Theo MoJ, tổng cộng có 7.578 lao động nhập cư không có giấy tờ bị bắt và 6.863 người trong số họ bị buộc hoặc ra lệnh rời khỏi Hàn Quốc, 208 người khác bị phạt và một số đang bị tạm giữ để điều tra.
Thông báo của Bộ Tư pháp Hàn Quốc (MoJ) công bố ngày 3/5 cho thấy có khoảng 13.000 người nhập cư bất hợp pháp đã rời Hàn Quốc sau khi chính phủ nước này thực hiện đợt truy quét kết hợp chương trình xuất cảnh tự nguyện trong 2 tháng qua.
Hoạt động truy quét người cư trú bất hợp pháp đã chính thức được nối lại kể từ tháng 10/2022 sau thời gian dài tạm dừng do đại dịch COVID-19.
MoJ cho biết đợt truy quét mới nhất (từ ngày 2/3 đến ngày 30/4/2023) chủ yếu được tiến hành trong các lĩnh vực có thể gây hại cho xã hội (như dịch vụ giải trí) và trong các ngành liên quan chặt chẽ đến công việc của người dân địa phương như hậu cần và giao hàng.
Tổng cộng đã có 7.578 lao động nhập cư không có giấy tờ bị bắt và 6.863 người trong số họ bị buộc hoặc ra lệnh rời khỏi Hàn Quốc, 208 người khác bị phạt và một số đang bị tạm giữ để điều tra.
Bên cạnh đó, có 5.247 người di cư bất hợp pháp đã rời khỏi Hàn Quốc thông qua chương trình xuất cảnh tự nguyện (được miễn tiền phạt và không bị áp dụng các hạn chế tái nhập cảnh).
Ngoài ra, đã có 1.701 chủ sử dụng lao động (bị phát hiện thuê người lao động bất hợp pháp) và 12 công ty môi giới việc làm bất hợp pháp bị phạt tiền.
Số liệu của Cục Xuất Nhập cảnh thuộc MoJ công bố ngày 26/4 vừa qua cũng cho thấy chỉ tính riêng trong tháng 3/2023 đã có 414.045 người nước ngoài cư trú trái phép ở Hàn Quốc, gồm những người đã hết thời hạn thị thực nhưng không gia hạn hoặc không xuất cảnh, tăng 9.015 người so với một tháng trước đó. Trong đó, có 2.909 người sử dụng thị thực lao động phổ thông (E-9), tiếp đến là thị thực du học (D-2) và học ngôn ngữ (D-4) với tổng là 1.165 người.
Số người cư trú trái phép ở Hàn Quốc lần đầu tiên vượt mức 400.000 người vào cuối tháng 9/2022, sau đó tăng lên 412.659 người vào cuối tháng 11 cùng năm (mức cao kỷ lục). Nếu xét tới con số 2.335.595 người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc tính tới cuối tháng 3/2023 thì trung bình cứ 5 người nước ngoài ở Hàn Quốc có 1 người cư trú bất hợp pháp.
Hiện ở Hàn Quốc có hơn 400.000 người nước ngoài đang cư trú theo chế độ cấp phép tuyển dụng, 200.000 người đang du học hoặc học tiếng. Điều này cho thấy tỷ lệ du học sinh người nước ngoài cư trú bất hợp pháp Hàn Quốc ở mức rất cao.
Mặt khác, tổng số người nước ngoài cư trú ở Hàn Quốc tính đến hết tháng 3/2023 tăng 18,8% so với một năm trước, được phân tích là do lượng người năm 2022 giảm mạnh vì dịch COVID-19.
Số người nước ngoài cư trú ở Hàn Quốc đã tăng từ 1,58 triệu người (năm 2013) lên mức cao kỷ lục 2,52 triệu người (năm 2019).
Sau đó, do dịch COVID-19 mà số lượng người nước ngoài ở Hàn Quốc đã giảm mạnh xuống còn 1,96 triệu người (năm 2021) rồi sau đó tăng lên 2,25 triệu người vào năm ngoái.
Cuối năm 2022, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đã thông báo về chính sách mới của Hàn Quốc đối với người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại quốc gia này tự nguyện về nước.
Theo đó, từ cuối 2022 đến ngày 28/2/2023 lao động đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc nếu tự nguyện về nước sẽ được hưởng các chính sách ân hạn đặc biệt.
Cụ thể, Bộ Tự pháp Hàn Quốc đang thực hiện chính sách ân hạn “chế độ tự nguyện xuất cảnh đặc biệt đối với người nước ngoài cư trú bất hợp pháp.” Chính sách này áp dụng cho tất cả người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước trong thời hạn từ 7/11/2022-28/2/2023 (trừ các trường hợp sau: người nước ngoài mới ra cư trú bất hợp pháp sau ngày thi hành 7/11/2022, người nhập cư bất hợp pháp, người sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành giả, người phạm tội hình sự, người vi phạm quy tắc phòng dịch, người không thực hiện mệnh lệnh xuất cảnh...).
Theo chính sách ân hạn, đối với người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước trong thời gian từ 7/11/2022-28/2/2023 sẽ được miễn phạt tiền và hoãn hạn chế nhập cảnh (hoãn hạn chế nhập cảnh tức là sau khi về nước vẫn có thể nộp hồ sơ xin thị thực nhập cảnh vào Hàn Quốc, được cơ quan Lãnh sự quán Hàn Quốc tại nước sở tại tiếp nhận hồ sơ xin cấp thị thực và có thể được cấp thị thực nhập cảnh sau khi trải qua thẩm tra, xem xét hồ sơ của phía Hàn Quốc).
Về thủ tục khai báo tự nguyện xuất cảnh, các đối tượng được ân hạn cần chuẩn bị các giấy tờ gồm hộ chiếu, vé máy bay, đơn khai báo tự nguyện xuất cảnh. Những người tự nguyện về nước cũng cần trực tiếp đến các Văn phòng Xuất nhập cảnh tại nơi cư trú để khai báo hoặc khai báo trực tuyến trên trang web Hikorea (http://hikorea.go.kr). Sau đó, vào ngày xuất cảnh đến Văn phòng quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay để được nhận xử lý miễn đóng tiền phạt và hoãn hạn chế nhập cảnh rồi xuất cảnh về nước.
Bộ Tư Pháp Hàn Quốc lưu ý việc khai báo tự nguyện xuất cảnh phải được thực hiện trong thời gian muộn nhất là 3 trước ngày xuất cảnh (không bao gồm ngày nghỉ); đối tượng quan tâm có thể liên hệ tổng đài số 1345 của Bộ Tư pháp để biết thêm các thông tin chi tiết.
Đặc biệt, song song với việc thực hiện chính sách ân hạn này, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã và đang phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung, tăng cường công tác truy bắt người nước ngoài cư trú bất hợp pháp trên toàn Hàn Quốc kể từ ngày 11/10/2022. Người nước ngoài cư trú bất hợp pháp bị bắt trong thời gian thực hiện chính sách nêu trên sẽ bị phạt tiền lên đến 30 triệu won (khoảng 540 triệu đồng) và tăng thời gian cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc.
Trong năm 2022, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã thông báo có 8 địa phương thuộc 4 tỉnh bị tạm dừng tuyển lao động làm việc ở Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài (EPS). Nguyên nhân là các địa phương này có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 27% trở lên.
Chính sách ân hạn mới của Hàn Quốc được kỳ vọng sẽ khuyến khích lao động tự nguyện về nước, góp phần quan trọng làm giảm tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc để mở ra thêm nhiều cơ hội cho các lao động sang Hàn Quốc làm việc./.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 dành cho lứa học sinh đầu tiên học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ như thế nào?
TAND TP.HCM vừa cho biết thông tin xét xử bà Phương Hằng và 4 đồng phạm vào ngày 1-6 chỉ là dự kiến, quyết định xét xử chưa được tống đạt cho bị cáo và người tham gia tố tụng trong vụ án.
Theo báo cáo được Trung tâm Quốc gia về các bệnh truyền nhiễm của Mông Cổ công bố nhân Ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3, nước này ghi nhận tổng cộng 2.354 trường hợp mắc bệnh lao trong năm 2022.
Ngày 10.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện giáo dục STEM và khai mạc Ngày hội giáo dục...
Lê Minh Luân cùng đồng phạm mỗi tháng làm giả 5.000 giấy phép lái xe, căn cước công dân, các loại bằng cấp.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định giao nhiệm vụ đào tạo 135 chỉ tiêu ngành đại học sư phạm năm 2023 cho Trường đại học Hồng Đức.
Xem bảng phí dịch vụ của một đơn vị nhận hỏa táng chó mèo, tôi thấy chi phí gần hai triệu đồng trở lên.
Gần đây, dư luận lên tiếng nhiều về chương trình dạy học, môi trường học của trường chuyên, khen có chê có, ủng hộ có mà tẩy chay cũng có....
Ngày 20/1, Đội Cảnh sát PCCC và Cứu nạn Cứu hộ, Công an TP Thủ Đức (TP.HCM) cho biết vẫn đang phối hợp với các đơn vị chức năng khẩn trương xử lý hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy xe ô tô 16 chỗ. Thông tin ban đầu, khoảng 11h cùng ngày, nam tài xế chạy xe ô tô 16 chỗ chạy trên đường Nguyễn Văn Tăng, hướng đường Nguyễn Xiển đi đường Lê Văn Việt (phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, TP.HCM) thì phát hiện có dấu hiệu bất thường. Lúc này, tài...