Chủng EV71 thường gây bệnh cảnh nặng và dễ gây các biến chứng và có thể tử vong
- Theo thống kê từ đầu năm đến nay nước ta ghi nhận khoảng gần 15 nghìn ca mắc tay chân miệng, 6 trường hợp tử vong. Vậy, ông có thể nói rõ hơn về đặc điểm tình hình dịch bệnh tay chân miệng ở nước ta hiện nay?
Bệnh tay chân miệng lưu hành tại Việt Nam chủ yếu do chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Bệnh có thể xảy ra trên mọi đối tượng, tuy nhiên có đến 90% ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Chủng EV71 thường gây bệnh cảnh nặng và dễ gây các biến chứng và có thể tử vong.
Về bệnh tay chân miệng từ đầu năm 2023 đến nay có sự gia tăng tỷ lệ ca mắc dương tính với chủng EV71. Nếu như tuần 14 chủng này chiếm khoảng 6% trong các mẫu xét nghiệm thì tuần 23 tỷ lệ dương tính với chủng EV71 đã tăng lên 40% trong các mẫu xét nghiệm.
Chính đặc điểm này khiến cho các ca mắc bệnh tay chân miệng diễn biến nặng nhiều hơn so với các năm trước đây.
- Vậy thưa ông việc diễn biến dịch bệnh tay chân miệng năm nay phát hiện các ca bệnh dương tính với chủng EV71 tăng, chúng ta có đáng lo ngại không?
Chúng ta đã có kinh nghiệm cả trong dự phòng và điều trị bệnh tay chân miệng để xử lý; cùng đó là sự vào cuộc sớm của ngành y tế trong chủ động xây dựng, tham mưu ban hành kế hoạch phòng chống dịch; chỉ đạo kiểm tra, giám sát. Mới đây, Lãnh đạo Bộ Y tế đã ký quyết định thành lập 7 đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết.
Và đặc biệt một trong những điểm nhấn về điều trị, để đảm bảo chuyển viện an toàn, tại khu vực phía Nam, 4 bệnh viện tuyến cuối của TP.HCM đã chỉ đạo 31 tỉnh, thành khu vực miền Trung và phía Nam họp trực tuyến hàng tuần để hướng dẫn, trao đổi chuyên môn.
Như vậy có thể thấy chúng ta đã chủ động triển khai kết hợp nhiều biện pháp để phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.
Đối với bệnh tay chân miệng thì tôi đã nói ở trên là bệnh tay chân miệng lưu hành tại Việt Nam chủ yếu do chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Trong thời điểm hiện tại với bối cảnh dịch tễ thì chúng ta tập trung cho công tác điều trị các bệnh nhân mắc chủng EV71.
Mỗi tuần có khoảng 35 ca bệnh tay chân miệng cần điều trị bằng thuốc Immunoglobulin
- Như ông đã nói số ca bệnh tay chân miệng có diễn biến nặng thời gian qua gia tăng hơn so với cùng kỳ năm trước, vậy theo ông số thuốc Immunoglobulin mới được phân bổ có đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh này?
Hiện nay các thuốc điều trị bệnh tay chân miệng thông thường cơ bản đáp ứng đủ công tác điều trị.
Đối với thuốc Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch, theo thông tin của Cục Quản lý Dược, ngày 23/06/2023 đã nhập khẩu 6.000 chai thuốc Immunoglobulin về Việt Nam để cung ứng cho các bệnh viện. Số lượng thuốc trên đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách của các bệnh viện.
Ước tính hiện mỗi tuần chúng ta ghi nhận khoảng 350 trường hợp mắc tay chân miệng phải nhập viện, trong đó có khoảng 10% số ca bệnh cần điều trị bằng thuốc Immunoglobulin- tương đương với 35 ca cần điều trị/ tuần.
Với số lượng thuốc Immunoglobulin như vậy và với tình hình dịch như hiện nay, có thể phục vụ công tác điều trị khoảng trên 2 tháng cho những trường hợp cần sử dung thuốc này tiêm tĩnh mạch.
Tuy nhiên với tình hình dịch hiện nay, khi chúng ta cùng nỗ lực trên cả công tác dự phòng, điều trị và truyền thông về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng cũng như các hoạt động khác, mong rằng có thể sớm giảm số ca mắc nói chung, ca diễn biến nặng nói riêng.
Bệnh truyền nhiễm luôn luôn hiện hữu và xuất hiện, đặc biệt tuần suất ngày càng rút ngắn lại
- Thưa ông, không chỉ dịch bệnh tay chân miệng mà sốt xuất huyết cũng có dấu hiệu gia tăng, vậy ngành y tế đã có những biện pháp chủ động gì trong ứng phó với dịch bệnh?
Hiện nay các bệnh truyền nhiễm tiếp tục gia tăng, ví như bệnh sốt xuất huyết cứ 10 năm lại tăng gấp đôi và hiện vẫn tiếp tục gia tăng, trở thành một trong những vấn đề y tế công cộng trên thế giới.
Bên cạnh các bệnh lưu hành tại Việt Nam còn có các bệnh xâm nhập trên thế giới vào Việt Nam. Như vậy có thể thấy bệnh truyền nhiễm luôn luôn hiện hữu và xuất hiện, đặc biệt tuần suất ngày càng rút ngắn lại.
Trước tình hình đánh giá, dự báo về dịch bệnh, ngay từ đầu năm 2023, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh và đã gửi cho tất cả các địa phương trên toàn quốc để từ đó các tỉnh, thành xây dựng kế hoạch phòng chống dịch trên địa bàn bao gồm công tác chỉ đạo, điều hành đến các vấn đề chuyên môn, truyền thông và các hoạt động khác.
Trong công tác phòng chống dịch ngoài vai trò của ngành y tế cũng cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, và đặc biệt mỗi gia đình, mỗi người dân cùng tham gia.
Đơn cử như với sốt xuất huyết, mỗi tuần mỗi gia đình dành ra 10 phút để kiểm tra, phát hiện và loại trừ các ổ loăng quăng, bọ gậy… để bệnh sốt huyết không có cơ hội bùng phát.
Đối với bệnh tay chân miệng, cần quản lý chặt vấn đề vệ sinh đồ chơi cho trẻ, giữ sạch bát đĩa cho trẻ trong bữa ăn, cùng đó luôn giữ tay sạch cho trẻ; đối với người trông trẻ cũng cần giữ bàn tay sạch.
Xin trân trọng cảm ơn GS.TS Phan Trọng Lân!
Lịch cúp điện hôm nay ngày 24/07/2024 tại Tây Ninh VTC News cập nhật mới nhất lịch mất điện, cúp điện các khu vực tại Tây Ninh ngày 24/07/2024 từ website cổng thông tin Điện lực miền Nam. Lịch cúp điện thành phố Tây Ninh Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 24/07/2024 từ 07h30 - 17h00 Mất điện khu phố Hiệp Lễ, Hiệp Thạnh thuộc phường Hiệp Ninh. Điện lực thành phố Tây Ninh Bảo trì và sửa chữa lưới điện Lịch cúp điện huyện Trảng Bàng Ngày Khu vực Đơn vị...
Vũ sinh ra trong gia đình khó khăn, 12 năm đến trường là sự nỗ lực lớn của chàng trai. Giờ đây, khi cầm giấy trúng tuyển đại học trên tay, Vũ nửa mừng nửa lo, khi bố bị tâm thần, mẹ ung thư giai đoạn cuối, giờ lấy tiền đâu mà đi học.
Ngày nay, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi, nhưng Việt Nam và Campuchia vẫn luôn duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trên các lĩnh vực.
TP - Tròn ba tháng kể từ ngày khánh thành, đưa vào khai thác, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã bị nhấn chìm bởi một cơn “đại hồng thủy” mà ngoài lý do mưa lớn, việc hạ cốt nền của công trình cũng được cho là nguyên nhân quan trọng dẫn đến lũ lụt cuốn trôi cả ô tô trên đường.
Theo Guo Jia She Qu, cơ quan truyền thông đa phương tiện ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, người phụ nữ họ Trương (đến từ Nam Kinh, tỉnh Giang Tô) bị thương do mất kiểm soát cảm xúc khi đang dạy con học tại nhà. Trương cho biết: 'Con trai mãi không hoàn thành xong bài tập về nhà khiến tôi vô cùng tức giận. Tôi muốn đá con nhưng cuối cùng lại đá vào tường. Ngón chân út của tôi gãy ngay lập tức. Con trai tôi rất sợ và gọi điện cho bố'. Hình ảnh được chia...
Chú em bị xe máy tông khi đang đi xe đạp trên đường làng. Người đâm viện cớ chú em say rượu mà vẫn đi xe là sai nên không bồi thường.
Mặc dù đã có lực lượng Cảnh sát giao thông và Quân đội tăng cường cho các trung tâm đăng kiểm, tuy nhiên, nhiều ngày qua tại TP Hồ Chí...
Các gia đình ở Quảng Ninh có nhà bị đổ sập, hư hỏng không thể phục hồi vì bão Yagi và không còn nơi nào ở, sẽ được tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng.
Thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam ngày 7.4, đoàn cán bộ, lãnh đạo Công an tỉnh Hà Nam vừa tổ chức tặng quà, tri ân các anh hùng...