30 năm nay, 550 hộ dân có hộ khẩu tại thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị nhưng sống xâm cư trên đất ba xã khác nên không làm được sổ đỏ.
Năm 1994, thị trấn Bến Quan được thành lập trên cơ sở dân số của 12 đội sản xuất thuộc Nông trường Quyết Thắng.
Dân số được nhập về thị trấn Bến Quan nhưng đất đai, địa giới hành chính lại không sáp nhập. Do vậy ngay từ ngày đầu thành lập, một nửa số hộ dân thị trấn này bỗng trở thành dân xâm cư khi có hộ khẩu thị trấn nhưng sinh sống trên đất xã khác.
30 năm qua, chính quyền thị trấn Bến Quan và huyện Vĩnh Linh tìm cách sáp nhập địa giới hành chính để chấm dứt nhiều hệ lụy từ tình trạng này nhưng chưa được.
Chủ tịch UBND thị trấn Bến Quan Dương Đình Quang cho hay năm 2013, thị trấn xây dựng đề án mở rộng địa giới ôm trọn toàn bộ địa giới của các khóm xâm cư.
Tuy nhiên, xã Vĩnh Khê là xã đặc thù miền núi với 100% dân số người Vân Kiều nên không thể cắt đất về thị trấn. Đề án này bị dừng lại.
Năm 2019, Huyện ủy Vĩnh Linh thay đổi đề án, mở rộng Bến Quan về phía nam, nhập ba thôn của xã Vĩnh Hà (có người dân xâm cư). Còn xã Vĩnh Khê giữ nguyên địa giới hành chính, 202 hộ dân vẫn tiếp tục xâm cư.
Tình trạng xâm cư gây nên nhiều vấn đề trái khoáy cho cả người dân và chính quyền. "Chính quyền gặp khó về quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đầu tư hạ tầng... khó đảm bảo hết quyền lợi cho người dân", ông Quang cho hay.
Dân của thị trấn nhưng sống trên xã khác nên mỗi khi đầu tư hạ tầng như nhà văn hóa, điện đường, trường trạm... cũng nhiêu khê.
Hay khi có tranh chấp đất đai, thị trấn Bến Quan phải phối hợp nhờ xã bạn đứng ra giải quyết. Một số thủ tục người dân phải giải quyết ở cả thị trấn và xã đang xâm cư.
Có 381 hộ dân diện này không thể làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông Trần Trọng Toàn, 60 tuổi, là người dân khóm 2, thị trấn Bến Quan nhưng đang xâm cư trên xã Vĩnh Khê.
Trước mặt nhà ông là con đường nhựa chia đôi khóm 2, phía bên kia đã được cấp sổ đỏ, phía còn lại trầy trật thủ tục.
Bà Hồ Thị Ngoan - cán bộ địa chính xã Vĩnh Khê - cho hay đất ở các khu vực này không được đưa vào địa giới của các thôn, không có địa chỉ thửa đất nên không thể làm sổ đỏ.
"Vừa rồi có hướng dẫn của cấp trên, chúng tôi sẽ đưa các khu đất xâm cư vào các thôn gần nhất để quản lý. Người dân Bến Quan khi muốn cấp sổ đỏ, xã Vĩnh Khê sẽ phối hợp lấy ý kiến khu dân cư để ra sổ", bà Ngoan nói.
Công an tỉnh Đắk Lắk đang điều tra, xác minh vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Cty cổ phần xuất khẩu nông sản sạch Việt Nam (Cty Nông sản sạch Việt Nam). Công ty từng hợp đồng đầu tư bao tiêu gừng với nhiều nông dân Tây Nguyên nhưng sau đó “lặn mất tăm”.
Ngày 10-10, UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định công bố tình huống khẩn cấp về vết nứt xảy ra ở đỉnh đồi thôn 56B xã Đắc Pre, huyện Nam Giang.
Sáng 16.9, lãnh đạo UBND thị trấn Núi Đối (Kiến Thụy, Hải Phòng ) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ án mạng khiến một người tử vong.
Khi đặt thuốc nổ tại công trình hầm thủy điện Nậm Cấu (Lai Châu), mìn phát nổ đột ngột khiến 1 công nhân Trung Quốc chết tại chỗ, 1 công nhân người Việt bị thương nặng.
HUẾ - Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) lên tiếng về việc bùn thải được nạo vét lên từ công trình khơi thông...
Mưa lớn kéo dài đã làm hư hỏng, sạt lở nghiêm trọng trên tuyến đường Quốc lộ 15C, đoạn qua địa phận bản Na Tao, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát (Thanh Hóa)
Đơn vị chủ mỏ đá hoa trắng Làng Lạnh II, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên (Yên Bái) tiến hành xử lý một vách đá thuộc mỏ khiến những tảng đá hàng chục tấn lăn xuống phần diện tích các hộ dân sinh sống bên dưới.
Cơ quan công an đang phối hợp với lực lượng chức năng để xác minh vụ việc 108 cây rừng ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) bị chặt phá.
Hội đồng xét tặng giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022 đã thảo luận, cho ý kiến và bỏ phiếu kín chọn ra 10 cá nhân...