Các chuyên gia kỳ vọng, Nhà nước sớm tháo gỡ những điểm nghẽn về quỹ đất, thủ tục, cơ chế… trong câu chuyện phát triển nhà ở xã hội hiện nay.
Bộ Xây dựng đang trình Thủ tướng việc tổ chức hội nghị thúc đẩy nhà ở xã hội và thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững.
Hội nghị dự kiến diễn ra vào sau kỳ nghỉ Tết âm lịch do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì. Theo kế hoạch, hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Văn phòng Chính phủ và trực tuyến tới UBND 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng cũng cho biết, trong năm 2024, nhiều địa phương đã tích cực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác quy hoạch, đầu tư, xây dựng, hỗ trợ tạo nguồn cung bất động sản trên cả nước.
Riêng với lĩnh vực phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng cho hay, việc thực hiện đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 đã có kết quả bước đầu. Đã có 645 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai trên cả nước với quy mô 581.218 căn.
Trong năm 2024, có 28 dự án với quy mô 20.284 căn đã hoàn thành, tăng 46% so với năm 2023; cũng có 23 dự án với quy mô 25.399 căn đã được cấp phép, khởi công xây dựng, 113 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, quy mô xây dựng 142.450 căn.
Các địa phương đã thực hiện quy hoạch 1.309 vị trí, bố trí quỹ đất khoảng 9.756 ha để phát triển nhà ở xã hội.
Đối với chương trình tín dụng 120.000 tỉ cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho vay khoảng trên 4.000 tỉ đồng, doanh số cho vay đạt 2.360 tỉ đồng.
Có thể nói, chưa bao giờ nhà ở xã hội được đề cập thường xuyên và nhận được sự quan tâm lớn như hiện nay.
Chính phủ đã có đề án xây dựng tối thiểu 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 cùng các gói tín dụng đi kèm với quy mô lên tới 140.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, từ những con số báo cáo mới nhất có thể thấy đích đến mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội còn khá xa.
Nhiều doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực nhà ở xã hội, nhưng cũng chia sẻ rằng, Nhà nước “kêu gọi nhưng chưa mở đường” để họ tham gia.
Các chuyên gia đánh giá phân khúc nhà ở xã hội đang đối diện với 5 “điểm nghẽn” gồm quỹ đất, thủ tục, cơ chế, lãi suất và đầu ra thị trường, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai.
Hiện tại, mặc dù thủ tục triển khai đã được “cởi trói” phần nào, nhưng vẫn còn vướng cơ chế, mỗi địa phương thực hiện một kiểu, hồ sơ phê duyệt phức tạp, kéo dài, làm nản lòng doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp cho biết, cơ chế đối với các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội là bàn giao đất sạch cùng miễn tiền sử dụng đất. Nhưng trên thực tế, để có quỹ đất sạch là rất khó và chủ đầu tư dù muốn thay Nhà nước chủ động giải phóng mặt bằng thì khi đó lại vướng thủ tục theo quy trình xin ý kiến - như một “vòng luẩn quẩn” khiến thời gian triển khai dự án bị kéo dài, gây tốn kém cho doanh nghiệp.
Thống kê cũng cho thấy, giai đoạn 2015-2023, mới có 18/63 tỉnh, thành phố trên cả nước bố trí quỹ đất độc lập để phát triển nhà ở xã hội.
Việc nhiều địa phương chưa bố trí thỏa đáng quỹ đất này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Các chính sách ưu đãi của Nhà nước hiện nay cũng chưa khuyến khích, thu hút nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội, nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội cũng là một vướng mắc lớn.
Trong bối cảnh hiện tại, các chuyên gia kỳ vọng, thời gian tới để có thể hoàn thành đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội cần có sự chung tay của “4 nhà” gồm Nhà nước, nhà băng, nhà phát triển dự án và nhà dân.
Trong đó, Nhà nước giữ vai trò là đầu tàu, chủ đạo và tạo cơ chế toàn diện để các doanh nghiệp tự tin hơn trong việc triển khai các dự án.
Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy trong tháng 6, lượng nam châm đất hiếm xuất khẩu sang Mỹ tăng 7 lần so với tháng 5.
Trước tình trạng nhiều hộ dân tự ý chiếm dụng đất công để xây dựng, kinh doanh trái phép, chính quyền địa phương ở tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng...
Ngân hàng Quốc Dân (NCB) ước đạt lợi nhuận sau thuế hơn 462 tỷ đồng, cao gấp 76 lần so với cùng kỳ sau nửa đầu năm.
Giám đốc cơ quan xúc tiến thương mại của Bộ Nông nghiệp và Môi trường nêu ý tưởng hỗ trợ 3.300 xã phường cả nước bán nông sản online.
“Chảo lửa” khu Thiên Hà - Vinhomes Golden City chính thức bùng nổ trong 2 ngày 12 - 13.7 với sự kiện ráp căn hút hàng trăm nhà đầu tư....
Tại phiên khai mạc, các nhà lãnh đạo đồng thuận thông qua Cam kết Seville nhằm thiết lập một khuôn khổ toàn diện để xử lý các thách thức tài chính hiện nay, nhất là huy động 4.000 tỷ USD cho các SDG.
Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp là tài liệu để các địa phương tham khảo trong quá trình quản lý đất đai.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 42001 dành riêng cho hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có trách nhiệm đã được giới thiệu và phân tích chuyên sâu tại sự kiện “Bức Tường An Ninh Số – Tiêu chuẩn vận hành trung tâm dữ liệu hiện đại” do Go Solutions và LightJSC phối hợp tổ chức ngày 3/7 tại Hà Nội.
Rộn ràng mùa du lịch hè, Vietjet khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Tây An (Trung Quốc), thêm lựa chọn mới cho hành trình khám phá văn hóa, ẩm thực và kiến trúc độc đáo của hai thành phố có bản sắc văn hóa, lịch sử đặc biệt của hai nước. Đường bay Hà Nội-Tây An khai trương trong sự chào đón và chúc mừng của người dân, du khách tại hai địa phương.