Cuộc đối thoại giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với nông dân ngày 30-12 nhận gần 2.000 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị của nông dân, các cấp hội, chuyên gia, nhà khoa học... Sau đó sẽ là gì?
Nhân ngày đầu năm mới, Tuổi Trẻ giới thiệu hai ý kiến bạn đọc gửi gắm về nhà nông, nông nghiệp và nông thôn.
Những tháng cuối năm 2023, ngành nông nghiệp lại bứt phá một cách ngoạn mục, nhất là xuất khẩu gạo. Từ lâu gạo thơm Việt Nam chưa vượt quá 600 USD/tấn, thì những ngày gần đây lại có giá lên tới 1.000 USD/tấn.
Người trồng lúa đang phấn khởi mơ về tài sản tiền tỉ trong tay.
Tình hình thế giới thời gian qua mở ra cơ hội lớn cho hạt gạo Việt. Đây không phải là cơ may.
Nếu theo dõi từng bước đi của ngành nông nghiệp, nông dân trong từng thời kỳ qua chủ trương chính sách, sự thích nghi, phấn đấu làm giàu của nông dân thì đây là một kết quả xứng đáng sau nhiều năm cố gắng.
Cuộc đối thoại giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với nông dân ngày 30-12 có gần 2.000 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị của nông dân, các cấp hội, chuyên gia, nhà khoa học... gửi tới Thủ tướng.
Đó là tâm tư nguyện vọng của nông dân cả nước, tập trung nhiều vào sáu nhóm giải pháp thực hiện những mục tiêu đã đề ra đã được thực hiện từ nhiều năm qua.
Trước hết và ưu tiên là kiến tạo và phát triển một nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, trong đó ưu tiên bền vững cho lúa gạo Việt là chuỗi liên kết đa giá trị.
Theo tôi, những việc làm ngay sau hội nghị này là khuyến khích nông dân quen dần sử dụng thuốcbảo vệ thực vật sinh học, phân bón hữu cơ.
Nhà nước phải có cơ chế tạo thuận lợi cho dòng chảy vốn đầu tư cho nông dân sản xuất như hình thành cánh đồng lớn hay các hợp tác xã kiểu mới.
Phải có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất nguyên liệu và nông dân canh tác theo hướng nông nghiệp xanh, bền vững phải hưởng lợi cao từ giá nông sản.
Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, giảm phát thải vùng ĐBSCL mà Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành để người nông dân thực hiện giảm phát thải nhà kính về 0 vào năm 2050 là một tiền đề.
Nông dân hiện nay khác xa với thập niên trước, họ đã sử dụng các thiết bị nông nghiệp, điện thoại thông minh, đã vào Internet hằng ngày.
Việc chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông dân rất cần làm ngay, Nhà nước cần hỗ trợ trang thiết bị, hạ tầng mạng, viễn thông song song với việc tập huấn là rất kịp thời.
Không phải cơ may, thành công năm 2023 nên được tận dụng để nâng vị thế nông nghiệp và nông sản Việt.
Cùng với niềm vui của người trồng lúa, bà con trồng cà phê cũng đang phấn khởi đón năm mới sau vụ mùa bán được giá cao. Người trồng sầu riêng cũng vui mừng với giá bán mùa vụ 2023. Bà con trồng hồ tiêu cũng đang hy vọng sau mấy năm khó khăn.
Nhưng nhìn rộng ra hơn, nông sản Việt rất đa dạng, nhiều loại trái cây đến mùa thu hoạch vẫn đang phải bán với giá rẻ như cho.
Thậm chí đến mùa thu hoạch bà con buồn đến mức không muốn ra vườn hái trái. Trái chín rồi gọi thương lái họ không đến. Nhiều thương lái gắn bó lâu năm đã nói như mếu với chủ vườn khi họ không đến mua vì mua xong không bán đi được hoặc phải chịu lỗ.
Ai thường xuyên đi chợ sẽ thấy nhiều trái cây đang bán rẻ chưa từng có. Thanh long, cam, bưởi... nay đến vú sữa. Nhìn giá bán ở chợ thành phố mà thấy rầu cho người trồng cây hái trái.
Cùng với chủ trương nông nghiệp xanh, nông thôn văn minh, rất cần các giải pháp bền vững cho đầu ra nông sản. Đó có thể là sự đổi mới các kênh phân phối, tiêu thụ nông sản.
Đó có thể là các giải pháp phát triển công nghệ sau thu hoạch với những trái cây có thể sấy khô hoặc chế biến thành sản phẩm khác để dành lâu ngày. Thật đáng buồn là công nghệ sau thu hoạch vẫn chưa phát triển tương xứng với lượng nông sản làm ra.
Mấy tháng trước, thành thị xôn xao với món gỏi măng cụt, giá măng cụt sống lúc đó được mua bán với giá cao không ngờ.
Cho dù lượng măng cụt làm món gỏi này có thể là số nhỏ so với sản lượng trái mùa vừa qua nhưng cũng là một cách làm mới, một gợi ý đầu ra nông sản thay vì chỉ một cách hái trái chín khi rộ mùa.
Với những trái cây mỗi năm một mùa hái trái, trái không trữ được, chẳng may mất giá thì nhà nông chỉ còn có cách ôm sầu.
Ngày 4/9, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Nam cho biết vừa ngăn chặn, khống chế Nguyễn Văn Minh (32 tuổi, trú TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) - kẻ sử dụng hung khí gây rối trật tự công cộng. Trước đó, khuya 3/9, tại cây xăng Tuyết Mai, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, Minh dùng dao chặn đường xe taxi. Tiếp nhận thông tin, Tổ Cảnh sát phản ứng nhanh 113 (Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về...
Ngày 10.5, Công an phường Tân Chính (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết, vừa bắt giữ Trần Yến Như (22 tuổi, quê tỉnh Kon Tum) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố ông Trần Quí Thanh (70 tuổi, Chủ tịch Tân Hiệp Phát) và 2 con gái là Trần Uyên Phương (42 tuổi) và Trần Ngọc Bích (39 tuổi, cùng ngụ quận Bình Thạnh, tạm trú tỉnh Bình Dương) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, theo Khoản 4, Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo kết luận điều tra, lợi dụng quy định về cho vay, hợp...
Công an tỉnh Lạng Sơn khởi tố một người mua nhiều tài khoản Facebook giả mạo có tên như Huấn Hoa Hồng, Bùi Xuân Huấn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ninh Thuận đang làm rõ vụ nữ du khách 'tố' bị một thanh niên cho thuê mô tô nước ở bãi Kinh (huyện Ninh Hải) đánh thủng màng nhĩ.
Tỉnh Bình Thuận phấn đấu trong năm 2023 kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT) từ 5-10% trên cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết, số người bị...
Cô giáo bị tố mắng học sinh “không có não” thừa nhận từng có lời lẽ chưa chuẩn mực khi nóng giận.
Người dân tỉnh Bình Dương lao đao vì bị lừa 147 tỉ qua mạng; Đồng Nai giải phóng xong 5.000ha mặt bằng cho sân bay Long Thành; Dọn dẹp nạn...
Khẳng định Việt Nam sẽ là cầu nối giữa Algeria với các nước ASEAN, Quyền Chủ tịch nước mong muốn Algeria là cầu nối giữa Việt Nam với các nước châu Phi.