Có tổng cộng 20 sinh viên nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tại một tòa nhà ký túc xá khu B Đại học Quốc gia TP.HCM.
Theo ghi nhận đến chiều 9-5, 19 sinh viên nghi ngộ độc thực phẩm cấp đã có sức khỏe ổn định, đang được tiếp tục nằm theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức.
Đa phần các sinh viên cho biết mình bắt đầu xuất hiện triệu chứng ngộ độc thực phẩm vào tối 8-5, sau khi ăn cơm tại căng tin tòa nhà B4 (ký túc xá khu B, Đại học Quốc gia TP.HCM).
Trao đổi với Tuổi Trẻ Onine, em H.T., sinh viên năm hai Trường đại học Công nghệ thông tin (TP.HCM), cho biết chiều 8-5 có ăn cơm trong căng tin tại tòa nhà B4.
Sinh viên này cho biết có ăn thức ăn chiều gồm: cơm trắng, thịt kho mắm, chả cá. Đến tối sinh viên này bắt đầu nôn ói, đau bụng, tiêu chảy... được các bạn đưa đến trạm y tế và được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức cấp cứu.
Tương tự, em T.K. (sinh viên năm nhất) cho biết đã đến căng tin tòa nhà B4 ăn chiều, thức ăn gồm bò kho, thịt gà kho.
Đến tối thì xuất hiện triệu chứng đau bụng và buồn nôn, được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lại Thế Tuân - trưởng phòng tổng hợp, Trung tâm quản lý ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM - cho biết vào lúc 21h30 ngày 8-5 đến 2h30 ngày 9-5, trạm y tế Trung tâm quản lý ký túc xá đã tiếp nhận 20 trường hợp sinh viên có các triệu chứng mệt, đau bụng, nôn ói, đi tiêu lỏng, các sinh viên báo có ăn uống tại một căng tin khu B ký túc xá.
Trạm y tế đã thăm khám và chuyển các em đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức nhập viện cấp cứu.
Tất cả sinh viên được nhập viện theo dõi và làm các xét nghiệm kiểm tra, theo dõi trong đêm, đến sáng nay tất cả sinh viên sức khỏe ổn định và đang tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, trung tâm đã cho dừng hoạt động căng tin, giữ nguyên hiện trạng, yêu cầu chủ cơ sở làm tường trình và lập biên bản sự việc.
Trung tâm đã gửi báo cáo đến Trung tâm Y tế TP Thủ Đức, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM và Trung tâm Y tế TP Dĩ An để thực hiện kiểm tra và lấy mẫu tại cơ sở theo địa bàn quản lý.
Trung tâm Y tế TP Thủ Đức đã xác minh và kiểm tra tại trụ sở của công ty có địa điểm kinh doanh ăn uống tại ký túc xá, và tại căng tin nơi nghi ngờ sinh viên sử dụng dịch vụ ăn uống bị ngộ độc thực phẩm.
Về cơ sở kinh doanh dịch vụ có địa điểm kinh doanh tại TP Thủ Đức, có đầy đủ giấy phép kinh doanh, giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Công ty không trực tiếp nấu ăn tại ký túc xá, mà chỉ phân phối thức ăn.
Cùng ngày, thạc sĩ Nguyễn Trung Trí - giám đốc Trung tâm quản lý dịch vụ và lưu trú sinh viên, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM - cho biết ký túc xá của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có một sinh viên bị đau bụng, có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm vào tối 8-5.
Sau khi đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức kiểm tra, sức khỏe của sinh viên này đã ổn định và đi học trở lại bình thường.
Ông Lại Thế Tuân, trưởng phòng tổng hợp Trung tâm Quản lý ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM, cho biết: "Về cơ sở kinh doanh dịch vụ có địa điểm kinh doanh tại thành phố Thủ Đức có đầy đủ giấy phép kinh doanh, giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm số do Ban Quản lý An toàn thực phẩm, UBND TP.HCM cấp. Công ty không trực tiếp nấu ăn tại ký túc xá mà chỉ phân phối thức ăn.
Hiện các cơ quan chức năng vẫn đang xác minh loại thức ăn nào nghi ngờ gây ra ngộ độc thực phẩm".
Cũng theo ông Tuân, trong những ngày gần đây, khi thời tiết nắng nóng và tiếp nhận các thông tin đăng trên các phương tiện truyền thông về ngộ độc thực phẩm, Trung tâm Quản lý Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM đã tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm tại các căn tin phục vụ ăn uống cho sinh viên.
"Chúng tôi thường xuyên kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ thực phẩm, kiểm tra vệ sinh môi trường khu vực chế biến, địa điểm phục vụ ăn uống cho sinh viên nội trú", ông Tuân cho hay.
Đồng thời trung tâm cũng đã thiết kế các nội dung tuyên truyền về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cách nhận biết thực phẩm an toàn, tăng cường tập luyện thể dục, thể thao… nhằm nâng cao nhận thức, tính chủ động trong việc ăn uống, rèn luyện sức khỏe nhằm đảm bảo an toàn cho sinh viên.
Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM nắm trên địa bàn giáp ranh giữa TP.HCM và tỉnh Bình Dương, có diện tích 42,08 ha, gồm khu A và khu B với 47 tòa nhà từ 5 tầng đến 16 tầng. Hiện đang có khoảng 36.000 sinh viên nhiều trường đại học nội trú.
Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã thẩm định các điều kiện thực hiện kỹ thuật ghép tạng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Hơn 595.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần trong 6 tháng đầu năm nay, tăng hơn 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chiều 14-9, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết có thêm một số trường hợp bị ngộ độc nghi do ăn bánh mì Phượng ở Hội An.
Suốt 12 năm, cặp vợ chồng hiếm muộn chẳng dám đến nhà ai chơi vì sợ những lời gièm pha về việc không thể sinh con.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng đã điều chỉnh toàn bộ quy trình nhận, trả kết quả chẩn đoán hình ảnh sau vụ nội soi oan bệnh nhân vì nhầm kết quả X-quang.
Rong kinh nếu lơ là, không thăm khám và điều trị từ sớm, bệnh có thể gây vô sinh, hiếm muộn, cướp đi 'thiên chức' làm mẹ của chị em phụ nữ.
3 anh em ruột gồm 2 bé trai (một bé 10 tuổi, một bé 5 tuổi) và 1 bé gái (2 tháng tuổi) đều bị ngạt khói do cháy nhà.
Bệnh nhi bị nặng nhất trong vụ ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai đã tử vong sau gần 1 tháng hồi sức tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM.
Tại các trụ sở bảo hiểm xã hội quận huyện lúc nào cũng có đông người đến chờ được rút bảo hiểm xã hội một lần như quận 12, huyện Hóc Môn, Củ chi, Bình Chánh...