20 năm thông Hầm Hải Vân - Hầm đường bộ hiện đại nhất Đông Nam Á

08:50 07/11/2023

Thay vì mất gần 1 giờ đồng hồ "leo lên rồi tuột dốc" con đường đèo 22km, giờ đây, những người lái xe trên lộ trình Bắc-Nam chỉ mất 10-15 phút để "vượt đèo Hải Vân" trên đoạn đường hầm dài hơn 12km.

Cửa Hầm Hải Vân hướng từ thành phố Đà Nẵng đi Huế. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Ngày 7/11/2003, những người thợ khoan từ hai đầu Nam-Bắc của Hầm Đường bộ Hải Vân trên Quốc lộ 1A, đã chính thức gặp nhau, sau nhiều tháng làm việc khẩn trương.

Hầm được khởi công ngày 27/8/2000 và khánh thành ngày 5/6/2005.

Thay vì mất gần 1 giờ đồng hồ "leo lên rồi tuột dốc" con đường đèo 22km nếu không gặp bất kỳ sự cố nào, giờ đây, những người lái xe trên lộ trình Bắc-Nam chỉ còn mất 10-15 phút để "vượt Đèo Hải Vân" trên đoạn đường hầm dài hơn 12km.

Đèo Hải Vân - “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

Khúc cua uốn lượn, kỳ vĩ của đèo Hải Vân. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Đèo Hải Vân là ranh giới tự nhiên của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Theo sử sách, năm 1470, vua Lê Thánh Tông thân chinh mang quân đi đánh Chăm Pa. Khi tới Đèo Hải Vân, ấn tượng trước cảnh quan hùng vỹ, nhà vua đã cảm tác làm thơ và gọi nơi này là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan.”

Đầu thế kỷ 19, sau khi thống nhất đất nước, triều Nguyễn chọn Huế làm kinh đô, Hải Vân trở thành cửa ngõ của kinh sư.

Theo sách “Đại Nam thực lục chính biên,” dưới thời vua Minh Mạng, đường qua đèo được xây cất, lát đá; đặc biệt vào năm Bính Tuất 1826, một cụm công trình được xây dựng giữa đỉnh đèo cấu thành một pháo đài quân sự kiên cố gọi là Hải Vân Quan.

Sau khi chiếm xong Trung Kỳ, Tổng Tư lệnh Binh đoàn Pháp, tướng De Courcy, ra lệnh cấp tốc mở ngay con đường chiến lược qua Đèo Hải Vân để nối Huế với Đà Nẵng, đồng thời có thể cơ động quân nhanh chóng để bình định Quảng Nam khi cần.

Hầm Hải Vân hướng từ thành phố Đà Nẵng đi Huế. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Lực lượng Công binh Pháp đã bắt dân phu hai tỉnh làm đường từ năm 1886.

Từ năm 1902-1906, thực dân Pháp xây dựng tuyến đường sắt qua đèo Hải Vân, chạy quanh co theo sườn núi, qua 6 hầm chui và 18 cầu. Tuyến đường sắt đó ngày nay vẫn tồn tại.

Hầm Đường bộ Hải Vân - Hầm đường bộ dài nhất, hiện đại nhất Đông Nam Á

Đoạn đường bộ qua đèo Hải Vân dài gần 21km, trải qua dấu vết của thời gian và lịch sử cộng thêm địa hình phức tạp nên dù được nâng cấp, sửa chữa, mở rộng thì đây cũng là cung đường nguy hiểm đối với các lái xe.

Những cung đường vòng vo, uốn lượn bám theo sườn núi, những khúc cua gấp cứ liên tục nối đuôi nhau có thể quật ngã bất kỳ chiếc xe nào “lơ đễnh.”

Đặc biệt là vào mùa mưa bão thường xảy ra các vụ lở đá gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông làm thiệt hại nghiêm trọng về người và của.

Để góp phần giải quyết vấn đề an toàn giao thông cũng như bắt kịp yêu cầu hội nhập, phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước đã quyết tâm thực hiện đường hầm xuyên núi.

Các nghiên cứu khả thi dự án xây dựng đường hầm đã được thực hiện từ năm 1996, và đến đầu năm 1998 Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng với tổng vốn đầu tư hơn 250 triệu USD từ nguồn vốn vay của của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và một phần đối ứng của Nhà nước.

Di tích Lịch sử Quốc gia Hải Vân Quan với 2 cửa vòm toạ lạc đỉnh đèo Hải Vân. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Toàn tuyến công trình Hầm Đường bộ Hải Vân có chiều dài 12,047km, được thiết kế vĩnh cửu, tốc độ thiết kế 80km/h. Trong đó, hầm chính dài 6.280m có chiều rộng 10m cho 2 làn xe, độ cao cho phép xe đi qua là 7,5m; hầm cứu nạn chạy song song với hầm chính và có chiều dài tương tự, chiều rộng 4,7m, được nối với nhau bằng các hầm ngang, là đường thoát hiểm cho người và phương tiện khi có sự cố xảy ra.

Đây là hầm đường bộ dài nhất, hiện đại nhất Đông Nam Á và là một trong 30 đường hầm dài nhất trên thế giới.

Hầm đường bộ qua Đèo Hải Vân là một công trình giao thông tổng hợp gồm: đường, hầm, cầu và trang thiết bị vận hành đi qua địa phận tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía Nam hầm.

Hầm được làm theo dạng hình tròn để tăng khả năng chịu lực, tránh tập trung ứng suất tại góc. Theo thống kê, bình quân mỗi ngày đêm có khoảng 6.500 lượt xe lưu thông qua hầm Hải Vân; những ngày Lễ, Tết con số đó có thời điểm tăng gấp đôi.

Việc thông xe công trình hầm đường bộ Hải Vân đã cải thiện cơ bản điều kiện giao thông qua lại trên đoạn đường đèo hiểm trở, rút ngắn hành trình Bắc-Nam, giảm tiêu hao nhiên liệu, hư hỏng phương tiện, đặc biệt là góp phần hạn chế những thiệt hại không thể lường trước do ách tắc, tai nạn giao thông xảy ra hàng năm so với đường đèo, mang lại lợi ích kinh tế-xã hội to lớn.

Hầm đường bộ Hải Vân là một minh chứng sinh động cho công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa của ngành giao thông vận tải.

Bên cạnh ý nghĩa về phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế, công trình hầm Hải Vân còn góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông hành lang kinh tế Đông-Tây, góp phần đưa khu vực miền Trung-Tây Nguyên Việt Nam xích lại gần hơn với khu vực Đông Nam Á cũng như hội nhập quốc tế.

Đèo Hải Vân - Từ sứ mệnh thiên lý Bắc-Nam đến Điểm Du lịch Quốc gia

Trở lại với những cung đường đèo, sau khi chấm dứt sứ mệnh thiên lý Bắc-Nam, Đèo Hải Vân đã trở thành điểm đến thu hút nhiều tour tham quan.

Lên đến độ cao gần 500m so với mực nước biển, sau một chặng dài vượt đèo, hiện ra trước mắt du khách là cả một đất trời bao la, với Hải Vân Quan - điểm ranh giới giữa hai tỉnh, hai miền.

Hải Vân Quan được xây từ thời Trần và có diện mạo như ngày nay nhờ được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7 - 1826).

Hải Vân Quan nằm trên chính đường phân thủy của dãy núi Bạch Mã, cũng là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng ngày nay.

Hải Vân Quan được xây hình cổng cuốn vòm. Phía cửa hướng về Thừa Thiên-Huế có tấm biển đá khắc chữ “Hải Vân Quan,” còn cửa hướng về Đà Nẵng có tấm biển khắc chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan.”

Hải Vân Quan thời Nguyễn là một quần thể gồm nhiều hạng mục, có chức năng như một cửa ải, pháo đài, và là tuyến phòng ngự quan trọng phía nam của Kinh đô Huế.

Hình ảnh Hải Vân Quan cũng được khắc trên Dụ đỉnh trong bộ Cửu đỉnh đúc năm 1837, thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn.

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở thế kỷ 20, thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ đã biến nơi đây thành chốt chiến lược quan trọng và xây dựng thêm nhiều hạng mục quân sự khác.

Cùng với đó là nhiều trận đánh lớn khiến kiến trúc Hải Vân Quan bị biến dạng so với ban đầu. Sau chiến tranh, di tích này bị xuống cấp do không được quan tâm, bảo tồn đúng mức.

Mãi tới năm 2017, Hải Vân Quan mới được xếp hạng là Di tích Lịch sử và Kiến trúc Nghệ thuật Quốc gia.

Để khai thác tốt nhất tiềm năng du lịch nơi đây, đầu năm 2013, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã có quyết định công nhận Đỉnh đèo Hải Vân là điểm du lịch địa phương của thành phố Đà Nẵng.

Tiếp sau đó, thành phố cũng lên phương án xây dựng Đèo Hải Vân thành Điểm Du lịch Quốc gia./.

Có thể bạn quan tâm
Vụ bục cống xả hồ thải nhà máy đồng Tả Phời: Xác định các vi phạm về môi trường

Vụ bục cống xả hồ thải nhà máy đồng Tả Phời: Xác định các vi phạm về môi trường

20:10 09/08/2023

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu xác định các hành vi vi phạm về môi trường của Công ty cổ phần đồng Tả Phời.

Đem súng, đạn đến nhà người quen giấu vào nhà tắm bị công an phát hiện

Đem súng, đạn đến nhà người quen giấu vào nhà tắm bị công an phát hiện

00:20 05/04/2024

Ngự Anh lấy 2 khẩu súng , 5 viên đạn và bình xịt hơi cay đến nhà người quen ở xã Đông Thái, huyện An Biên (Kiên Giang) cất giấu...

Mẹ chồng thuê cần cẩu đưa con dâu sinh mổ về nhà

Mẹ chồng thuê cần cẩu đưa con dâu sinh mổ về nhà

10:40 21/04/2024

Jimu News đưa tin, người con dâu được xuất viện vào cuối tháng 3 sau khi sinh mổ và trở về nhà ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc. Do nhà không có thang máy nên bà Wang lo ngại con dâu gặp khó khăn khi leo cầu thang ngay sau khi phẫu thuật. Vì vậy, bà Wang lên kế hoạch khi con dâu ra viện sẽ thuê cần cẩu đưa cô về nhà. Trong một video lan truyền do bà Wang chia sẻ lên Douyin, người ta nhìn thấy công nhân cần cẩu hộ tống người phụ...

Danh tính 4 bà trùm giật hụi gần 200 tỷ đồng tại Bình Thuận

Danh tính 4 bà trùm giật hụi gần 200 tỷ đồng tại Bình Thuận

22:30 30/11/2023

Chiều 30/11, tại cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức, ông Huỳnh Long Khánh, Trưởng Công an TP Phan Thiết thông tin về các vụ vỡ hụi thời gian gần đây trên địa bàn TP Phan Thiết. Theo Thượng tá Trần Long Khánh, từ tháng 10 đến tháng 11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Phan Thiết nhận được 369 lá đơn tố cáo của những người ở tỉnh Bình Thuận và các tỉnh, thành khác tham gia chơi hụi của 4 đường dây huê...

Giang hồ bắn chết hai đối thủ ở Phú Quốc bị đề nghị án tử hình

Giang hồ bắn chết hai đối thủ ở Phú Quốc bị đề nghị án tử hình

20:00 26/01/2024

VKS nhận định Đoàn Thiên Long, 23 tuổi, cùng nhóm giang hồ gây ra vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xem thường pháp luật... cần xử nghiêm để răn đe.

Chính quyền thông tin về clip nhóm người cầm rựa vào trụ sở xã ở Phú Quốc

Chính quyền thông tin về clip nhóm người cầm rựa vào trụ sở xã ở Phú Quốc

18:00 02/05/2023

Sự việc nhóm người cầm rựa đi vào trụ sở xã ở Phú Quốc là có thật như clip lan truyền trên mạng xã hội tuy nhiên bản chất sự...

Cần có quy định bảo vệ nhà giáo trước mạng xã hội

Cần có quy định bảo vệ nhà giáo trước mạng xã hội

18:10 25/06/2024

TPHCM - Ngày 25.6, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam và Hội Cựu Giáo chức Công đoàn...

Sự quen thuộc của một đề thi văn

Sự quen thuộc của một đề thi văn

09:00 29/06/2023

Đề thi văn năm nay vẫn trong cái vòng học gì thi nấy, vẫn cái kiểu cho học sinh trả bài.

Công an Hà Nội thu hồi hàng nghìn vũ khí, vật liệu nổ sau 2 tháng ra quân

Công an Hà Nội thu hồi hàng nghìn vũ khí, vật liệu nổ sau 2 tháng ra quân

02:00 23/02/2024

Sau hơn 2 tháng ra quân triển khai, Công an TP Hà Nội đã thu hồi hàng nghìn vũ khí , vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.

Co loi xay ra
Co loi xay ra