'Thiên la địa võng' của ông Kim Jong Un

11:00 26/11/2023

Động thái phóng tên lửa mang theo vệ tinh trinh sát quân sự Malligyong-1 vào ngày 21-11 được ghi nhận như một bước triển khai mới của thế trận 'răn đe phủ đầu' của Triều Tiên.

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un và con gái dự tiệc chúc mừng việc phóng thành công vệ tinh trinh sát - Ảnh: AFP

Thế trận này được khởi động từ lúc Triều Tiên thông qua Pháp lệnh hạt nhân mới vào đầu tháng 9-2022 nhằm khẳng định vị thế quốc gia hạt nhân, và đảm bảo các nhiệm vụ "lấy việc răn đe chiến tranh làm sứ mệnh cơ bản" và "tự động đáp trả" khi có nguy cơ bị tấn công.

Thế trận "răn đe toàn diện" của Triều Tiên

Tuy nhiên thế trận này đang dần trở nên kém hiệu quả khi Mỹ - Nhật - Hàn liên tục tiến hành các cuộc tập trận phòng thủ tên lửa đạn đạo (tháng 2-2023), chống ngầm (4-2023) và mới nhất là cuộc tập trận không quân chung ba bên lần đầu tiếp cận không phận bán đảo Triều Tiên (10-2023).

Không chỉ vậy, mặc dù khẳng định sẽ không triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật đến Hàn Quốc nhưng chính quyền Tổng thống J. Biden lại tuần tự luân chuyển các khí tài thuộc "bộ ba hạt nhân" tham gia các hoạt động diễn tập quân sự chung.

Điển hình nhất là chuyến thăm cảng Busan của tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio USS Kentucky (7-2023) và việc triển khai các máy bay ném bom chiến lược B1-B (8-2023) và B-52 (10-2023) đến Hàn Quốc.

  • Nhật, Hàn nghi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo

  • Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo lúc ông Kim Jong Un thăm Nga

  • Mỹ - Nhật - Hàn sẽ trao đổi dữ liệu tên lửa Triều Tiên từ tháng 12 tới

Chính chuỗi động thái này kết hợp với chương trình nghị sự của Nhóm tư vấn hạt nhân Mỹ - Hàn từ tháng 7-2023 đã thúc đẩy Triều Tiên phát triển thế trận "răn đe phủ đầu" lên một cấp độ mới. Trong đó, thế trận tăng cường này được thiết kế nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối cả về hải - lục - không gian mà Triều Tiên đang có trước các nỗ lực "chạy đua công nghệ" quân sự từ người láng giềng Hàn Quốc.

Cụ thể, ngoài lợi thế tuyệt đối về vũ khí hạt nhân trên mặt đất, Triều Tiên còn tuyên bố đã hạ thủy tàu ngầm tấn công hạt nhân có tên "Anh hùng Kim Kun Ok" vào đầu tháng 9-2023. Trong khi Hàn Quốc dự kiến đến năm 2027 mới có thể triển khai hệ thống phóng thẳng đứng mới để hiện thực hóa năng lực phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.

Trên không gian, chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vẫn đang triển khai hệ thống tấn công phủ đầu bằng vệ tinh Kill Chain với sự kiện phóng vệ tinh trinh sát bản địa đầu tiên bằng tên lửa Falcon 9 của Công ty SpaceX (Mỹ) từ căn cứ lực lượng vũ trụ Vandenberg ở California vào ngày 30-11 tới.

Do đó, có thể nói Triều Tiên vẫn đang tiếp tục duy trì lợi thế trên không gian khi phóng vệ tinh Malligyong-1 chính xác vào quỹ đạo và truyền dẫn thành công hình ảnh quanh Seoul cùng khu vực Pyeongtaek - nơi có Trại Humphreys (cơ sở quân sự của Mỹ ở nước ngoài lớn nhất thế giới) và các căn cứ quân sự khác của Mỹ ở Gunsan, Osan (Hàn Quốc) và cả ở đảo Guam.

Thế lưỡng nan cho trục Mỹ - Hàn

Không chỉ dừng ở phạm vi đối trọng - khắc chế trước thế trận "răn đe phủ đầu" tương tự mà Hàn Quốc đang xây dựng, tính toán của Triều Tiên dường như cũng đang gián tiếp đẩy liên minh Mỹ - Hàn vào hai thế khó.

Thứ nhất, đó là xu hướng cho thấy Triều Tiên vẫn đang duy trì lợi thế trên cả hai "cuộc chơi" về răn đe hạt nhân và phi hạt nhân ở khu vực. Xu hướng này rất dễ đẩy trục Mỹ - Hàn vào "thế lưỡng nan trong chính trị liên minh" xuất phát từ logic của các kịch bản rủi ro bị bỏ rơi hoặc mắc kẹt trong một liên minh.

Khi đó, phía Mỹ mặc dù đang phải "gồng mình" để hậu thuẫn toàn lực cho Ukraine ở Đông Âu và Israel ở Tây Á vẫn không thể bỏ rơi Hàn Quốc. Nhưng Mỹ cũng không muốn vướng bận quá mức để dẫn đến rủi ro bị Hàn Quốc lôi kéo vào viễn cảnh bùng nổ một cuộc chiến mới ngoài tầm kiểm soát ở Đông Bắc Á.

Thứ hai, đó là xu hướng buộc Mỹ phải chấp thuận cho sự tiếp diễn lập trường "mơ hồ chiến lược" của Hàn Quốc khi nước này vẫn duy trì quan hệ tích cực với các đối thủ của Mỹ ở khu vực là Nga và Trung Quốc.

Các nỗ lực phục hồi Thượng đỉnh Trung - Nhật - Hàn vào cuối năm 2023 cùng với sự thiết lập cơ chế hợp tác kinh tế mới khiến quan hệ Hàn - Trung tăng cường gắn kết dường như được hiểu theo nghĩa có lợi hơn cho chiến lược "dung hòa" Triều Tiên từ cả hai phía Đông (trục Mỹ - Hàn) và Tây (Trung Quốc).

Nhìn chung, động thái phóng thành công vệ tinh vừa rồi chính là một bước tiến mới nhằm kiện toàn thế trận răn đe "thiên la địa võng" của Triều Tiên khiến không chỉ Hàn Quốc mà cả trục Mỹ - Hàn đều suy giảm ý chí xây dựng thế trận "phản răn đe" vốn đang trên thế yếu.

Từ nền tảng này, một cục diện ổn định và cân bằng lâu dài ở bán đảo Triều Tiên đang hình thành khi không bên nào muốn xảy ra xung đột để có thể leo thang chiến sự đến một kịch bản đôi bên cùng bị tiêu diệt.

Vệ tinh hay tên lửa?

Vụ phóng vệ tinh Malligyong-1 lần này tuy được Triều Tiên khẳng định "nằm trong giới hạn quyền tự vệ" chính đáng nhưng thực tế lại đồng nghĩa với việc Triều Tiên có thể chế tạo một tên lửa có khả năng mang đầu đạn có kích thước như vệ tinh.

Do đó, trong khi ông Kim Jong Un ca ngợi sự kiện như việc triển khai một "người bảo vệ không gian" giám sát các đối thủ thì ông Yoon Suk Yeol lại thừa nhận "năng lực phóng tên lửa xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên đã được nâng lên một tầm cao hơn". Tính lưỡng dụng giữa năng lực phòng thủ (cảnh báo sớm) và tấn công (bằng các tên lửa ICBM) vì vậy đã được tích hợp vào hệ thống răn đe đa phương diện về dài hạn mà Triều Tiên đã kiện toàn ở cột mốc này.

Có thể bạn quan tâm
Ông Zelensky: Ông Tập Cận Bình đã hứa không bán vũ khí cho Nga

Ông Zelensky: Ông Tập Cận Bình đã hứa không bán vũ khí cho Nga

10:10 14/06/2024

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiết lộ đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hứa không bán vũ khí cho Nga, song không nói cuộc điện đàm khi nào.

Tổng Bí thư dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức

Tổng Bí thư dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức

11:30 24/03/2023

Sáng 24.3.2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt...

Nhiều hoạt động bị ngưng trệ vì hết tiền: Hiệu trưởng bị ‘tố’ chuyên quyền

Nhiều hoạt động bị ngưng trệ vì hết tiền: Hiệu trưởng bị ‘tố’ chuyên quyền

14:30 08/11/2023

Tập thể giáo viên Trường THPT Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) gửi đơn đến báo Tiền Phong tố cáo hiệu trưởng chuyên quyền, chi tiêu vô tội vạ. Sắp tới ngày kỉ niệm ngành nhưng mọi hoạt động bị ngưng vì hiệu trưởng thông báo: Hết tiền.

Canada tố Trung Quốc liên quan chiến dịch tấn công mạng

Canada tố Trung Quốc liên quan chiến dịch tấn công mạng

16:20 24/10/2023

Ngày 23-10, chính phủ Canada tuyên bố phát hiện một chiến dịch liên quan Trung Quốc, đăng thông tin sai lệch trên tài khoản mạng xã hội của quan chức Canada.

Thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa Quốc hội Việt Nam và Mozambique

Thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa Quốc hội Việt Nam và Mozambique

06:30 13/09/2023

Phó Chủ tịch Võ Thị Ánh Xuân nước khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với Mozambique, trong đó có hợp tác chặt chẽ giữa Quốc hội hai nước.

NATO tập trận không quân lớn nhất lịch sử

NATO tập trận không quân lớn nhất lịch sử

10:20 13/06/2023

Cuộc tập trận không quân lớn nhất lịch sử của NATO nhằm thể hiện khả năng và sự đoàn kết của liên minh.

Ngày hội Hạnh phúc TH School 2024 - nơi khám phá Hạnh phúc đích thực

Ngày hội Hạnh phúc TH School 2024 - nơi khám phá Hạnh phúc đích thực

08:30 17/03/2024

Sự kiện Lễ hội Hạnh phúc - TH School Happiness Day 2024, với chủ đề “Nơi hạnh phúc bừng nở - Where happiness blooms”, do thầy và trò hệ thống trường TH School tổ chức - vừa tưng bừng diễn ra trong ngày 16/3. Nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa - nghệ thuật - thể thao - trò chơi trí tuệ - ẩm thực quốc tế… đã mang tới “bữa tiệc đa giác quan” cho hơn 1.600 người tham gia, khám phá niềm vui hạnh phúc và sự gắn kết tình thân.

Cà Mau đẩy mạnh cải cách hành chính, lấy người dân làm trung tâm

Cà Mau đẩy mạnh cải cách hành chính, lấy người dân làm trung tâm

08:00 04/03/2023

Cà Mau đặt mục tiêu tăng 5 bậc vị trí xếp hạng của chỉ số cải cách hành chính; phấn đấu đạt chỉ tiêu 30% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử...

Vụ vỡ đập Kakhovka ở Ukraine: Nước hồ chứa tiệm cận mức thấp nguy hiểm

Vụ vỡ đập Kakhovka ở Ukraine: Nước hồ chứa tiệm cận mức thấp nguy hiểm

20:00 08/06/2023

Tổng Giám đốc của Ukrhydroenergo cho biết việc mực nước ở hồ chứa Kakhovka gần chạm mức 12,7m có thể ảnh hưởng đến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia gần đó và nguồn cung nước cho các khu vực khác.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới