32 năm 'cắm' đảo tiền tiêu canh biển Tây Nam

05:10 18/03/2024

Mùa xuân 1992, chiến sĩ Bùi Anh Dũng theo tàu ra đảo Thổ Chu (Kiên Giang) nhận nhiệm vụ trên Trạm radar 610, chuyến đi cách quê hương Hải Phòng hơn hai nghìn cây số.

Anh Dũng năm ấy 20 tuổi, đeo trước ngực chiếc balo bọc ba lần túi bóng chật ních thư nhà bộ đội, chiếc sau lưng đựng quân tư trang, theo xuồng cập bãi sau cơn say sóng. Bộ đội đứng chật bãi Ngự ngóng thư nhà, vật lộn với sóng biển kéo xuồng cập bến. Người dìu, người đỡ balo đội lên đầu cho khỏi ướt. Chiếc balo lên trước, đám con trai vây kín xung quanh, reo hò phân phát thư, bóc ra đọc ngay trên bãi.

Trước ngày tàu rời quân cảng, đơn vị gom hết thư gửi bộ đội đang đóng trên đảo Thổ Chu gói ghém trong balo giao cho anh Dũng, dặn không được để ướt. Năm 1992 khi internet chưa có mặt tại Việt Nam, những lá thư viết tay, dán tem 400 đồng là phương tiện duy nhất kết nối lính đảo với đất liền, được bộ đội trông mong hơn bất kỳ món quà nào khác. Tàu cấp hàng ba tháng cập đảo một lần, cũng ngần ấy thời gian bộ đội mới biết tin nhà, trừ trường hợp khẩn cấp mới đánh điện.

"Người ướt thì được, thư thì không. Đó là sợi dây nối tin tức đất liền với lính đảo", trung tá Bùi Anh Dũng, thợ sửa chữa radar Trạm 610, Trung đoàn 551 Vùng 5 Hải quân- người gắn bó với đơn vị lâu năm nhất Thổ Chu nhớ lại ngày đầu đặt chân lên đảo.

Tốt nghiệp lớp trung cấp vô tuyến điện ở Hà Nội, anh Dũng nhận nhiệm vụ tại Vùng 5 Hải quân đóng tại Phú Quốc (Kiên Giang). "Đi bất cứ nơi nào được phân công" như là lẽ sống của người lính. Chuyến đi ấy cách quê hương hai nghìn cây số, kéo dài đã hai phần ba cuộc đời.

Thổ Chu lớn nhất trong cụm 8 đảo thuộc quần đảo cùng tên, được coi là tiền tiêu của vùng biển Tây Nam. Trong số này, đảo nhỏ Hòn Nhạn với điểm cao nhất 40 m so với mặt nước biển chính là điểm A1 trên đường cơ sở của Việt Nam. Radar đặt trên đảo Thổ Chu vì thế trở thành "con mắt" canh đường biên trên biển, bao quát vùng trời, phát hiện cảnh báo tàu lạ xâm nhập hải phận. Nhiệm vụ của anh Dũng trong các kíp trực là đồng hành với trắc thủ, kịp thời sửa chữa khi máy móc trục trặc, hư hỏng, đảm bảo cho radar luôn bắt được mục tiêu.

Nhà chỉ huy nằm sát bãi Ngự, một dãy cấp bốn dựng bằng tôn thiếc gió lộng bốn bề. Điểm trạm nằm trên đồi cao cách vài cây số. Cuối tuần đổi kíp trực về dưới bãi, anh Dũng cùng đồng đội quây bạt chắn gió trồng rau, tranh thủ mùa mưa tháng 4 đến 9. Từ tháng 10, gió chướng đông bắc thổi bạt cây, rau không mọc nổi, bộ đội khi ấy hái đò chải (một loại dương xỉ), để dành bí, bầu, các loại củ thi thoảng nấu canh.

Đảo con trai không có mấy trò giải trí, xong việc nằm hỏi nhau chuyện nhà, đang tán tỉnh cô nào trong bờ, hết chuyện thì lôi mấy lá thư đầy nếp gấp ra đọc lại đến thuộc làu. Ngoài thư, phương tiện kết nối một chiều giữa họ với đất liền là chiếc radio phát những bản tin của đài tiếng nói.

"Đảo ngày đó chỉ có sóng biển với lính tráng đen sạm vì nắng gió", trung tá 53 tuổi nhớ lại.

Một góc đảo Thổ Chu thuộc xã Thổ Châu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang). Ảnh: Hoàng Phương

Những cư dân đất liền tái hiện diện ở Thổ Chu năm 1993 khi tỉnh Kiên Giang đưa 17 hộ dân ra đảo phát triển kinh tế, xây dựng thế trận quốc phòng an ninh. 18 năm sau ngày hơn 500 đồng bào Thổ Chu bị quân Pol Pot sát hại tháng 5/1975, đảo lại mới có bóng dân, ngoài các lực lượng quân sự làm nhiệm vụ. Cùng năm, xã đảo Thổ Châu trực thuộc huyện Phú Quốc được thành lập.

Sau ca trực, bộ đội tập trung dựng nhà, đón dân. Tết đầu tiên đảo có dân trong ký ức trung tá Dũng "cái gì cũng thiếu, nhưng đầm ấm như nhà". Người dân đón giao thừa với hũ dưa, dăm khô nướng mời bộ đội xuống chung vui, đơn vị được cấp thực phẩm mang chia lại một phần cho dân đảo.

Những đứa trẻ bám hông mẹ, nô nhau trên bãi chờ cha đánh cá về khiến anh Dũng thèm hơi nhà quay quắt. Qua thư, anh biết con gái trong đất liền đang tập nói. Không muốn bỏ lỡ những dấu mốc trong đời con, anh bộ đội nghĩ đến chuyện đưa cả nhà ra đảo định cư.

Chuyến cắt phép về Hải Phòng năm 1994, anh nói rõ ý định với hai nhà nội ngoại, không muốn vợ chồng son xa nhau biền biệt. Vợ anh, chị Hà Thị Oanh phân vân ra đảo không biết làm gì."Mình trồng trọt, chăn nuôi, mọi người làm gì thì làm nấy", anh thuyết phục. Người vợ xót lòng nhìn chồng tranh thủ mấy ngày phép cuối cùng để làm thân với con gái, cho đến khi nó chịu gọi "ba" thì anh Dũng lại xách balo lên đường. Chị quyết tâm theo chồng ra đảo.

Mùa xuân năm 1995, một nhà ba người đoàn tụ ở Thổ Chu, nơi cách quê hương bảy chặng tàu xe qua bảy ngày đi đường. Dãy nhà công vụ của Trạm Radar 610 có thêm một tổ ấm ngoài bốn gia đình bộ đội cũng mới ra. Trẻ con đông dần, nô đùa xôm tụ không kém xóm chài trên đảo.

Gần hai chục nóc nhà cũng là ngần ấy đứa trẻ lít nhít. Các lực lượng đóng chân trên đảo cất một phòng học vài chục mét vuông, kê bàn ghế, gom hết trẻ con nhà bộ đội với cư dân lại vào lớp tình thương. Gần hai chục học trò ngồi chung, quay đầu hai phía, thầy giáo từ đất liền ra "phân thân" dạy đủ cấp học.

Thấy thầy cô kiêm nhiệm xoay trở, chị Oanh xin hỗ trợ trông các bé mầm non, cầm tay cho học trò lớp Một tập viết, đánh vần, làm phép tính cơ bản. Sau này, chị được ngành giáo dục địa phương tạo điều kiện cho đi học sư phạm rồi đứng lớp, phấn đấu trong mười năm sau đó lấy bằng, dạy học trên đảo Thổ Chu.

Năm 1996, điểm trường Tiểu học Thổ Châu thành lập, chính thức đánh dấu sự hiện diện của hệ thống giáo dục quốc gia trên đảo tiền tiêu biển Tây Nam. Rời lớp tình thương trên bãi, học trò chuyển về lớp mới tươm tất hơn, không còn phải quay đầu về hai phía bảng khác nhau.

Thổ Chu sau gần ba thập niên giờ có hơn 320 học sinh các cấp từ mầm non đến trung học cơ sở. Vào phổ thông, các em được gia đình đưa về đất liền học tiếp. Hộ dân trên đảo đông gấp gần 30 lần với 500 gia đình, gần 2.000 nhân khẩu, phần lớn nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, làm dịch vụ du lịch. Một phần trong đó gồm những gia đình bộ đội định cư trên đảo.

Công việc của trung tá Bùi Anh Dũng vẫn lặng lẽ bao năm, luôn ở phía sau phục vụ đội radar quan sát. Khí tài ngày hiện đại hơn, anh học nâng cấp dần trình độ để đáp ứng kỹ thuật. Đơn vị có hai thợ sửa chữa, mỗi người phụ trách một phân trạm. Người này nghỉ phép thì người còn lại đảm đương toàn bộ. Gặp ca khó, họ gọi điện hội ý hoặc kéo nhau cùng làm, khó hơn thì điện về trung đoàn nhờ kỹ sư "chi viện".

32 năm nhìn lại, anh Dũng nhận ra những dấu mốc của gia đình đều song hành với đổi thay của Thổ Chu, nơi cư trú trong tâm thức cũng như trên chiếc thẻ căn cước công dân.

Khi ngôi trường đầu tiên trên đảo được xây dựng năm 1996 cũng là lúc con trai út chào đời, giờ chàng trai đã là sĩ quan quân đội làm việc ở Đồng Nai. Cô con gái theo tàu ra đảo, vào lớp học tình thương giờ đã lập gia đình, đang dạy học ở Cần Thơ. Từ mái nhà lợp tôn, anh Dũng nghĩ đến một ngôi nhà kiên cố sau khi cùng xã đảo trải qua bão Linda năm 1997, cơn cuồng phong đánh chìm 2.500 tàu bè, khiến gần 500 cư dân Cà Mau thiệt mạng. Năm ấy anh phải đưa vợ con lên đơn vị trú nhờ, hôm sau trở về thấy mái nhà bay mất, tàu bè bị đánh dạt lên bãi.

Cuộc sống hẳn có nhiều lựa chọn tốt hơn, nhưng người lính radar chưa bao giờ thấy tiếc khi chọn đảo để an cư, được chứng kiến con cái trưởng thành. "Thổ Chu bây giờ là nhà rồi đó", cô giáo Hà Thị Oanh tổng kết sau gần ba chục năm gắn bó, từ lúc đảo ngót hai chục nóc nhà mái lá quây tôn, cho đến giờ điện, đường, trường, trạm đầy đủ. Họ liên lạc với đất liền nhờ những vạch sóng căng đét chứ không còn trông đợi ba tháng thư tay.

Cuối năm nay, trung tá Dũng sẽ về hưu sau nửa đời cống hiến cho quân đội. Anh chưa tính về đất liền, muốn chờ vài năm nữa vợ nghỉ hưu rồi đưa nhau đi thăm thú đất nước, điều mà họ chưa làm được sau nhiều năm làm việc ở đảo xa. Với anh, "cuộc sống như thế có lẽ là vừa đủ".

Hoàng Phương

Có thể bạn quan tâm
Bình Phước: Cách chức thượng tá Công an vì sử dụng rượu, bia gây tai nạn

Bình Phước: Cách chức thượng tá Công an vì sử dụng rượu, bia gây tai nạn

17:20 10/05/2024

Ngày 10/5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước thông báo kết quả kỳ họp thứ 51, 52, 53, 54 với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó có nội dung thi hành kỷ luật và đề nghị kỷ luật một số cán bộ. Theo thông báo, kỳ họp đã xem xét báo cáo của Đảng ủy Công an tỉnh Bình Phước về đề nghị thi hành kỷ luật Thượng tá Đào Văn Thêm - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an tỉnh, Bí thư Đảng ủy Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội. Lý do, năm...

Gần 10.000 căn hộ bị 'treo sổ hồng' vì thanh tra

Gần 10.000 căn hộ bị 'treo sổ hồng' vì thanh tra

11:00 08/05/2023

Ngày 8/5, Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM cho biết, hiện nay trên địa bàn có nhiều dự án nhà ở liên quan đến công tác thanh, kiểm tra... nên công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất phải tạm ngưng chờ xử lý của các cơ quan có thẩm quyền.

Dự án 62 tỷ đồng 'băng bó' núi Bà Hỏa ở Quy Nhơn sắp hoàn thành

Dự án 62 tỷ đồng 'băng bó' núi Bà Hỏa ở Quy Nhơn sắp hoàn thành

15:10 28/09/2023

UBND TP Quy Nhơn đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án khắc phục sạt lở tại núi Bà Hỏa, dự kiến đến hết tháng 11 năm nay sẽ hoàn thành.

Tầm bắn của 'rồng lửa' S-400 tăng gấp đôi nhờ tên lửa tầm xa mới

Tầm bắn của 'rồng lửa' S-400 tăng gấp đôi nhờ tên lửa tầm xa mới

15:40 10/11/2023

Truyền thông Nga cho biết, hệ thống phòng không S-400 của Nga gần đây thu hút sự chú ý đặc biệt của các chuyên gia quân sự khi trang bị tên lửa tầm xa mới 40N6 để có thể tấn công hàng loạt mục tiêu nằm sâu trong phòng tuyến của quân đội Ukraine.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm các nạn nhân vụ tấn công tại Đắk Lắk

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm các nạn nhân vụ tấn công tại Đắk Lắk

11:50 12/06/2023

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân trong vụ việc; đồng thời yêu cầu các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk cần quan tâm, hỗ trợ về mặt đời sống, tinh thần.

Quảng Trị giao công an điều tra, xác minh việc xâm hại rừng để chiếm đất

Quảng Trị giao công an điều tra, xác minh việc xâm hại rừng để chiếm đất

12:20 26/08/2023

Trước thông tin báo chí nêu về tình trạng xâm hại rừng để chiếm đất rừng ở huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị), UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị công an điều tra, xác minh các đối tượng xâm hại rừng để có biện pháp xử lý.

Tạm giữ hình sự người cha hành hạ con ruột bằng xẻng nấu đồ ăn ở Đồng Nai

Tạm giữ hình sự người cha hành hạ con ruột bằng xẻng nấu đồ ăn ở Đồng Nai

16:50 24/10/2023

Đồng Nai - Ngày 24.10, Công an huyện Nhơn Trạch đã tạm giữ hình sự D.N.B.M. (23 tuổi, ngụ xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch) để điều tra, xử lý...

Bắt 100 đối tượng, thu gần 10 nghìn viên ma túy chỉ trong một tuần

Bắt 100 đối tượng, thu gần 10 nghìn viên ma túy chỉ trong một tuần

19:10 09/06/2023

Chỉ trong 7 ngày ra quân, lực lượng Công an Nghệ An đã phá 76 vụ, bắt giữ 100 đối tượng tội phạm ma túy, thu giữ lượng lớn tang vật.

Nổ súng bắn chết tình địch

Nổ súng bắn chết tình địch

16:00 22/05/2023

Hoàng Ngọc Nhân, 38 tuổi, thấy vợ cùng người tình ở chung phòng trọ, nên dùng súng tự chế bắn chết tình địch.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới