'Xếp hạng học sinh không có gì xấu'

10:30 06/11/2023

Việc xếp thứ tự học sinh giúp theo dõi kết quả, tạo động lực thi đua, nên không có gì xấu, theo nhiều hiệu trưởng ở Hà Nội.

Hết học kỳ I năm ngoái, Huy, hiện là học sinh lớp 11 ở Hà Nam, đạt điểm trung bình học tập 7,8, xếp hạng 19/42 học sinh của lớp. Kết quả này được giáo viên chủ nhiệm đọc trong buổi họp phụ huynh, kèm bảng điểm chi tiết.

Huy không sốc với kết quả này vì biết thực lực của mình ở ngưỡng nào. Nhưng mẹ của Huy thì ngỡ ngàng khi con trai mất danh hiệu học sinh giỏi, điểm lại thấp hơn khá nhiều so với con cái hàng xóm.

"Em bị mắng nhiều. Cả nhà đã kỳ vọng em làm tốt hơn", Huy nhớ lại, thêm rằng việc xếp thứ đã được thầy cô áp dụng từ THCS.

Gia Bình, học sinh lớp 12 ở Bắc Giang, nhận được kết quả xếp thứ ba tháng một lần. Trường của Bình sẽ cộng điểm thi thử ba môn theo tổ hợp xét tuyển đại học rồi xếp từ trên xuống dưới. Bình đăng ký tổ hợp D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) với gần 400 bạn, thường ở vị trí 100-150, trong khi mục tiêu là top 70.

"Mỗi lần thi mà không làm được là mất ăn mất ngủ tới lúc báo kết quả, kiểu gì em cũng bị bố mẹ cằn nhằn", Bình nói.

Bỏ việc xếp thứ và thông báo trong buổi họp phụ huynh là đề xuất của ông Phạm Khắc Chung, hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, tỉnh Đăk Nông, tại tọa đàm trường học hạnh phúc cuối tháng 10. Ông Chung cho rằng phụ huynh đều muốn con học tốt, có thứ hạng cao, nhưng không phải em nào cũng có thế mạnh học tập. Việc xếp hạng và công bố công khai làm tổn thương học sinh, gây áp lực cho các em và gia đình.

Theo khảo sát VnExpress thực hiện ngày 21/10, 70% trong hơn 2.700 người trả lời ủng hộ việc này. Dù vậy, nhiều nhà giáo nhìn nhận việc xếp thứ hạng học sinh không có gì xấu, trái lại là công cụ theo dõi phong độ học tập của học trò, tạo động lực thi đua, vấn đề là cách làm.

Hiệu trưởng một trường THCS tại quận Ba Đình, Hà Nội, nhìn nhận bất kỳ hoạt động nào cũng cần được đánh giá.

"Quốc gia còn có các bảng xếp hạng để biết mình ở đâu so với thế giới. Tại sao giáo dục lại không?", vị này nêu vấn đề.

Đồng tình, bà Văn Thùy Dương, Hiệu trưởng trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, nhìn nhận "không có áp lực thì không có kim cương". Theo bà, giáo dục không phải lúc nào cũng vỗ về, bỏ hoàn toàn việc thi đua.

"Đi làm luôn có deadline, xếp hạng, khen thưởng. Nếu không chuẩn bị cho học sinh những điều đó, các em sẽ đối mặt với thực tế cuộc sống thế nào?", bà Dương nói.

Lấy ví dụ với những kỳ thi tuyển 200 học sinh mà có 2.000 em đăng ký, bà Dương cho rằng nhiều người hay nói 1 chọi 10, nhưng thực tế để trúng tuyển, học sinh phải đứng thứ tự từ 1 tới 200. Hay như khi thành lập đội tuyển học sinh giỏi, giáo viên cũng phải căn cứ vào các bài kiểm tra sàng lọc, chọn ra những học sinh cao điểm nhất. Do đó, việc xếp hạng luôn tồn tại trong giáo dục, không thể loại bỏ hoàn toàn.

Tại nhiều nước, việc xếp hạng học sinh bằng điểm số vẫn phổ biến và có ý nghĩa nhất định ở trường trung học. Chẳng hạn Mỹ, các trường công thường có hai bảng xếp hạng theo trường và bang. Em nào giỏi hơn sẽ được học trường tốt hoặc hưởng trợ cấp tài chính cao hơn. Một số đại học Mỹ còn đưa ra yêu cầu cụ thể về thứ hạng của học sinh trong lớp hoặc trường.

Thực tế tại Việt Nam, việc xếp thứ tự học sinh không phải yêu cầu bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay bất kỳ địa phương nào. Song, các trường vẫn có dữ liệu thứ hạng của học sinh, nhằm theo dõi kết quả học tập, đánh giá.

Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, Hà Nội, cho biết nếu không có dữ liệu này, giáo viên sẽ không biết em nào tiến bộ, em nào cần cố gắng hơn để có biện pháp giáo dục phù hợp kịp thời. Dữ liệu này cũng có ý nghĩa trong việc tư vấn các em chọn trường đại học vừa sức.

Đây cũng là quan điểm của bà Thùy Dương. Tuy nhiên, cách làm phù hợp, theo bà Quỳnh và Bà Dương là thay vì công khai danh sách của cả lớp rồi phát cho phụ huynh, giáo viên có thể thông báo riêng tới từng em và bố mẹ.

"Chúng tôi quán triệt không làm học sinh và gia đình xấu hổ, mất mặt. Giáo viên phải ở cạnh, chia sẻ, chứ để các em cảm thấy sợ và xa cách thầy cô là rất khó để triển khai các biện pháp giáo dục tích cực", cô Dương nói.

Chị Thu Oanh, mẹ của một học sinh lớp 6, cũng thoải mái vì biết thứ hạng của con thông qua phần mềm theo dõi học tập. Sau mỗi đợt kiểm tra, giáo viên sẽ thông báo để chị vào xem.

"Tôi thấy việc xếp hạng bình thường, để các con biết cố gắng hơn, với điều kiện trường không công bố, nhận xét công khai, tránh các con hoặc phụ huynh so sánh", chị Oanh nói.

Nếu vẫn giữ xếp hạng, Hoàng Huy cũng mong việc này chỉ được thông báo riêng cho phụ huynh.

"Thông báo riêng thì em đỡ được phần bị so sánh với các bạn, còn vẫn bị mắng nếu không đạt được kỳ vọng", Huy nhìn nhận.

Các hiệu trưởng cho rằng điều quan trọng là giáo viên cần làm việc chặt chẽ với phụ huynh, hướng dẫn các phương pháp đồng hành tích cực, thay vì chực mắng mỏ con cái mỗi khi nhận kết quả không như mong muốn.

"Nếu lúc nào cũng chì chiết con vì kết quả học tập, việc bỏ hay giữ xếp thứ hạng không có ý nghĩa", vị hiệu trưởng ở quận Ba Đình, nói.

Thanh Hằng - Lệ Nguyễn

*Tên học sinh được thay đổi

Có thể bạn quan tâm
Italy kêu gọi EU hành động khẩn cấp về vấn đề người di cư

Italy kêu gọi EU hành động khẩn cấp về vấn đề người di cư

08:00 28/02/2023

Thủ tướng Italy Meloni nói: 'Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này một cách nghiêm túc, với lòng nhân đạo, là ngăn chặn những cuộc ra đi. Càng có nhiều người rời đi, càng có nhiều nguy cơ tử vong.'

Thầy và trò Yên Bái gồng mình chống chọi qua đợt rét đầu đông

Thầy và trò Yên Bái gồng mình chống chọi qua đợt rét đầu đông

15:50 06/01/2024

Trong đợt rét đầu tiên, nhiệt độ tại các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái giảm sâu, rét đậm, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và việc đi học...

Hơn 41% thí sinh bị điểm liệt chuyên Toán ở Phổ thông Năng khiếu

Hơn 41% thí sinh bị điểm liệt chuyên Toán ở Phổ thông Năng khiếu

19:30 10/06/2024

440 em, tương đương 41,4% thí sinh dự thi Toán chuyên lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu bị điểm liệt (dưới 2), cao nhất trong tất cả môn thi.

Italy giải cứu hơn 38 người di cư ngoài khơi đảo Lampedusa

Italy giải cứu hơn 38 người di cư ngoài khơi đảo Lampedusa

19:00 09/03/2023

Lực lượng phòng vệ bờ biển Italy ngày 8/3 đã giải cứu 38 người di cư, trong đó có 11 phụ nữ và trẻ vị thành niên, trên một chiếc thuyền nhỏ gặp nạn ngoài khơi đảo Lampedusa của nước này.

Chất lượng giáo dục toàn diện ở Cần Thơ ngày càng được nâng lên

Chất lượng giáo dục toàn diện ở Cần Thơ ngày càng được nâng lên

13:40 15/11/2023

Ngày 15.11, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ tổ chức Họp mặt kỉ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 – 20.11.2023).

Số phận của các cựu phi công Afghanistan sau chiến thắng của Taliban

Số phận của các cựu phi công Afghanistan sau chiến thắng của Taliban

11:30 14/06/2023

Nhiều cựu phi công Afghanistan đang trốn tránh sự truy bắt của Taliban, trong khi những người khác đã rời khỏi đất nước nhưng sống trong cảnh nghèo khó.

Giáo viên ủng hộ phương án thi tốt nghiệp THPT 2 môn bắt buộc

Giáo viên ủng hộ phương án thi tốt nghiệp THPT 2 môn bắt buộc

19:40 28/10/2023

Nhiều giáo viên bày tỏ quan điểm ủng hộ phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn.

Nhiều điểm mới trong kì thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023

Nhiều điểm mới trong kì thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023

19:50 04/01/2024

Trong các ngày 5 và 6.1.2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024.

Dinh Độc Lập tháng 3/1975: Lệnh rời bỏ Cố đô Huế

Dinh Độc Lập tháng 3/1975: Lệnh rời bỏ Cố đô Huế

10:50 29/03/2024

Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH, kể về những nỗ lực cuối cùng giữ Huế của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, ít ngày trước khi Sài Gòn thất thủ.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới