Hải quân Hàn Quốc (ROK) đang tiếp tục tăng cường năng lực tàu ngầm của mình sau nhiều năm chỉ có tàu ngầm hạng trung.
Theo tạp chí National Interest, chương trình tàu ngầm tấn công (KSS) của Hàn Quốc là một nỗ lực không ngừng nghỉ, bắt đầu từ những năm 1990, nhằm ngăn chặn các tàu ngầm và tàu mặt nước bên ngoài, bảo vệ các căn cứ hải quân, đảm bảo thông tin liên lạc bờ biển cũng như thực hiện nhiệm vụ trinh sát.
Chương trình KSS huy động tổng cộng 27 tàu ngầm tấn công diesel-điện. KSS này là dự án gồm ba giai đoạn, nhằm xây dựng lực lượng tàu ngầm cho Hải quân Hàn Quốc (ROK).
Trong giai đoạn đầu của chương trình tàu ngầm này (còn được gọi là KSS–I) vào những năm 1990, Hàn Quốc đã mua thêm 9 tàu ngầm lớp Jang Bogo 1.200 tấn.
Trong khi ở giai đoạn thứ hai (KSS-II), ROK đã mua thêm 9 tàu ngầm lớp 1.800 tấn - loại tàu ngầm kiểu 214 được trang bị động cơ đẩy không khí độc lập (AIP). Những chiếc tàu ngầm lớp Sohn Wonyil này còn có khả năng phóng tên lửa hành trình.
Là một phần trong giai đoạn thứ ba của chương trình (KSS-III), Seoul đã tiến hành đóng hai trong số chín chiếc tàu ngầm Dosan Ahn Changho - những chiếc tàu ngầm có khả năng bắn tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).
Các tàu ngầm thuộc giai đoạn KSS-III có kích thước lớn hơn đáng kể so với thế hệ tàu ngầm thuộc KSS-II do Đức thiết kế trước đây.
Theo viện nghiên cứu Hải quân Mỹ, tàu ngầm lớp Dosan Ahn Changho được trang bị thiết bị phóng thẳng đứng (VLS) cải tiến ở phía trên cánh buồm. Trong đó, thiết bị VLS có thể mang theo sáu SLBM được trang bị vũ khí thông thường để tấn công các mục tiêu trên mặt đất.
Trong tháng 12 vừa qua, hãng đóng tàu Hanwha Ocean - một trong ba hãng đóng tàu hàng đầu Hàn Quốc - đã ký hợp đồng với Viện nghiên cứu kế hoạch và tiến bộ công nghệ quốc phòng, thuộc chính phủ Hàn Quốc, để phát triển tàu ngầm tàng hình có khả năng hoạt động cao hơn.
Trước đó, hồi tháng 11, Đô đốc Kim Myung Soo, người được đề cử vị trí Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc tuyên bố rằng nước này cần có tàu ngầm hạt nhân, bất chấp thỏa thuận hạt nhân Hàn - Mỹ.
Thỏa thuận hạt nhân dân sự Mỹ - Hàn (còn được gọi là Thỏa thuận 123) được ký nhằm tăng cường mối quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Hàn Quốc trên các vấn đề chính trị, kinh tế, năng lượng, khoa học và công nghệ.
Theo ông Kim, thỏa thuận hạt nhân hiện tại giữa Hàn Quốc và Mỹ làm hạn chế khả năng sử dụng hạt nhân với mục đích quân sự.
Vì thế, thời gian gần đây, giới chức Seoul đang kêu gọi sửa đối một phần thỏa thuận để có thể sử dụng các tàu ngầm hạt nhân.
Tàu KH 98246 TS do ông Phạm Phu ở Khánh Hòa làm thuyền trưởng khi đang khai thác hải sản trên biển thì bị hỏng máy và đã được tàu của Vùng 4 Hải quân lai kéo về đảo Đá Tây để sửa chữa.
Truyền thông Nga cho biết đoạn video nhằm mục đích cho thấy các chiến binh Quân đoàn Tự do Nga kiểm soát làng biên giới Nga Tetkino hóa ra được quay trên lãnh thổ Ukraine.
Pháp là chặng dừng chân thứ 3 của nhà lãnh đạo Ukraine trong khuôn khổ chuyến thăm các nước đồng minh châu Âu để kêu gọi tăng cường hỗ trợ Kiev.
Phao xốp trôi nổi trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long là do các hộ dân nuôi trồng hải sản xả thải ra biển trong quá trình tháo dỡ thay thế phao xốp bằng vậật liệu nhựa nổi HDPE và di dời các lồng bè.
Bà Michelle Bachelet cho biết Chile sẽ hỗ trợ tối đa để triển khai dự án “Ký ức Việt Nam-Chile” tại quận Cerro Navia (thủ đô Santiago) và việc tôn tạo công viên Hồ Chí Minh.
Trong các ngày qua, lãnh đạo các đảng, các nước tiếp tục gửi thư, điện chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Việt Nam tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác nghị viện với Argentina và Chile ngày càng trở nên sâu sắc hơn trên các diễn đàn song phương cũng như trong khuôn khổ các diễn đàn liên nghị viện quốc tế.
Ngày 11/3, báo Tiền Phong phối hợp với Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức chương trình trao học bổng cho các em học sinh thuộc hai huyện Lộc Ninh và Hớn Quản (tỉnh Bình Phước).
Theo Reuters, an ninh và hải quân Ukraine đã loại bỏ một chiến hạm của Nga bằng xuồng không người lái tự sát, trong khi Nga nói đã phá hủy các xuống này.