Vừa dừng đèn đỏ, Vũ Tiên rút điện thoại, ngó nghiêng xung quanh xem có ai vi phạm luật giao thông để chụp hoặc quay video.
Cô gái 25 tuổi ở quận Thanh Xuân, Hà Nội bắt đầu ghi hình người vi phạm giao thông từ ngày 2/1 khi biết Cục Cảnh sát giao thông sẽ trả tiền cho người cung cấp thông tin vi phạm, theo Nghị định 176.
"Vừa thể hiện trách nhiệm với xã hội, vừa có cơ hội kiếm tiền thì tội gì không làm", Tiên nói.
Từ người thường xuyên vượt đèn đỏ và leo lên vỉa hè để đi cho nhanh, Tiên đã nghiêm chỉnh chấp hành luật kể từ khi nghị định 168 có hiệu lực. Tại các nút giao có đèn tín hiệu cô đều dừng lại trước 5-10 giây để "săn" người vi phạm. Phạm vi hoạt động của cô là tuyến đường đi làm từ Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân) đến Nguyễn Phong Sắc (quận Cầu Giấy). Đôi khi đi cà phê với bạn bè, cô cũng dựng chân máy quay cho rõ nét.
Sau 7 ngày làm "thợ săn", Tiên đã chụp hơn 20 trường hợp vi phạm, đa phần là lỗi vượt đèn đỏ, đi lấn làn hoặc đứng đè vạch. Cô tải sẵn ứng dụng VNeTraffic đợi khi Cục Cảnh sát giao thông có cơ chế trả tiền sẽ đồng loạt gửi ảnh vi phạm.
Không đặt mục tiêu kiếm tiền nhưng anh Hải Nam, 32 tuổi, thợ ảnh tự do ở quận Ba Đình, Hà Nội vẫn hào hứng tìm cá nhân vi phạm giao thông để ghi hình. Có thời điểm chỉ trong hai lần dừng đèn đỏ anh chụp được 10 lượt cố tình vượt, không đội mũ bảo hiểm hoặc đi lên vỉa hè.
"Cảm giác phấn khích như đang trong trò chơi săn mồi", Nam nói.
Người đàn ông 32 tuổi thừa nhận không ít lần bị chửi mắng là "kẻ vô lương tâm, kiếm tiền trên nỗi đau của người khác". Nhưng anh nói sẽ tiếp tục làm để giúp người tham gia giao thông có ý thức tốt hơn. "Nếu ai cũng chấp hành luật thì sợ gì tôi chụp hình hay tố giác vi phạm", anh nói.
Khảo sát của VnExpress từ ngày 2/1, trên các nền tảng mạng xã hội liên tục chia sẻ ảnh chụp người dân dựng chân máy quay tại ngã ba, ngã tư hay cầu vượt đi bộ để ghi hình người vi phạm luật giao thông. Nhiều hội nhóm trên Facebook được lập để chia sẻ kinh nghiệm "săn" người phạm luật hoặc hướng dẫn cách khai báo với cơ quan chức năng. Nhóm đông nhất với gần 20.000 thành viên.
Tính hết ngày 10/1, ứng dụng VNeTraffic có hơn 100.000 lượt tải xuống trên hệ điều hành Android, chưa kể iOS.
PGS.TS Phạm Ngọc Trung, nguyên trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho biết Nghị định 176 và 168 được triển khai từ ngày 1/1 đã giúp trật tự an toàn giao thông đi vào nề nếp nhanh chóng bởi mức phạt nặng, khiến người dân quan tâm, nâng cao ý thức. Đặc biệt, quy định mới với nội dung các cá nhân được tố giác các hành vi vi phạm cũng khiến người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh.
"Người dân giám sát nhau cũng khiến quá trình tham gia giao thông tích cực hơn, bởi cảnh sát giao thông không đủ nhân lực và thời gian bao quát toàn bộ", ông Trung nói.
Thực tế cho thấy, trong năm 2024 Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội đã xử lý 2.609 trường hợp vi phạm, xử phạt 2,7 tỷ đồng từ tin báo của người dân.
Từ ngày biết có nhóm chuyên tìm người vi phạm luật giao thông để báo cáo phạt nguội, chị Hồng Lan ở TP HCM ra đường dè chừng hơn. Đèn xanh còn 5 giây chị không dám cố vượt, tuyệt đối không đi ẩu vì sợ bị người khác chụp lén.
"Chỉ cần thấy ai đó giơ máy điện thoại tôi cũng thót tim, chỉ sợ mình mắc lỗi. Giờ ra đường sơ sểnh chút là bị tố giác nên cứ đi chậm, quan sát kỹ", người phụ nữ 40 tuổi nói.
Tuy nhiên PGS.TS Phạm Ngọc Trung cảnh báo việc góp phần giám sát xã hội là tốt nhưng việc người dân tụ tập ở ngã ba, ngã tư để "săn" trường hợp vi phạm sẽ tạo ra hình ảnh không tốt giữa người với người, có thể gia tăng sự nghi kỵ lẫn nhau, gây mất niềm tin và sự đoàn kết trong xã hội.
"Việc giám sát giao thông, tố giác người vi phạm chỉ được thực hiện khi bắt gặp các hành vi ngẫu nhiên, có khả năng gây hại đến người đi đường thay vì làm một cách có chủ đích", ông Trung nói.
Hải Nam nói vẫn "đi săn" người vi phạm những lúc rảnh rỗi. Khi có cơ chế cho người tố giác sẽ gửi thông tin thu thập được đến cơ quan công an.
Ngoài tìm kiếm trong nội đô, người đàn ông 32 tuổi dự định mở rộng phạm vi ra ngoại thành để tăng khả năng bắt người phạm luật.
Nga Thanh - Quỳnh Nguyễn
Các y sĩ, bác sĩ nữ ở Bệnh viện Trung ương Huế đã cắt bỏ mái tóc dài của mình để hiến tặng cho nữ bệnh nhân ung thư đang điều trị tại đơn vị.
UBND tỉnh Tiền Giang cho biết theo kế hoạch lễ hội trái cây Tiền Giang năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 10 đến 12-6 tại quảng trường Hùng Vương với nhiều hoạt động quan trọng.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng việc đi khám bệnh bảo hiểm y tế, bệnh nhân phải đi xin giấy chuyển viện là 'rất phiền toái, rất mất thời gian, rất mệt mỏi'.
Đây là món quà tình cảm của quân và dân huyện đảo Trường Sa, đồng thời cũng gửi gắm thông điệp về ý chí, nghị lực, sự quyết tâm của quân và dân trên đảo đối với chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Liên quan vụ sắc phong bị rao bán trên mạng, phóng viên TTXVN ở Phú Thọ đã tìm hiểu và được biết thời gian qua tại địa bàn, nhiều cổ vật, di vật quý; trong đó có gần 40 đạo sắc phong đã bị đánh cắp.
Trong chương trình “Thanh niên du lịch - hành động xanh” năm 2024 tại Yên Bái, diễn ra nhiều hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, nhằm phát triển du lịch xanh, bền vững; hỗ trợ cộng đồng địa phương nâng cao nhận thức và tư duy kinh doanh du lịch bền vững, hoạt động thiện nguyện xã hội.
Hiện tại, thông tin về các sắc phong nghi có nguồn gốc từ Việt Nam đã được nhà đấu giá Dương Minh Thượng Hải gỡ bỏ.
Tin văn hóa trong tuần gây chú ý với Lễ hội văn hóa - ẩm thực Việt Nam năm 2023 sẽ được tổ chức tại Quảng Trị.
Văn hóa cây tre Theo PGS, TS Phạm Minh Tuấn, Phó TBT Tạp chí Cộng sản, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, “cây tre Việt Nam” là khái niệm được nhiều nhà ngoại giao nhắc đến khi đề cập chính sách đối ngoại của Việt Nam. Khái niệm này không phải là mới, mà là sự đúc kết, hình tượng hóa đường lối đối ngoại mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thực h...