quá trình tự do hóa trong kinh tế, gồm: tự do hóa giá cả và thương mại, tự do hóa nông nghiệp, tự do hóa phi nông nghiệp (cải cách doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa), tự do hóa thương mại quốc tế và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; thứ hai là trụ cột về hội nhập quốc tế.
![]() |
Diễn giả, khách mời sôi nổi thảo luận và trao đổi các vấn đề về quá trình Đổi mới 40 năm kinh tế Việt Nam. (Ảnh: Hải Phương) |
Kết quả, sau gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt trong những năm đầu tiên. Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tham gia vào các định chế và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương nhằm phát triển kinh tế, hội nhập sâu rộng. Những thay đổi này đã mang lại tác động tích cho cuộc sống người dân.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu và gặt hái các cơ hội mới về kinh tế, như cơ hội hợp tác công nghiệp cao, duy trì động lực chính về xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư FDI, Việt Nam đang đối mặt với các thách thức lớn, như cạn kiệt nguồn lực lợi thế truyền thống về tài nguyên, lao động, sự phát triển thiếu cân đối, chưa đạt được các mục tiêu đề ra.
Đứng trước những thách thức này, Việt Nam cần có các giải pháp đột phá, cách mạng mới thay vì chỉ cải cách tăng cường. Tiến sĩ Lê Kim Sa chỉ ra rằng, trong bối cảnh mới, mỗi quốc gia đều cần tìm hướng đi riêng của mình trong tổng thể chung. Vì vậy, nếu Việt Nam tiếp tục đi theo lối mòn thì sẽ đối mặt với nguy cơ lạc hậu, tụt lại phía sau.
Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy trong tháng 6, lượng nam châm đất hiếm xuất khẩu sang Mỹ tăng 7 lần so với tháng 5.
Trước tình trạng nhiều hộ dân tự ý chiếm dụng đất công để xây dựng, kinh doanh trái phép, chính quyền địa phương ở tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng...
Ngân hàng Quốc Dân (NCB) ước đạt lợi nhuận sau thuế hơn 462 tỷ đồng, cao gấp 76 lần so với cùng kỳ sau nửa đầu năm.
Giám đốc cơ quan xúc tiến thương mại của Bộ Nông nghiệp và Môi trường nêu ý tưởng hỗ trợ 3.300 xã phường cả nước bán nông sản online.
“Chảo lửa” khu Thiên Hà - Vinhomes Golden City chính thức bùng nổ trong 2 ngày 12 - 13.7 với sự kiện ráp căn hút hàng trăm nhà đầu tư....
Tại phiên khai mạc, các nhà lãnh đạo đồng thuận thông qua Cam kết Seville nhằm thiết lập một khuôn khổ toàn diện để xử lý các thách thức tài chính hiện nay, nhất là huy động 4.000 tỷ USD cho các SDG.
Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp là tài liệu để các địa phương tham khảo trong quá trình quản lý đất đai.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 42001 dành riêng cho hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có trách nhiệm đã được giới thiệu và phân tích chuyên sâu tại sự kiện “Bức Tường An Ninh Số – Tiêu chuẩn vận hành trung tâm dữ liệu hiện đại” do Go Solutions và LightJSC phối hợp tổ chức ngày 3/7 tại Hà Nội.
Rộn ràng mùa du lịch hè, Vietjet khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Tây An (Trung Quốc), thêm lựa chọn mới cho hành trình khám phá văn hóa, ẩm thực và kiến trúc độc đáo của hai thành phố có bản sắc văn hóa, lịch sử đặc biệt của hai nước. Đường bay Hà Nội-Tây An khai trương trong sự chào đón và chúc mừng của người dân, du khách tại hai địa phương.